Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 68)

2.3 Đánh giá chung

2.3.2Những hạn chế và nguyên nhân

Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu, báo cáo và trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lý trực tiếp các cơng trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Hạ Hòa, bên cạnh những kết quả đạt được thì huyện Hạ Hịa cũng đang đối mặt với những hạn chế, thách thức về đầu tư gia tăng tỷ lệ bao phủ cấp nước cũng như quản lý khai thác, vận hành các cơng trình cấp nước tập trung nơng thơn đã được xây dựng. Cụ thể:

Thứ nhất là hạn chế trong cơ chế chính sách của TW và quy định, hướng dẫn của tỉnh về đầu tư cấp nước máy và quản lý khai thác cơng trình cấp nước tập trung nơng thôn: Một số văn bản, tài liệu hướng dẫn của TW ban hành còn chưa kịp thời, có những vấn đề chưa đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với tình hình của địa phương, gây lúng túng trong triển khai thực hiện. Đặc biệt là cơ chế khuyến khích đầu tư tăng tỷ lệ dùng nước sạch và quản lý vận hành đối với hoạt động cấp nước nông thôn theo Quyết định 131/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể, rõ ràng, dẫn đến cơng tác xã hội hóa lĩnh vực cấp nước nơng thơn trên địa bàn huyện Hạ Hòa còn chưa thực hiện được.

Bên cạnh đó, các văn bản Quy hoạch cấp nước nông thôn chưa phản ánh đúng hiện trạng lĩnh vực cấp nước nông thôn của tỉnh, do vậy cần sớm sửa đổi, cập nhật để định hướng tốt hơn cho địa phương trong công tác đầu tư và quản lý khai thác và sử dụng cơng trình cấp nước nơng thôn. Các cơ quan cấp tỉnh chưa ban hành được các quy định và chế tài rõ ràng đối với các trường hợp đơn vị quản lý cơng trình cấp nước hoạt động khơng hiệu quả và khơng hoặc chậm báo cáo hiện trạng hoạt động của các cơng trình được phân giao quản lý vận hành.

Thứ hai là tồn tại trong việc lựa chọn mơ hình tổ quản lý, vận hành và khai thác sử dụng các cơng trình cấp nước. Với việc đại đa số các cơng trình được phân cấp và bàn giao về UBND cấp xã quản lý nên việc theo dõi, quản lý ở cấp tỉnh cũng gặp những khó khăn nhất định trong công tác quản lý Nhà nước đối với nơng thơn.

Chính quyền một số địa phương được phân giao quản lý cơng trình (cấp xã) chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý vận hành cơng trình đảm bảo phát triển bền vững. Cơng tác chỉ đạo của xã thực hiện chưa quyết liệt, chưa chủ động triển khai thực hiện. Trên thực tế vẫn cịn có tư tưởng trơng chờ vào cấp trên cả về đầu tư xây dựng cũng như quản lý, khai thác sử dụng và sửa chữa cơng trình cấp nước tập trung nông thôn.

Công tác báo cáo về hoạt động và hiệu quả hoạt động của các cơng trình cấp nước từ cấp UBND xã còn rất lỏng lẻo. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chưa ban hành được các chế tài đủ mạnh cho các trường hợp không tuân thủ hoặc làm chưa tốt, dẫn tới tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không kịp thời về hiệu quả hoạt động của các cơng trình cấp nước.

Thứ ba là những thách thức, hạn chế liên quan tới cơng tác vận hành, sử dụng cơng trình và ngân sách cho hoạt động duy tu, bảo dưỡng cơng trình:

Các cơng trình cấp nước tập trung nơng thơn giao cho UBND xã quản lý khi đưa vào sử dụng đều đã thành lập Tổ quản lý vận hành (từ 2-5 người tùy theo quy mô) và được tập huấn kỹ thuật cơ bản. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật về vận hành bảo dưỡng, kiểm soát nước thất thu và kiến thức quản lý tài chính của rất nhiều đơn vị quản lý cơng trình cịn hạn chế.

Nhân sự của bộ phận quản lý, vận hành lại thường có sự thay đổi, người thay thế không qua đào tạo, không nắm được quy tắc vận hành, bảo dưỡng cơng trình nên vẫn cịn nhiều cơng trình chưa đạt hiệu quả tốt.

Trong một số trường hợp, cơng trình có hạng mục hư hỏng cần sửa chữa kịp thời đã khơng thực hiện được do có chậm trễ hoặc không thu đủ ngân sách từ người hưởng lợi và địa phương cũng chưa bố trí được kinh phí hỗ trợ cho hoạt động vận hành, duy tu bảo dưỡng cơng trình.

