Đánh giá hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 60)

2.2 Thực trạng về quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt đang thực hiện và đã

2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt

Theo phần 1.1.3 trong Chương 1, các tiêu chí được đề xuất để đánh giá kết quả công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn được xác định bởi yếu tố lý thuyết và thực tế, trong đó yếu tố lý thuyết bao gồm các tiêu chí: i) Công tác tổ chức bộ máy, ii) Mức độ hoàn thiện kế hoạch, iii) Mức độ lãnh đạo thưc hiện và hoàn thành kết hoạch; iv) Mức độ kiểm soát các quá trình. Như đã trình bày ở phần 2.2 về hiện trạng công trình và các mô hình quản lý công trình đang được áp dụng tại huyện Hạ Hòa (2 mô hình quản lý), phần tiếp theo sẽ xem xét và đánh giá công tác quản lý khai thác các hệ thống cấp nước nông thôn theo 2 yếu tố được đề xuất. Xuất phát từ thực tiễn của việc quản lý các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng, việc đánh giá về cơ bản sẽ được thực hiện theo 2 mô hình tổ chức quản lý công trình, đó là mô hình do UBND xã quản lý và mô hình do hợp tác xã quản lý.

2.2.3.1 Yếu tố lý thuyết

 Tổ chức bộ máy:

Hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý công trình cấp nước được xác định bởi hai yếu tố: i) tổ chức bộ máy/mô hình quản lý công trình phù hợp, ii) chất lượng đội ngũ cán bộ, lao động. Xét về sự phù hợp của tổ chức bộ máy/mô hình quản lý công trình phù hợp, ta có thể thấy rằng trong tổng số các công trình cấp nước nông thôn của huyện Hạ Hòa, đa phần công tác quản lý đảm bảo hoạt động bình thường, do các công trình cấp nước chủ yếu là công trình có quy mô trung bình và nhỏ, nên công tác quản lý như hiện tại không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên các công trình trên vẫn chưa đảm bảo phát triển bền vững và vẫn còn có công trình không hoạt động và hoạt động kém hiệu quả, hơn nữa nếu triển khai các công trình có quy mô lớn hơn thì việc quản lý bởi các mô hình trên sẽ gặp nhiều khó khăn.

Các mô hình này chỉ có thể phát huy hiệu quả thực sự nếu nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND các cấp, đặc biệt là tại cấp xã nơi có công trình được xây

dựng. Thiếu sự quan tâm chỉ đạo sát sao thì công tác quản lý khai thác, vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước sẽ gặp nhiều khó khăn (về mặt kỹ thuật quản lý công trình và nguồn vốn nâng cấp và duy tu bảo dưỡng), và có thể dẫn tới công tŕnh không phát huy hiệu quả hoạt động.

Xét về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên quản lý vận hành thì mô hình UBND xã, các Tổ quản lý vận hành được thành lập với số lượng cán bộ hoặc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tương đối mỏng (thường từ 2-5 người phụ trách xoay vòng tùy theo quy mô công trình). Các đối tượng này được UBND xã kết hợp với thôn/bản lựa chọn, nhìn chung có trình độ chuyên môn về quản lý và kỹ thuật còn hạn chế, một phần trong số đó có được kinh nghiệm nhất định sau quá trình quản lý, vận hành khai thác công trình. Do còn hạn chế số lượng và trình độ quản lý vận hành (đặc biệt là về kỹ thuật quản lý công trình và quản lý tài chính) nên trong thời gian sắp tới, UBND các xã, tùy theo quy mô công trình, cần tiến hành xây dựng kế hoạch để bổ sung nhân sự phù hợp và cử các cán bộ vận hành đi đào tạo nâng cao tay nghề về quản lý, vận hành khai thác công trình.

