Việc áp dụng hiệp ước vốn Basel II của Ngân hàng Nhà nước Việt

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 68)

Chỉ sau 2 năm kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được ban hành vào năm 1997, những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn lần đầu tiên đã được Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và cụ thể hóa bằng 2 Quyết định: (i) Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 quy định về giới hạn cho vay với một khách hàng của TCTD; và (ii) Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD - Đến ngày 23/4/2003, NHNN có Quyết định số 381/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN.

Tiếp theo đến năm 2005, để cụ thể hơn các quy định của Basel, NHNN đã ban hành các quyết định nhằm thay thế các QĐ 296, 297, bao gồm:

(i) Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó quy định về: (i) Cách xác định Vốn tự có=vốn cấp I + vốn cấp II; (ii) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro.

(ii) Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân

hàng của TCTD. Các quy định tại QĐ 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel 2.

Các quy định tại QĐ 457 và 493 tuy đã đề cập đến 1 số vấn đề liên quan đến các điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn còn ở mức hạn chế. Chính vì vậy, vào tháng 5/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (thay thế QĐ 457 và các sửa đổi có liên quan). Trong đó ngoài việc quy định lại về việc xác định Vốn tự có= vốn cấp I + vốn cấp II, NHNN đã hướng dẫn cách xác định tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng lên 9%. Hiện tại, NHNN Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (thay thế QĐ 493 và các sửa đổi có liên quan). Đây là bước tiến quan trọng trong việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

2.4.2. Thực trạng thanh tra, giám sát đối với các TCTD nước ngoài

2.4.2.1. Giám sát từ xa

Hiện tại, hoạt động giám sát từ xa đang thực hiện giám sát hệ thống TCTD theo hai hướng: Giám sát vĩ mô và giám sát cho từng khối các TCTD theo các kỳ là tháng, quý năm.

- Giám sát an toàn vĩ mô

Giám sát an toàn vĩ mô dựa vào các chỉ số an toàn tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô, thông số trên thị trường, các thông tin mang tính định lượng và cấu trúc cũng như các phương pháp phân tích định tính khác nhau (phương pháp kiểm tra tập trung, phương pháp phân tích tình huống, phân tích cảnh báo sớm hệ thống).

Giám sát an toàn vĩ mô đưa ra một sự miêu tả rõ ràng về tình trạng lành mạnh của hệ thống TCTD và xác định các nguy cơ tiềm ẩn cho sự ổn định hệ thống. Đánh giá rủi ro thông qua đánh giá và kiểm soát một cách hệ thống và toàn diện đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô và tình trạng rủi ro của các tổ chức tín dụng, kiểm soát tình hình tài chính để xác định và phát hiện các tổ chức yếu kém, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn hoặc tồn tại của hệ thống tài chính.

Tầm quan trọng và tác dụng của việc xác định các chỉ số an toàn tài chính để phân tích tình trạng và sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như dự báo sự phát triển của thị trường ngày nay đã được công nhận rộng rãi. Mặc dù việc giám sát an toàn vĩ mô không thể cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc đánh giá tổng thể hệ thống tài chính nhưng nó cũng là một công cụ hữu hiệu cho các nhà giám sát và quản lý nắm được phần nào tình hình hiện tại, xu hướng và mức độ an toàn của hệ thống tài chính. Giám sát an toàn vĩ mô dựa vào các chỉ số an toàn tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô, thông số trên thị trường, các thông tin mang tính định lượng và cấu trúc cũng như các phương pháp phân tích định tính khác nhau (phương pháp kiểm tra tập trung, phương pháp phân tích tình huống, phân tích cảnh báo sớm hệ thống).

- Giám sát vi mô với từng khối các TCTD

Từ những kết quả phân tích số liệu trên báo cáo cân đối tài khoản kế toán hàng tháng và phân tích số liệu báo cáo tài chính Quý, năm của các TCTD gửi về, cán bộ giám sát sẽ tổng hợp và phân tích số liệu báo cáo về tình hình hoạt động cũng như những diến biến bất thường trong hoạt động của các TCTD. Chức năng cảnh báo sớm rủi ro cũng bắt đầu từ đây. Căn cứ vào báo cáo giám sát, Thanh tra viên sẽ có những động thái đối với từng TCTD.

