Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 75)

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD nước ngoài vẫn còn những hạn chế sau:

2.5.2.1. Hạn chế

Về công tác giám sát

- Hoạt động giám sát chưa thực sự hỗ trợ cho hoạt động thanh tra tại chỗ: Thực tế công việc giám sát từ xa cho đến nay, về cơ bản quy trình và nội dung nghiệp vụ không khác so với những năm trước. Báo cáo giám sát được lập hàng tháng theo khối ngân hàng với những so sánh tăng giảm thuần túy, chưa thực sự phản ánh được các dấu hiệu cảnh báo, chưa giải quyết được nhu cầu trao đổi thông tin 2 chiều giữa Vụ giám sát và Vụ thanh tra tại chỗ và yêu cầu xử lý liên kết số liệu, chưa hỗ trợ cho thanh tra tại chỗ trong việc xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra tại chỗ theo hướng tập trung vào khu vực nhiều rủi ro. Việc kết hợp phân tích định tính và định lượng chưa được coi trọng dẫn đến khả năng cảnh báo rủi ro về tổ chức, hoạt động, kiểm soát...không cao.

- Chưa đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc của Basel: Các nguyên tắc giám sát của Basel hiện nay đang được coi là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát ngân hàng của các quốc gia. Theo đánh giá của tổ chức CIDA trong khuôn khổ dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam thì hoạt động giám sát của mới chỉ đáp ứng được 6/25 nguyên tắc của Basel, đó là: Đối với việc chuyển đổi sở hữu của NHTM (nguyên tắc 4); Các cuộc sáp nhập lớn của các NHTM (nguyên tắc 5); Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6); Giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10); Rủi ro thanh khoản(nguyên tắc 14) và Kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHTM (nguyên tắc 17).

- về phần con người trực tiếp thực hiện công tác giám sát: Tuy rằng đa số đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhưng kỹ năng giám sát còn nhiều hạn chế và hằng năm chưa được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Vì vậy, khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ làm công tác giám sát đa số còn yếu, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giám sát hiện nay.

- Chế độ thông tin báo cáo còn thiếu và chưa đầy đủ: Thông tin trước đến nay mà bộ phân giám sát từ xa sử dụng để cập nhật và phân tích được khai thác trên cơ sở nguồn thông tin của Cục công nghệ tin học ngân hàng. CQTTGSNH chỉ nhận báo cáo tài chính trực tiếp từ Hội Sở chính TCTD. Đồng thời, phần mềm chương trình giám sát chậm đổi mới, các nội dung giám sát chưa được tổng hợp và đánh giá tổng thể đối với toàn hệ thống ngân hàng. Điều này làm giảm phần nào tính kịp thời và tính chính xác của thông tin.

về hoạt động thanh tra

- Phương pháp thanh tra rủi ro chưa được áp dụng rộng rãi do chưa có văn bản hướng dẫn, chưa có các tiêu chí phục vụ cho phương pháp đánh giá rủi ro của TCTD, chi nhánh NHNNg; Việc triển khai thanh tra chủ yếu dựa trên các tài liệu, khuyến nghị của Ủy ban Basel, Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro (phiên bản 1 của Cơ quan TTGSNH) và quy trình nội bộ (do Vụ Thanh tra các TCTD nước ngoài tự xây dựng và phát triển). Do vậy, việc đánh giá rủi ro chưa được toàn diện, đầy đủ.

- Khả năng phát hiện, cảnh báo sớm, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động thanh tra tại chỗ còn khiêm tốn. Hoạt động thanh tra tại chỗ chủ yếu tập trung phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, các rủi ro (biến cố) đã xảy ra trong thực tế như vi phạm quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay đối với một khách hàng, tỷ lệ khả năng chi trả...)

- Các nguồn lực cho Đoàn thanh tra còn thiếu và chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản trị rủi ro, chuẩn mực kế toán, nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, ngoại ngữ, kiến thức về tin học ngân hàng (corebanking); kinh nghiệm về thanh tra rủi ro. Đối với các cán bộ, thanh tra viên có thâm niên nghề cao thì phải thay đổi rất lớn về tư duy và kiến thức đề chuyển từ thanh tra việc thực hiện pháp luật sang thanh tra rủi ro.

2.5.2.2. Nguyên nhân

- về cơ cấu tổ chức

+ Chức năng giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ thuộc trách nhiệm của CQTTGSNH nhưng các Vụ khác trong NHNN cũng thực hiện chức năng giám sát từ xa. Cụ thể Vụ Kế toán tài chính, Vụ tín dụng, Vụ quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ đều yêu cầu TCTD phải báo cáo về tình hình hoạt động của TCTD theo nội dung thuộc quyền quản lý của mình.

+ Các Vụ, Cục chức năng thuộc NHNN chịu trách nhiệm ban hành các quy định về chính sách và quy định an toàn cho hoạt động ngân hàng theo chức năng của đơn vị mình. Thanh tra Ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các quy định an toàn. Do Cơ quan ban hành các quy định an toàn và cơ quan giám sát là 2 đơn vị độc lập, vì thế đôi khi có những bất đồng giữa việc hiểu và áp dụng các quy định và đơn vị thanh tra, giám sát.