 Mức độ hoàn thiện các kế hoạch:

Đối với các công trình cấp nước thuộc mô hình do UBND xã quản lý, việc theo dõi và quản lý của chính quyền xã đối với công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch vận hành và bảo dưỡng công trình còn gặp nhiều thách thức. Quá trình tìm hiểu tại huyện Hạ Hòa cho thấy, đại bộ phận (gần 100%) các Tổ quản lý vận hành công trình của UBND xã có xây dựng kế hoạch quản lý vận hành hàng năm, tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy các bản kế hoạch nhìn chung còn sơ sài, thiếu thông tin (đặc biệt là về nguồn vốn để bảo dưỡng hoặc thay thế trang thiết bị). Việc xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn để quản lý công trình hiện vẫn còn chưa được UBND xã có công trình quan tâm thích đáng và hầu như vẫn còn bỏ ngỏ.

Bên cạnh đó, công tác báo cáo về tình hình quản lý và hoạt động vận hành công trình của các xã/huyện và hợp tác xã có công trình còn rất lỏng lẻo và thông tin nếu có thường chưa kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới, UBND cấp xã và cấp huyện cần chú

quản lý vận hành công trình cải thiện chất lượng xây dựng và thực hiện các kế hoạch hàng năm và dài hạn về quản lý khai thác, vận hành sử dụng hiệu quả các công trình. Hơn nữa cần chú tâm triển khai các mô hình khác với chức năng và quy mô quản lý lớn hơn, như đã trình bày ở trên, cần tập trung phát triển mô hình mới thí điểm là giao cho doanh nghiệp quản lý (trên địa bàn tỉnh hiện nay có Công ty cổ phần cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn là doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt đồng thời có kế hoạch dài hạn mang tính bền vững cho các công trình cấp nước trên địa bàn huyện). Như vậy, đây có thể coi là một hạn chế trong công tác xây dựng các kế hoạch dài hạn về quản lý và phát triển các công trình cấp nước của mô hình quản lý bởi UBND xã và hợp tác xã. Công tác kế hoạch dài hạn này cần được chú trọng cải thiện hơn nữa để đảm bảo các công trình phát huy tối đa công suất, phục vụ được nhiều đối tượng hưởng lợi hơn, tiết kiệm được chi phí đầu tư mới và hướng tới chuyên nghiệp hóa hoạt động cung cấp dịch vụ cấp nước cho địa bàn nông thôn.

 Mức độ lãnh đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch:

Như đã trình bày ở phần trên, do còn hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch nên mức độ lãnh đạo thực hiện hoàn thành các kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn.

Quá trình tìm hiểu trên địa bàn huyện cho thấy mặc dù kế hoạch chỉ tiêu hàng năm rất cao đạt ~90%, tuy nhiên có khoảng 70% kế hoạch được xây dựng còn sơ sài và chưa đảm bảo chất lượng. Vì chưa chú trọng đầy đủ trong hoạt động xây dựng và phê duyệt kế hoạch nên lãnh đạo UBND xã và các Hợp tác xã có công trình cũng chưa dành đủ thời gian và công sức để theo dõi, quản lý hiệu quả công tác thực hiện các kế hoạch quản lý vận hành công trình đề ra. Việc này cũng phần nào được lý giải do sự thiếu sự vào cuộc và chỉ đạo sát sao từ UBND cấp huyện nơi có công trình đã xây dựng.

Theo thông tin tìm hiểu, mặc dù hầu như 100% lãnh đạo UBND các xã, giám đốc hợp tác xã có quản lý, theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch khai thác, vận hành hàng năm của công trình trên địa bàn nhưng mức độ tham gia của lãnh đạo còn chưa sát sao và kịp thời so với trường hợp của Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh do

trình độ chuyên môn không bao quát được toàn bộ chức năng và phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội khác của xã.

Đồng thời, bên cạnh các nhiệm vụ khác (như đầu tư xây dựng công trình mới, tập huấn kỹ thuật, Thông tin - Giáo dục - Truyền thông...), việc hoàn thành các kế hoạch đề ra về quản lý, vận hành công trình cũng là tiêu chí để đánh giá sự mức độ hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ do lãnh đạo sở giao nhiệm vụ cho UBND xã và hợp tác xã.