Thứ tư là hạn chế liên quan tới các hoạt động thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng và người hưởng lợi từ công trình trong các hoạt động như giám sát chất lượng thi cơng cơng trình, hỗ trợ đóng góp, vận hành sử dụng và bảo vệ các cơng trình cấp nước:

Một vài cơng trình cấp nước nơng thơn được xây dựng trên địa bàn miền núi và trung du, trong quá trình khảo sát, thiết kế và xây dựng chưa có sự tham gia và theo dõi, giám sát đầy đủ của đại diện cộng đồng người hưởng lợi. Hiện tượng người dân đục phá bể chứa nước, cắt ống dẫn nước để tự đấu nối nước về để sử dụng còn xảy ra nhiều ở các cơng trình cấp nước tự chảy. Một trong các nguyên nhân quan trọng là do các hoạt động thơng tin và truyền thơng về cơng trình chưa được các chủ đầu tư và chính quyền cơ sở thực hiện một cách đầy đủ và thích hợp, dẫn đến việc người dân thiếu thơng tin về cơng trình. Do đó, nhiều cơng trình trong q trình xây dựng và vận hành thiếu sự theo dõi, giám sát, bảo vệ cơng trình cũng như hỗ trợ đóng góp của người dân (cả về vốn đầu tư và tiền sử dụng nước).

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan:

Các vùng miền núi thường hay xảy ra thiên tai mưa lũ, sạt lở đất… làm một số hạng mục cơng trình cấp nước bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của cơng trình. Đồng thời, các cơng trình chủ yếu là cấp nước tự chảy do vậy vị trí xây dựng bể chứa, cơng trình đầu mối và đường ống dẫn thường được thiết kế ở nơi có vị trí hiểm trở, thượng nguồn thường thường lấy nước ở vị trí rất cao, do vậy gây khó khăn đầu tiên về đi lại, vận chuyển vật liệu, gây ra khơng ít khó khăn trong công tác thi công xây dựng và duy tu sửa chữa cơng trình.

Do ý thức người sử dụng: cơng trình cấp nước tập trung chủ yếu được xây dựng trên địa bàn vùng núi, tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống và dân trí thấp, ý thức của nhân dân cịn hạn chế trong việc sử dụng và bảo quản cơng trình nên gặp nhiều khó khăn cơng tác quản lý vận hành, bảo dưỡng các cơng trình đã được đầu

Cơng trình bị xuống cấp do sử dụng lâu ngày: Các van điều tiết, van tự ngắt, vòi tiêu thụ, ống thép bị xuống cấp, hư hỏng do hết thời hạn sử dụng mà không được thay thế kịp thời trong khi các địa phương quản lý cơng trình chưa kịp thời huy động được kinh phí để sửa chữa, thay thế.

- Nguyên nhân chủ quan:

Sự quan tâm vào cuộc của chính quyền cấp cơ sở/đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cơng trình cịn hạn chế. Theo tìm hiểu được biết, đại bộ phận cán bộ thực hiện công tác vận hành, khai thác ở cấp xã, thơn đều là cán bộ kiêm nhiệm, số lượng ít nên hạn chế trong công tác nghiệp vụ chuyên môn, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện tại địa phương.

Sự quan tâm vào cuộc của chính quyền xã và huyện cịn hạn chế và hiện vẫn cịn có tư tưởng trơng chờ vào cấp trên cả về nguồn vốn duy tu bảo dưỡng cũng như sửa chữa cơng trình cấp nước. Việc báo cáo hiệu quả hoạt động quản lý vận hành cơng trình sau khi đã phân cấp chưa được thực hiện tốt, gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch và huy động vốn duy tu và nâng cấp cơng trình đã xây dựng.

Việc huy động dân đóng góp kinh phí xây dựng cơng trình cấp nước gặp nhiều khó khăn do đời sống nhân dân cịn thấp, trong khi đó nguồn vốn ngân sách của TW và tỉnh còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của tỉnh. Đồng thời, các cơng trình cấp nước tự chảy miền núi đa phần chưa thu tiền dịch vụ đủ để vận hành cơng trình. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn vốn đầy đủ để duy trì cơng trình cấp nước tự chảy hoạt động hiệu quả và bền vững gặp khơng ít khó khăn.

Cơng tác tập huấn đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu do địa bàn rộng, thời gian tập huấn ít và nguồn vốn dành cho nội dung này cũng hạn chế. Các lớp tập huấn và hoạt động tập huấn về quản lý – vận hành cơng trình chủ yếu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp hàng năm rất ít ỏi để thực hiện.

