Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD nước

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 56)

đều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Hoạt động thanh tra các TCTD nước ngoài hiện nay là sự kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Việc triển khai thanh tra chủ yếu dựa trên các tài liệu, khuyến nghị của Ủy ban Basel, sổ tay thanh tra (phiên bản 1 của Cơ quan TTGSNH) và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng

2.4.1. Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD nướcngoài. ngoài.

Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro bao gồm 6 bước sau: 1. Tìm hiểu và đánh giá rủi ro của TCTD;

2. Lập kế hoạch thanh tra;

3. Thành lập đoàn thanh tra và công tác chuẩn bị của đoàn; 4. Hoạt động thanh tra tại chỗ;

5. Báo cáo kết quả thanh tra và ban hành Kết luận thanh tra; 6. Giám sát liên tục đối với TCTD;

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Nội dung cụ thể của các bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu và đánh giá rủi ro của TCTD

Người được giao nhiệm vụ lập bản Tình hình và Chiến lược của TCTD phải hiểu và tóm lược các thông tin về quy mô, sở hữu, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh doanh, kết quả thanh tra trước đây và tình hình hiện tại. Ngoài ra, người lập phải đánh giá các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất của TCTD và đề xuất chiến lược thanh tra để tóm lược các vấn đề và lĩnh vực cần phải được thanh tra tại chỗ. Bằng cách tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro lớn, thanh tra viên có thể giám sát mỗi TCTD cũng như toàn hệ thống ngân hàng một cách hiệu quả hơn.

Để hiểu về TCTD cần nắm bắt được các thông tin sau đây: + Thông tin chung và cơ cấu của TCTD;

+ Kết quả của cuộc thanh tra trước; + Tóm tắt tình hình hiện tại;

+ Các rủi ro chính;

+ Đề xuất chiến lược thanh tra.

Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra

Mục tiêu của bước 2 là để lập kế hoạch cho các hoạt động thanh tra. Sử dụng kết quả bước 1, người lập kế hoạch thanh tra xác định các lĩnh vực có rủi ro cao nhất và dự thảo một kế hoạch thanh tra tại chỗ tập trung vào việc ứng phó với những lĩnh vực có rủi ro. Kế hoạch thanh tra phải giúp đảm bảo rằng mỗi một cuộc thanh tra phải được tiến hành bởi một đoàn thanh tra có những kỹ năng cần thiết để đánh giá những lĩnh vực có rủi ro đã được xác định.

Bước 3: Xác định các hoạt động thanh tra - Quyết định thanh tra, Bản Phạm vi thanh tra, Thư yêu cầu đối với TCTD.

Khi rủi ro được nhận dạng và đánh giá, và khi đã lập xong kế hoạch, Ban lãnh đạo Thanh tra Ngân hàng sẽ ra quyết định thanh tra, và giai đoạn lập kế hoạch trở nên rất chi tiết. NHNN sẽ lựa chọn một đoàn thanh tra và một trưởng đoàn để tiến hành thanh tra tại chỗ. Trưởng đoàn lập bản phạm vi công việc xác định các mục tiêu chi tiết dự kiến đạt được liên quan đến những công việc cần làm trong quá trình thanh tra tại chỗ. Trưởng đoàn cũng dự thảo một thư yêu cầu gửi đến TCTD, yêu cầu TCTD chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cụ thể. Một số nội dung trong thư yêu cầu này có thể được gửi trước cho NHNN, và một số nội dung khác được thu thập và lưu giữ cho đến khi đoàn thanh tra đến làm việc tại TCTD

Bước 4: Thực hiện và báo cáo các hoạt động thanh tra

Sau khi có kế hoạch thanh tra chi tiết, Đoàn thanh tra tại chỗ sẽ đến các TCTD để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể . Thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro cần phải chú trọng vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhất của TCTD và cách thức mà TCTD quản lý những rủi ro này. Các thành viên của đoàn thanh tra đánh giá từng lĩnh vực rủi ro và bộ phận chức năng mà họ được NHNN và trưởng đoàn phân công. Các thành viên này lập hồ sơ thanh tra để ghi chép lại các hoạt động và các phát hiện trong mỗi cuộc thanh tra. Hồ sơ thanh tra được thảo luận với trưởng đoàn và nộp cho trưởng đoàn. trưởng đoàn là người viết báo cáo thanh tra, báo cáo thanh tra là báo cáo chính thức về những phát hiện của đoàn thanh tra.

Bước 5: Tóm tắt các hoạt động thanh tra và sửa chữa thiếu sót (nếu cần)

Nếu/ khi TCTD có những quy trình quản lý rủi ro cần phải cải thiện thì báo cáo thanh tra cần phải chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện một cách rõ ràng.

Chánh thanh tra xem xét lại công việc và các kiến nghị của trưởng đoàn. Sau đó Chánh thanh tra ra kết luận thanh tra cùng với các biện pháp chỉnh sửa nếu cần.

Trong một số trường hợp, NHNN có thể cần phải thúc đẩy TCTD nhận biết được những tổn thất hiện tại hoặc triển khai những bước cải thiện cần thiết đối với quản lý rủi ro. Các tổ chức có rủi ro rõ ràng hoặc mất thanh khoản, hoặc mất khả năng trả nợ có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong đó TCTD chịu sự kiểm soát trực tiếp của NHNN . Quản lý rủi ro kém ở bất kỳ bộ phận nào của ngân hàng cuối cùng cũng có thể dẫn đến những vấn đề lớn về thanh khoản hoặc khả năng trả nợ.

Những kiến nghị chỉnh sửa được nêu trong Kết luận thanh tra do Chánh thanh tra ký phải được NHNN quản lý và đảm bảo rằng chúng được thực hiện. Sau khi TCTD thực hiện toàn bộ những hành động chỉnh sửa đó, TCTD sẽ báo cáo kết quả lên NHNN. Ban Lãnh đạo Thanh tra NH sẽ đánh giá các báo cáo của TCTD và xem các kiến nghị có được chỉnh sửa thích đáng không. Sau đó, Ban Lãnh đạo Thanh tra sẽ đưa ra đánh giá về các bước chỉnh sửa đó,và: hoặc yêu cầu các TCTD có hành động chỉnh sửa bổ sung, hoặc đồng ý với TCTD rằng tất cả các kiến nghị đã được chỉnh sửa.

Bước 6: Giám sát TCTD - Báo cáo tóm tắt về rủi ro (ESR)

Bước 6 trong quy trình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là giám sát liên tục TCTD đối với những thay đổi về tình hình rủi ro. Các phần của nhiệm vụ này đã được thể hiện thông qua các báo cáo định kỳ do TCTD gửi cho bộ phận giám sát từ xa.

Việc giám sát liên tục được áp dụng cho tất cả các TCTD, bất kể các biện pháp chỉnh sửa có được áp dụng hay không. Các thanh tra, giám sát viên được chỉ định từ mỗi phòng/ban thanh tra của NHNN làm việc với các dữ liệu giám sát từ xa

(các báo cáo định kỳ từ mỗi TCTD, phân tích về hệ thống ngân hàng, phân tích an toàn vi mô,...) và từ chính các TCTD để có thể giám sát liên tục. Các thanh tra, giám sát viên này lập một báo cáo tổng quan về rủi ro của từng TCTD ít nhất là theo từng quý hoặc bất kỳ khi nào mà trạng thái rủi ro của TCTD thay đổi và các hành động kịp thời để báo cáo lên Lãnh đạo NHNN.

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w