Nội dung của báo cáo giám sát định kỳ quý, năm: Báo cáo giám sát định kỳ quý/năm sẽ bao gồm những thông tin sau:

+ Tình hình tổ chức, mạng lưới hoạt động của TCTD nước ngoài; + Tình hình tài chính của TCTD nước ngoài đến kỳ báo cáo;

+ Đánh giá theo CAMELS: Vốn, chất lượng tài sản có, quản lý, thu nhập, thanh khoản, độ nhạy cảm thị trường. Việc đánh giá theo CAMELS được dựa trên các chỉ tiêu sau:

(i) Vốn: Được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu chính như: Cơ cấu vốn (vốn cấp 1, vốn cấp 2, trong đó vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1), Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu (9%), Hệ số đòn bẩy tài chính = tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (12,5%); Hệ số tạo vốn nội bộ (internal capital generation) ICG (%) = Lợi nhuận không chia/Vốn cấp 1 (12%); Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông; Những thay đổi như dự kiến trong cơ cấu vốn góp...

(ii) Chất lượng tài sản có: Được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu như: Cho vay/Tổng tài sản, Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với năm trước; Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo ngành, tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ, nợ các nhóm/tổng dư nợ...

(iii) Quản lý: Đánh giá trình độ quản lý của TCTD được dựa trên việc đánh giá các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý.

(iv) Thu nhập: Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hoạt động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích thu nhập như: ROA, ROE, Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư CK - Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài sản sinh lời bình quân; Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi - Chi trả ngoài lãi)/Tổng tài sản sinh lời bình quân; Chênh lệch lãi suất = Thu

từ lãi/TS sinh lãi bq - Chi trả lãi/Nợ phải trả bq; Tỷ suất chi phí huy động vốn = (lãi nợ vay + lãi tiền gửi )/ tổng TS bình quân; Chỉ số chi phí hoạt động = các chi phí hoạt động/tổng TS bình quân; Chỉ số tự lực hoạt động OSS= Tổng thu nhập tài chính/Tổng chi phí tài chính; Chỉ số tự lực tài chính FSS = Tổng thu nhập tài chính/(Tổng chi phí tài chính+ Chi phí vốn + chi phí hoạt động + dự phòng rủi ro)... Các dấu hiệu cảnh báo là khi lợi nhuận giảm, hoặc phát sinh lỗ; Lợi nhuận tăng bất thường thông qua các giao dịch như thanh lý tài sản, mua bán chứng khoán, tiền tệ...

(v) Thanh khoản: Đây là nhân tố được sử dụng khi phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức. Các chỉ tiêu được sử dụng như: Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = Tài sản thanh khoản/tổng TS (20- 30%); Hệ số đảm bảo tiền gửi = Tài sản thanh khoản/Tổng Tiền gửi (30-45%); Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%); Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (80-100%)...Các dấu hiệu cảnh báo là khi: Mức độ phụ thuộc ngày càng tăng vào nợ ngân hàng, đặc biệt với lãi suất cao hơn; Khách hàng tiền gửi rút nhiều; Tỷ suất thanh khoản giảm; Tăng các khoản chậm trả hoặc khó đòi...

(vi) Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường: Phân tích Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hàng hóa, chứng khoán đến lợi nhuận hay vốn tự có của ngân hàng.

+ Kết quả cuộc thanh tra tại chỗ/làm việc gần nhất;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nội bộ của TCTD nước ngoài;

+ Các vấn đề khác: Các vấn đề, tồn tại, thông tin trong Báo cáo kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập gần nhất...của TCTD nước ngoài;

+ Các vấn đề cần quan tâm giám sát, các nội dung cần được thanh tra, thời gian cần tiến hành thanh tra.

Kết quả giám sát từ xa sẽ là định hướng cho các cuộc thanh tra tại chỗ.

