Hoàn thiện khuôn khổ thể chế cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 89)

lượng công tác thanh tra tại chỗ trong điều kiện các NHTM phát triển nhanh về quy mô, địa bàn và hoạt động nghiệp vụ ngày càng phong phú, đa dạng.

3.2.3. Hoàn thiện khuôn khổ thể chế cho hoạt động thanh tra, giám sát ngânhàng hàng

Một trong những điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho cả hệ thống TCTD nói chung và từng TCTD nói riêng là việc các quy định

pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng được ban hành một cách đầy đủ, theo đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Trước tốc độ phát triển của các TCTD về quy mô hoạt động, về công nghệ thông tin cũng như độ phức tạp ngày càng tăng của các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng thì các cơ chế, chính sách, chế độ cũ ngày càng tỏ ra bất cập, không còn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công tác quản lý, thanh tra và giám sát TCTD. Vì vậy, hoàn thiện khuôn khổ thể chế về thanh tra, giám sát ngân hàng đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Đối với công tác thanh tra, để thực hiện các mục tiêu đổi mới và phát triển Thanh tra ngân hàng như Đề cập tại “Đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng” cần tập trung khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh tra. Theo đó:

- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của CQTTGSNH. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng.

- CQTTGSNH cần tích cực xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, như: Thông tư quy định Quy trình thanh tra về chuyên ngành ngân hàng; Thông tư quy định Quy trình giám sát rủi ro tài chính đối với TCTD riêng lẻ; Thông tư quy định Quy trình đánh giá các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS đối với TCTD riêng lẻ; Thông tư quy định Quy trình đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản lý rủi ro, tình hình tài chính và hoạt động của TCTD... CQTTGSNH cần nâng cấp các sổ tay thanh tra hiện tại thành cẩm nang thanh tra để hướng dẫn Thanh tra viên, cán bộ thanh tra có thể thanh tra được ở tất cả các nghiệp vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, các quy định cụ thể về chuẩn mực kế toán, hạch toán lỗ lãi đối với những nghiệp vụ ngân hàng hàm chứa rủi ro thị trường như nghiệp vụ phái sinh, kinh doanh ngoại tệ và trái phiếu. cũng cần được nghiên cứu ban hành và áp dụng.

- Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, chủ yếu là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động, bao gồm:

+ Hệ thống giám sát an toàn vi mô theo phương pháp CAMELS nhằm giám sát rủi ro đối với từng TCTD riêng lẻ, gồm: (i) Hệ thống đánh giá, xếp hạng các TCTD theo chuẩn CAMELS; (ii) Hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; (iii) Hệ thống qui trình và các kỹ năng phân tích tài chính và hoạt động; giám sát và cảnh báo các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

+ Hệ thống giám sát an toàn vĩ mô nhằm giám sát các rủi ro, nguy cơ đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng từ góc độ toàn ngành ngân hàng (giám sát rủi ro đối với sự ổn định thị trường tài chính) và nền kinh tế (các mối liên kết tài chính vĩ mô), gồm: (i) Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính; (ii) Hệ thống thông tin báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; (iii) Hệ thống phương pháp và quy trình phân tích, giám sát, đặc biệt là cảnh báo sự ổn định, an toàn tài chính vĩ mô; (iv) Báo cáo ổn định tài chính hàng năm.

+ Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm các chính sách, quy trình, thủ tục và giải pháp phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có tính hệ thống (khủng hoảng, mất thanh khoản và phá sản hàng loạt, rút tiền hàng loạt..). Theo đó, cần có kế hoạch hoặc chương trình dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.

+ Xây dựng hệ thống phương pháp thanh tra tại chỗ dựa trên cơ sở rủi ro.

+ Xây dựng quy trình kết hợp giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, đồng thời tăng cường sử dụng kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập (kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động) để hỗ trợ cho các hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

+ Xây dựng Sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng.

+ Hoàn thiện hệ thống quy chế an toàn và các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng. Theo đó:

(i) Rà soát và hoàn thiện qui định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các qui định này, đặc biệt là qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.

(ii) Ban hành qui định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các TCTD, gồm: Hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản nợ/có, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro công nghệ thông tin.

3.2.4. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Song song với việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế, CQTTGSNH cần nâng cấp hạ tầng cơ sở công nghệ để nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát theo hướng tiếp cận trình độ của khu vực và quốc tế. Cụ thể:

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin tương đối đồng bộ và tiên tiến để phục vụ cho hiện đại hóa công nghệ thanh tra, giám sát ngân hàng, bao gồm phần cứng, phần mềm ứng dụng và cán bộ công nghệ thông tin.

- Hình thành Trung tâm thông tin, dữ liệu nhằm thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin vĩ mô và vi mô để phục vụ cho các hoạt động giám sát của Tổng cục Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trung tâm Thông tin, dữ liệu được kết nối trực tuyến với Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của NHNN và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD và hoạt động giám sát từ xa của NHNN đối với các TCTD. Trung tâm Thông tin tín dụng có trách nhiệm cung cấp không hạn chế thông tin sẵn có theo yêu cầu của Tổng cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu của hoạt động giám sát thường xuyên, liên tục của Tổng cục

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 89)