Ngoài ra, việc hoàn thành các kế hoạch hàng năm cũng góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động công trình từ đó nâng cao chất lượng sống cho người dân và cho công tác sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

 Mức độ kiểm soát các quá trình:

Kiểm soát quá trình có vai trò rất quan trọng đối với một đơn vị/tổ chức quản lý nói chung cũng như hoạt động quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nói riêng. Kiểm soát các quá trình tốt sẽ đảm các nguồn lực của đơn vị/tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu, phát hiện kịp thời những vấn đề sai lệch, những khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu, và kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết để đạt được kế hoạch đề ra.

Trong lĩnh vực cấp nước tập trung nông thôn, công tác kiểm soát bao gồm kiểm soát các quá trình lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, theo dõi - đánh giá kết quả (về vận hành - bảo dưỡng, quản lý khách hàng, quản lý chất lượng nước …). Trong các hình thức quản lý công trình cấp nước nông thôn tại tỉnh Phú Thọ, việc kiểm soát các quá trình của mô hình Công ty cổ phần Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh được thực hiện có hiệu quả cao hơn so với mô hình UBND xã do có nhiều lợi thế về tổ chức, nhân sự và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Do có thế mạnh về cơ cấu tổ chức với đầy đủ chức năng, đơn vị chuyên môn nên việc kiểm soát các quá trình như xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch, theo dõi – đánh giá kết quả thực hiện được triển khai tương đối tốt.

Đối với trường hợp các công trình cấp nước do UBND xã, Hợp tác xã quản lý (trực tiếp vận hành, khai thác sử dụng là các Tổ quản lý vận hành công trình), mức độ kiểm

sự chỉ đạo của UBND xã còn chưa sát sao và phần do nguồn nhân lực quản lý, vận hành mỏng và hạn chế về năng lực chuyên môn về ngành nước. Trong 03 năm gần đây, mặc dù không có báo cáo đánh giá chính thức nhưng qua tìm hiểu cho thấy có một số lý do dẫn tới việc kiểm soát các quá trình (lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và theo dõi – đánh giá kết quả) của mô hình này còn bất cập với một vài lý do:

Thứ nhất, điều này thể hiện qua việc kiểm soát lỏng lẻo chất lượng từ khâu xây dựng kế hoạch vận hành và bảo trì hàng năm như đã nêu ở phần trên. Đối với đa số các công trình cấp nước đã xây dựng, sự vào cuộc và giám sát của lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở tuy có nhưng còn chưa sát sao nên chất lượng các bản kế hoạch hàng năm chưa đầy đủ và đảm bảo.

Thứ hai, vì kiểm soát khâu lập kế hoạch chưa tốt nên việc chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện các kế hoạch của Tổ quản lý vận hành công trình và UBND xã theo đó cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Sau cùng, công tác giám sát, theo dõi - đánh giá kết quả thực hiện của UBND xã và huyện còn chưa tốt, chủ yếu là phát hiện thiếu sót đâu xử lý đấy chứ chưa có kế hoạch kiểm soát các quy trình từng khâu nhằm đảm bảo chất lượng. Kết quả là công tác báo cáo hiệu quả quản lý khai thác, vận hành các công trình từ cấp xã lên còn lỏng lẻo.

2.2.3.2 Yếu tố thực tế

Ngoài yếu tố về lý thuyết, yếu tố thực tế thông qua số liệu thường xuyên được tổng hợp là yếu tố phản ánh rõ nhất tính hiệu quả của công tác quản lý khai thác. Đây là yếu tố có tiêu chí chính xác nhất và nhanh nhất để đánh giá công trình có hoạt động hiệu quả hay không, từ đó cũng phản ánh hiệu quả công tác quản lý vận hành công trình. Căn cứ vào hiện trạng hoạt động của công trình và công tác quản lý khai thác để xây dựng các tiêu chí đánh giá về các mặt:

i) về kỹ thuật, ii) về tài chính, iii) về chất lượng dịch vụ cung cấp và sự hài lòng của khách hàng.