2.4.2.2. Thanh tra tại chỗ

Từ năm 2000 đến năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành trên 70 cuộc thanh tra tại chỗ và hàng chục cuộc kiểm tra xoay quanh các nội dung như: Quản trị, điều hành của các TCTD, Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động cấp; Thanh tra/kiểm tra về hoạt động huy động vốn; Thanh tra/kiểm tra về hoạt động phòng chống rửa tiền; Thanh tra/kiểm tra về chấp hành tỷ lệ đảm bảo an toàn. Thông qua kết quả thanh tra tại chỗ đối với các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện kịp thời những vi phạm của mỗi đơn vị, đưa ra cá kiến nghị với TCTD được thanh tra và một số kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ chế, chính sách quản lý đối với các đơn vị trong khối Nội dung các cuộc thanh tra; Tùy thuộc vào từng TCTD nước ngoài, nội dung thanh tra có thể bao gồm một số nội dung sau:

- Hoạt động quản trị điều hành:

+ Mục đích thanh tra : Nhằm đánh giá công tác quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của TCTD. Phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách, chế độ của pháp luật và cac quy định nội bộ của TCTD để kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách của ngành ngân hàng.

+ Nội dung thanh tra:

(i) Tiến hành tìm hiểu về cơ cấu của TCTD: Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính, Sở giao dịch và các chi nhánh của TCTD; Những quy định về tổ chức và hoạt động của Hội sở chính, Sở giao dịch và chi nhánh của TCTD;

(ii) Đánh giá tính pháp lý của Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng thành viên (HĐTV), Trưởng ban và các thành viên khác trong Ban kiểm soát (BKS), Ban điều hành (BĐH) của TCTD theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành;

(iii) Đánh giá công tác quản trị, điều hành của HĐTV, Ban điều hành, Ban kiểm soát: Để thực hiện được nội dung này, thanh tra viên cần đánh giá dựa trên các nội dung sau: Quy định về tổ chức, hoạt động và phân công nhiệm vụ trong HĐTV, Ban điều hành, Ban kiểm soát, cơ cấu tổ chức, cơ chế làm việc của Ủy ban HĐTV; Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐTV, ban điều hành, ban kiểm soát (theo quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định nội bộ của TCTD). Về nội dung này cần phải chú ý đến các nội dung sau:

(i) Chức năng, nhiệm vụ của HĐTV: Ban hành và định kỳ xem xét, đánh giá lại chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính sách lớn của TCTD; Ban hành các quy định về cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, các quy định về quản lý kinh doanh, quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ; Xem xét, đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ.. .Để đánh giá được chức năng, nhiệm vụ của HĐTV cần xem xét HĐTV có hiểu bản chất bà mức độ rủi ro mà TCTD sẽ gặp phải không; có tiến hành phê duyết chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và các hạn mức rủi ro; định lỳ xem xét lại chiến lược, chính sách quản lý rủi ro.

(ii) Chức năng nhiệm vụ BKS: Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Ban hành Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát. Định kỳ hàng năm, xem xét lại Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát, các chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo; Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền được tiếp cận,

cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao...

(iii) Chức năng, nhiệm vụ Ban điều hành: Triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính sách lớn của TCTD đã được HĐTV thông qua; Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro (đòi hỏi BĐH thực hiện chiến lược và chính sách quản lý rủi ro đã được phê chuẩn, thuân thủ các hạn mức rủi ro, thực hiện quy trình quản lý rủi ro phù hợp, cung cấp cho HĐTV những thông tin và báo cáo về rủi ro một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời), phương pháp đánh giá vốn hợp lý, đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật, xây dựng ban hành các quy trình nghiệp vụ cụ thể đối với mọi hoạt động nghiệp vụ đảm bảo có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, cơ chế quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ cụ thể; Duy trì và thực hiện cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, quản lý kinh doanh một cách rõ ràng và có hiệu quả; Đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, quy định nội bộ.

(iv) Chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban HĐTV: Ủy ban HĐTV phải đảm bảo 2 ủy ban: Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro và Ủy ban về vấn đề nhân sự (Nghị định 59/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức, hoạt động ngân hàng thương mại).

Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro có chức năng, nhiệm vụ chính như: Tham

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w