Nguồn vốn ngân sách TW cấp cho tỉnh trong Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch đề ra (chỉ đạt từ 30-50% nhu cầu vốn hàng năm của tỉnh), trong khi đó Phú Thọ là tỉnh chưa có quá nhiều tiềm lực về kinh tế nên

chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách tỉnh đủ lớn để phục vụ cho việc đầu tư và phát triển mạnh hoạt động cấp nước cho địa bàn nông thôn trên các huyện, trong đó có huyện Hạ Hịa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tiếp theo phần cơ sở lý luận và thực tiễn trong Chương 1, nội dung chủ yếu của Chương 2 của luận văn đã đi vào tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác các cơng trình cấp nước sạch nơng thơn trên địa bàn huyện Hạ Hịa. Trong đó, phần đầu tiên được dành để trình bày về các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của huyện. Những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, diện tích trải dải, nguồn nước tương đối dồi dào và đa dạng… và về kinh tế - xã hội như phân bố dân cư rải rác, thu nhập chưa cao… tại huyện Hạ Hịa đã có tác động trực tiếp tới hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình, cũng như cơng tác quản lý, khai thác vận hành cơng trình cấp nước địa bàn nơng thơn của tỉnh.

Tiếp đó, luận văn đã trình bày về hiện trạng các hệ thống cấp nước nơng thơn trên địa bàn huyện Hạ Hịa, bao gồm nội dung về quá trình đầu tư xây dựng và phát triển, hiện trạng các hệ thống và vai trị đóng góp của các cơng trình cấp nước sinh hoạt đối với kết quả về cấp nước nông thôn. Qua hơn 20 năm, trên địa bàn huyện đã đầu tư và xây dựng được 9 cơng trình cấp nước tập trung với số vốn đầu tư từ nhiều chương trình, dự án cấp nước khác nhau, trong đó đại bộ phận là các cơng trình cấp nước tự chảy quy trung bình đến rất lớn. Trong số đó, một số cơng trình được xây dựng với nguồn vốn viện trợ (JICA) và cho vay (ADB, WB) với quy mơ trung bình và lớn, phục vụ cấp nước đạt tiêu chuẩn cho các xã tập trung đông dân cư ở khu vực đồng bằng nông thôn. Tuy nhiên, những cơng trình dạng này chưa có nhiều và cơ bản chỉ có thể áp dụng tại các huyện đồng bằng với dân cư sinh sống tập trung, người dân có khả năng đóng góp đối ứng xây dựng cơng trình và chi trả tiền nước theo khối lượng thực tế sử dụng. Trong Chương 2, các nội dung về thực trạng cơng tác quản lý khai thác các cơng trình cấp nước tập trung nông thôn cũng đã được xem xét và trình bày, bao gồm thực trạng ban hành các văn bản, chính sách quy định về lĩnh vực nước sạch nông thôn của tỉnh

được tỉnh áp dụng, đánh giá cơng tác quản lý khai thác các cơng trình theo các tiêu chí đề ra và các mơ hình áp dụng trên địa bàn huyện.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, tỉnh Phú Thọ cũng đã nghiên cứu xây dựng và ban hành được tương đối đầy đủ các quy định, kế hoạch cụ thể để triển khai những chính sách do TW ban hành. Các mơ hình quản lý khai thác cơng trình cũng đã được tỉnh tn thủ theo Thơng tư 54 do Bộ Tài chính ban hành và chỉ đạo các huyện, trong đó có huyện Hạ Hịa thực hiện (hiện tại tỉnh huyện Hạ Hòa đang áp dụng 2 loại mơ hình, đó là mơ hình do UBND xã quản lý và mơ hình do hợp tác xã quản lý).

Việc đánh giá công tác quản lý, vận hành khai thác cơng trình đối với các cơng trình theo hai mơ hình này cho thấy những điểm mạnh, điểm hạn chế. Tuy nhiên, với đại đa số các cơng trình hiện đang do UBND xã quản lý còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong thời gian tới, việc tăng cường chỉ đạo và giám sát của UBND cấp trên đối với công tác quản lý, vận hành các cơng trình này sẽ có vai trị hết sức quan trọng để có thể đảm bảo hiệu quả công tác quản lý khai thác và cấp nước của cơng trình đối với người hưởng lợi ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Phần cuối Chương 2 đã nêu ra những đánh giá chung về công tác quản lý các hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn huyện Hạ Hịa. Trong đó, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được đáng khích lệ như tỷ lệ cấp nước cho người dân nông thôn, sự tuân thủ các quy định về đầu tư và quản lý cơng trình cũng như những mặt tích cực trong cơng tác quản lý, vận hành hệ thống các cơng trình cấp nước. Tuy nhiên, một số hạn chế, thách thức cũng đã được nêu ra, đối với mơ hình quản lý cơng trình đang áp dụng, bao gồm sự thiếu quan tâm của cấp lãnh đạo ở một số địa phương, nhân lực và trình độ quản lý vận hành còn hạn chế, địa bàn quản lý rộng… Đồng thời, nguyên nhân chính của các hạn chế, thách thức cũng đã được tìm hiểu và trình bày cơ bản. Trong chương tiếp theo (Chương 3), dựa vào những thách thức và hạn chế đã được phát hiện, tác giả sẽ nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, vận hành khai thác hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn huyện Hạ Hòa trong giai đoạn tới.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT PHÙ HỢP VỚI KHU VỰC HUYỆN HẠ HÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 68)