Theo QCVN 07-1:2016/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật công trình cấp nước có yêu cầu rõ kỹ thuật cần tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình cấp nước.

Theo đó, hệ thống cấp nước phải đảm bảo các yêu cầu:

Thứ nhất phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành cấp nước; đảm bảo việc bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn nước an toàn và bền cũng trong điều kiện biến đổi khí hậu;

Thứ hai, kết cấu và vật liệu xây dựng công trình cấp nước phải đảm bảo yêu cầu bền vững ổn định trong suốt thời hạn sử dụng công trình dưới tác động của điều kiện tự nhiên, các tác động của môi trường xung quanh, các tác động trong quá trình vận hành;

Thứ ba, chất lượng nước cung cấp cho sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt cho người dân theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Các số liệu về kỹ thuật phải được thu thập ít nhất 6 tháng 1 lần hoặc ngắn hơn để đảm bảo đưa ra nhận xét về đáp ứng kỹ thuật từ đó kết luận hiện trạng công trình.

Trong thực tế, do còn nhiều hạn chế về nguồn lực, nên việc tổng hợp số liệu kỹ thuật không đầy đủ và không diễn ra được thường xuyên

Ở bảng 2.3 phần 2.2.2.2 về hiện trạng các công trình cấp nước cũng phần nào cho ta biết các công trình đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật là các công trình hoạt động bình thường và bền vững.

Về tài chính:

Ở phần 1.2.2.4 về cơ chế tài chính, giá nước, các khoản thu chi trong công tác vận hành công trình cấp nước đã nêu rõ các nguyên tắc, căn cứ lập và quy định giá nước, thẩm quyền phê duyệt giá nước....Hiện tại, giá nước ở các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Hạ Hòa do UBND huyện định giá dựa trên phương án giá nước do UBND tỉnh phê duyệt với khung giá do Bộ tài chính ban hành.

tác quản lý vận hành, không hẳn đó là công trình hoạt động sai mục đích hoặc không hiệu quả, trong nhiều trường hợp công trình cấp nước trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động chỉ với mục đích duy nhất là cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng sâu vùng xa, bà con chỉ phải đóng chi phí rất ít đủ để vận hành công trình. Sau khi người dân quen với việc sử dụng nước máy cho sinh hoạt và sản xuất sẽ tăng dần giá nước theo quy định để tăng nguồn thu đảm bảo vận hành công trình thường xuyên và dần tăng doanh thu cho đơn vị quản lý.

Mức giá nước đang áp dụng và tổng thu nhập các công trình cấp nước được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2.4 Thống kê cơ cấu nguồn nhân lực

Tên, địa chỉ công trình (đồng/m3) Giá nước

Thu nhập năm 2016 (nghìn đồng) Thu nhập năm 2017 (nghìn đồng) Thu nhập năm 2018 (nghìn đồng) CTCN khu 4 Động Lâm, xã Động Lâm 4.000 36.000 36.000 --

CTCN khu trung tâm Đan

Thượng, xã Đan Thượng 7.000 162.111 162.000 165.245 CTCN TT xã Minh Hạc, xã Minh Hạc 4.500 180.000 180.000 -- CTCN TT xã Vụ Cầu, xã Vụ Cầu 3.500 97.528 96.000 94.500 CTCN TT xã Hiền Lương, xã Hiền Lương 3.000 311.400 300.000 -- CTCN TT Hạ Hoà 2 5.000 940.000 960.000 940.000 CTCN TT xã Vĩnh Chân, xã Vĩnh Chân 5.000 325.952 300.000 320.000

CTCN khu 2 Văn Lang, xã Văn

Lang 4.000 100.000 102.000 --

Thu nhập hàng năm mỗi công trình thu được sử dụng cho công tác vận hành bao gồm các hạng mục: Chi phí tiền điện vận hành máy bơm, tiền lương cho cán bộ vận hành,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 60)