Thực trạng hoạt động của TCTD nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 52)

Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ đến nay, các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống TCTD Việt Nam. Ngay từ năm 1990, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép đầu tiên cho Ngân hàng liên doanh Indovina (ngân hàng Công thương Việt Nam liên doanh với Ngân hàng Suma của Indonesia) và vào năm 1992 Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép đâut tiên cho Ngân hàng nước ngoài ANZ ( Australia & New Zealand Banking Group) với vốn điều lệ là 20 triệu USD.

Đến 31/12/2011, có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có hiện diện tài chính tại Việt Nam (gọi chung là TCTD nước ngoài) dưới các hình thức sau:

+ 50 Chi nhánh NH nước ngoài;

+ 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài với 12 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố;

+ 4 Ngân hàng liên doanh với 4 hội sở chính và 24 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố;

+ 6 Công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài, trong đó có 3 Công ty có chi nhánh tại Hà Nội;

+ 4 Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, trong đó ANZ Vtrac đã ngừng hoạt động và đang trong lộ trình thu hồi giấy phép;

+ 51 văn phòng đại diện.

(Đính kèm Phụ lục 1- Danh sách các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam)

Phần lớn các TCTD nước ngoài có trụ sở chính đặt tại TP. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, một số chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác như: chi nhánh NHNNg (Cathay) đặt tại Quảng Nam, chi nhánh Ngân hàng HSBC Việt Nam tại Đồng Nai. Các chi nhánh của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nang, Vũng Tàu... Các tổ chức này đều là những ngân

hàng và tổ chức tài chính lớn, có uy tín và độ an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng 10%), nhưng có vị trí quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Khối TCTD nước ngoài kể từ khi thành lập đến nay

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu tài chính của khối TCTD nước ngoài từ khi thành lập đến nay

---TTS Cho vay —Huy động

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

2.3.2.1. Hoạt động của các TCTD nước ngoài trước khi gia nhập WTO

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, việc cấp phép hoạt động cho các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế và thị trường tài chính của đất nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được

phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các đối tượng và phạm vi quy định trong giấy phép hoạt động. Thời gian hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là không quá 20 năm; đối với các ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm, văn phòng đại diện tối đa là 5 năm.

Quy định mức vốn pháp định của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD, của ngân hàng liên doanh là 10 triệu USD. Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và không được mở chi nhánh phụ, không được mở các điểm giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào ngoài trụ sở chính của mình, không được đặt văn phòng đại diện tại nơi đã được mở chi nhánh. Trong nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng nước ngoài không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của NHNN Việt Nam là nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của các thể nhân và pháp nhân không có quan hệ tín dụng tối đa 25%, đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng bằng 100% so với mức vốn của ngân hàng nguyên xứ; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ những tổ chức có quan hệ tín dụng không quá 50% vốn điều lệ. Ngoài ra, còn có các quy định hạn chế khác như: các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất; các ngân hàng nước ngoài góp vốn không được quá 50% vốn điều lệ trong các ngân hàng liên doanh; Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó. Những quy định mang tính hạn chế này cho thấy, mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam còn rất hạn chế khi chưa gia nhập WTO.

Với các quy định khắt khe ở trên, hoạt động của các TCTD nước ngoài từ năm 1992 đến năm 2006 (sau 14 năm hoạt động) có sự tăng trưởng, tuy nhiên sự tăng trưởng này là chậm, không có biến động mạnh (Xem biểu đồ 1).

Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.

Về hình thức hiện diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO, từ 01/4/2007, ngoài hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các TCTD nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về tổng tài sản có đối với TCTD muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam cũng được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, cam kết này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006. Cụ thể là, để mở một chi nhánh của NHTM nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ USD; đối với mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, TCTD nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin phép mở. Ngoài ra, về thời gian hoạt động cũng được nâng lên tối đa không quá 99 năm (thời hạn này trước đây là 20 năm).

Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng, các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Đối với hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa là

% + 31/12/11 so với % + 31/12/11 so với

650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy giao dịch tự động (ATM) và phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.

Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần trong nước không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trên thực tế, đã có một số ngân hàng nước ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng trong nước và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận thị trường khác nhau, qua đó tạo sức ép cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam tuy theo loại hình hoạt động. Việc các ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của các NHTM cổ phần Việt Nam sẽ tận dụng được mạng lưới chi nhánh và khách hàng của các ngân hàng này.

Kể từ 1-1-2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải bình đẳng như các ngân hàng thương mại trong nước trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh.

Với việc nới lỏng các quy định của Chính phủ đối với hoạt động của các TCTD nước ngoài kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO, hoạt động của các TCTD nước ngoài (TTS, cho vay, huy động) có sự tăng trưởng mạnh kể từ năm 2006 trở đi (Xem biểu đồ 1).

2.3.2.3. Hoạt động của các TCTD nước ngoài trong 3 năm gần đây

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Khối TCTD nước ngoài trong 3 năm gần đây

Vốn chủ sở hữu 35.00 0 0 53.00 91.000 160.00% % 71.70 Huy động_________ 350.00 0 0 400.00 0 443.00 % 26.57 % 10.75 Cho vay Kh.H 167.00 0 213.00 0 234.00 0 40.12 % 9.86% Thu nhập- Chi phí 3.500 5.500 7.400 111.43% 34.55 %

STT Ngân hàng Vốn điều lệ cũ Vốn điều lệ ______mới______ I Năm 2010 1 ANZ VL__________________ 2000 tỷ VND 3000 tỷ VND

2 Shihanbank Việt Nam________ 1670 tỷ 3000 tỷ

3 SCB VL _____________ 1000 tỷ 3000 tỷ

4 Bank of China______________ ______15 triệu 50 triệu 5 Chinatrust_________________ ______15 triệu

USD

50 triệu USD

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởngmột số chỉ tiêu tài chính của Khối TCTD nước ngoài trong 3 năm gần đây

■31/12/2009

■31/12/2010

■31/12/2011

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Trong năm 2011, cũng như các ngân hàng mẹ ở nước ngoài, hoạt động kinh doanh của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các TCTD nước ngoài tại Việt Nam vẫn hoạt động an toàn, hiệu quả và làm tốt vai trò cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường và doanh nghiệp Việt Nam.