+ Ngoài ra, cho đến nay, NHNN vẫn chưa có cơ chế phối hợp, sử dụng kết quả thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, vì vậy vừa gây lãng phí nguồn lực vừa giảm tính hiệu quả trong thanh tra, giám sát.

- về khung pháp lý đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Luật các TCTD 2010 ra đời và các quy định có liên quan hiện nay đã tạo khung pháp lý tương đối hoàn thiện về hoạt động ngân hàng. NHNN là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Trong Luật NHNN có quy định NHNN cần phối hợp với các Cơ quan Chính phủ khác, nhưng dường như việc hợp tác này mới dừng lại ở những khía cạnh kinh tế và tiếp cận dịch vụ ngân hàng chứ chưa đi sâu vào các vấn đề an toàn dịch vụ.

Luật Thanh tra đã có hiệu lực từ 1/7/2011 nhưng chưa có văn bản hướng dẫn đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành ngân hàng. Quy định về công khai Kết luận thanh tra theo Luật Thanh tra và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra (Nghị định 86) cần được quy định, hướng dẫn phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng.

Khung pháp lý ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có các quy định về việc bảo vệ đối với đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng khi thực thi nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn và hợp lý.

Các quy định để hỗ trợ áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đến nay vẫn chưa có. Các quy định làm nền tảng cho hoạt động thanh tra hiện nay cũng chưa được ban hành đầy đủ như quy trình thanh tra, phúc tra, quy chế xét giải quyết khiếu nại tố cáo trong ngành ngân hàng, các quy định đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho cán bộ thanh tra cả trước mắt và lâu dài để cán bộ thanh tra an tâm phấn đấu và chuyên tâm với nghề.

Hoạt động của TCTD được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, hiện nay nhiều văn bản hướng dẫn 02 Luật ngân hàng (Luật TCTD 2010, Luật NHNN 2010) vẫn chưa được ban hành. Những văn bản đã ban hành có nhiều trường hợp chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng của các TCTD chưa thống nhất, căn cứ để kết luận các sai phạm của TCTD không đầy đủ, chặt chẽ làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế. Chẳng hạn như Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN của NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát. Chỉ thị này đã không quy định rõ đối tượng áp dụng đối với loại hình Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nên nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài không biết đơn vị mình có phải thực hiện Chỉ thị 01 hay không. Nên chỉ khi có Công văn 2956 ngày 14/4/2011 của NHNN được ban hành thì nhiều Chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới chính thức biết và có cơ sở để thực hiện. Hay như giấy phép hoạt động của các TCTD nước ngoài có nhiều nội dung không phù hợp với quy định mới của NHNN,

nhiều giấy phép hoạt động của các TCTD nước ngoài vẫn còn bị giới hạn về nguồn vốn huy động theo cam kết WTO.

Chính sự mâu thuẫn này giữa các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo ra những khó khăn nhất định trong việc thực hiện các hoạt động của chính các TCTD cũng như khó khăn trong công tác thanh tra, giám sát của NHNN.

- về chất lượng cán bộ thanh tra, giám sát

Trong CQTTGSNH chưa có nhiều chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng hay những người có kinh nghiệm thực tiễn ngân hàng lâu năm, điều này tất yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng.

Thực tế cho thấy, lực lượng thanh tra viên nhìn chung còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng. Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thanh tra viên chưa được thực hiện thường xuyên và bài bản, do vậy gây ra những hạn chế nhất định đến việc nâng cao trình độ thanh tra viên. Hơn nữa hạn chế trong hoạt động đào tạo dẫn đến thực tế là đa số Thanh tra Ngân hàng mới thực hiện kiểm tra mức tuân thủ của ngân hàng với quy định pháp lý chưa chưa đi sâu đánh giá hoạt động ngân hàng dựa trên kỹ năng xác định rủi ro. Trình độ của cán bộ, thanh tra viên còn nhiều bất cập, trong khi đó nghiệp vụ của các TCTD nước ngoài rất đa dạng, phức tạp với công nghệ ngân hàng hiện đại.

- về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát

Hệ thống công nghệ thông tin, thống kê, báo cáo còn nhiều bất cập do đó chưa đáp ứng được yêu cầu giám sát vĩ mô và vi mô, phương tiện làm việc của Thanh tra ngân hàng còn thiếu. Đặc biệt là các phương tiện như máy vi tính, máy ảnh, máy ghi âm...

Các quy định về hoạt động ngân hàng của TCTD, đặc biệt về các nghiệp vụ ngân hàng mới, còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Điều này gây khó khăn cho TCTD và Thanh tra ngân hàng trong việc nhận dạng, đo lường, quản lý và xử lý rủi ro.

Chương 2 đã nghiên cứu về thực trạng của hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD nước ngoài. Đầu tiên, Chương 2 đã trình bày khái quát về mô hình tổ chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng trước năm 2009 và sau năm 2009 khi có sự ra đời của Cơ quan TTGSNH, đồng thời đưa ra các chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát ngân hàng. Tiếp theo Chương 2 đã trình bày về thực trạng hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam từ khi thành lập đến nay và thực trạng của hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở đó, đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế của hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD nước ngoài.

Căn cứ vào những mặt hạn chế, cũng như nguyên nhân của các hạn chế, Chương 3 sẽ đưa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế nêu trên, hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TCTD NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w