Nhìn chung từ năm 2009 đến nay, hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNg có xu hướng tăng nhanh: Đến cuối tháng 12/2011, vốn chủ sở hữu của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam tăng mạnh, tăng 160 % so với năm 2009 và tăng 71,7% so với năm 2010; Nguồn vốn huy động tăng 26,57% so với cuối năm 2009 và tăng 10,75% so với cuối năm 2010; dư nợ tín dụng từ khách hàng tăng 40,12% so với cuối năm 2009 và tăng 9,86% so với cuối năm 2010, tổng tài sản có tăng 60,92% so với cuối năm 2009 và tăng 18,39% so với cuối năm 2010. Cụ thể như sau:

- Vốn chủ sở hữu: Từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của các TCTD nước ngoài tăng mạnh. Nguyên nhân chính là do: (i) một số TCTD nước ngoài mới được thành lập; (ii) nhiều TCTD nước ngoài thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP và Nghị định số 10/NĐ-CP (3.000 tỷ VNĐ vào thời điểm 2010)

Cụ thể các đơn vị được tăng vốn từ năm 2010 đến nay như sau:

6 Commonwealth_____________ ______15 triệu USD

24 triệu USD

7 Deutsche Bank_____________ ______24 triệu USD

50 triệu USD

8 Huanan___________________ ______15 triệu 65 triệu 9 Mizuho HCM______________ ______15 triệu 133,5 triệu USD 10 Mizuho HN________________ ______15 triệu 133,5 triệu USD 11 OCBC____________________ ______15 triệu 25 triệu 12 SMBC HCM_______________ ______15 triệu 165 triệu 13 SMBC HN________________ 15,93 triệu USD 335 triệu

USD

14 Công ty tài chính Toyota 300 tỷ VND 500 tỷ

II Năm 2011_________________

15 Mega ICBC________________ ______15 triệu 90 triệu 16 BKB HCM________________ ______15 triệu 65 triệu 17 Cathay____________________ ______15 triệu 45 triệu 18 DBS_____________________ ______15 triệu

USD

20 triệu USD

19 IBK______________________ ______15 triệu 115 triệu 20 Commonwealth_____________ ______24 triệu 28 triệu 21 KEB HN__________________ ______15 triệu 67 triệu 22 China ContructionBank______ 20 triệu 30 triệu 23 Worri HN_________________ ______15 triệu 67 triệu 24 Woori HCM_______________ ______15 triệu

USD

67 triệu USD

25 Bank of Tokyo U___________ ______45 triệu 145 triệu

26 JP Morgan_________________ 27 triệu 77 triệu

27 VRB_____________________ ______62 triệu 168.5 triệu USD

28 PPF______________________ 500 tỷ VND 550 tỷ

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đến 31/12/2011, hầu hết các TCTD nước ngoài đều đảm bảo mức vốn pháp định, ngoại trừ (NHLD Lào Việt Hà Nội, NHLD Lào Việt Hồ Chí Minh NHLD Việt Thái, NHLD VID Public).

- Huy động:

Đối tượng khách hàng huy động của TCTD nước ngoài chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn. Bên cạnh đó, các TCTD nước ngoài còn có nguồn huy động từ Ngân hàng mẹ, các chi nhánh trong cùng hệ thống; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.

Một trong những đặc thù chung của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm một tỷ lệ thấp so với vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (huy động từ TT2 chiếm 65% năm 2009, 65% năm 2010 và 59% năm 2011 trong tổng huy động vốn). Nguyên nhân là do:

(i) Các chi nhánh NHNNg không có mạng lưới hoạt động tại các địa phương;

(ii) Hầu hết các chi nhánh NHNNg là ngân hàng bán buôn với chính sách hoạt động tập trung chủ yếu vào các đối tượng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam. Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng: doanh nghiệp FDI, hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam, nguồn vốn huy động từ các cá nhân, hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế; hầu như không có huy động tiết kiệm từ dân cư.

(iii) Lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của hầu hết các chi nhánh ngân hàng nước ngoài kém hấp dẫn khách hàng nên khó cạnh tranh được với các TCTD trong nước.

(iv) Các chi nhánh NHNNg có thể vay từ các chi nhánh trong cùng hệ thống hoặc được ngân hàng mẹ cung cấp khi thiếu vốn với lãi suất thấp, kỳ hạn linh hoạt.

Tuy nhiên huy động thị trường 2 của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có sự giảm nhẹ trong năm 2011 và tăng huy động từ TT1. Điều đó cho thấy các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có sự cải thiện trong khả năng huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân.

- Cho vay: Dư nợ cho vay của các TCTD nước ngoài tăng so với năm 2009 và năm 2010, tuy nhiên, tỷ trọng cho vay/TTS giảm (tỷ lệ này là 47,8% năm 2009, 45,5% năm 2010, 41% năm 2011). Nguyên nhân chính là do quy định

là 1,87%, tăng 0,57% cuối năm 2010 và tăng 0,71% so với cuối năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD nước ngoài có xu hướng tăng và tập trung ở các TCTD liên doanh, TCTD phi ngân hàng và một số chi nhánh NHNg do ảnh hưởng khó khăn của toàn nền kinh tế, hạn chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w