Tổ chức giám sát, nghiệm thu khối lượng thường xuyên, có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

Đối với công trình cấp nước sinh hoạt, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành thì công tác tổ chức giám sát, nghiệm thu khối lượng công trình cần được bám sát thường xuyên bắt đầu từ giai đoạn đầu tư xây dựng đến giai đoạn khai thác vận hành. - Trong giai đoạn đầu tư xây dựng: Quản lý chất lượng công trình thi công đang được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý dự án, là bước rất quan trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng, đặc biệt là đối với các công trình cấp nước là công trình hoạt động vận hành thường xuyên sau xây dựng. Các hoạt động quản lý chất lượng cần phải được quan tâm ngay từ đầu để tránh xảy ra các vấn đề liên quan đến chất lượng mới tìm cách xử lý khắc phục. Để công tác giám sát, nghiệm thu khối lượng thi công công trình đạt hiệu quả cần thực hiện một số nội dung:

+ Hàng tháng cán bộ được phân công phụ trách dự án họp trực tiếp tại công trường với Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, Nhà thầu để đôn đốc kiểm tra chất lượng tiến độ.

đề phát sinh, sai khác giữa thực tế và bản vẽ, đồng thời tham gia phối hợp tăng cường giám sát, kiểm soát chất lượng công trình.

+ Yêu cầu các Nhà thầu trước khi thi công phải trình Ban QLDA, Tư vấn giám sát kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng bao gồm: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị, công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng. Đối với các Nhà thầu thi công, yêu cầu phải sử dụng thiết bị đúng như Hồ sơ dự thầu, nếu có trường hợp cần thay thế thì phải có năng lực hơn hoặc tương đương. Yêu cầu Nhà thầu phải có hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi trình TVGS và Ban nghiệm thu. Khi phát hiện Nhà thầu có biểu hiện thi công chậm, không đảm bảo chất lượng thì lập ngay biên bản hiện trường, yêu cầu Lãnh đạo Nhà thầu ký cam kết. Sau một thời gian nếu Nhà thầu không có chuyển biến thi kiên quyết có giải pháp xử lý ngay.

+ Đối với công tác nghiệm thu khối lượng: Do các công trình cấp nước trên địa bàn huyện chủ yếu là công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn từ các chương trình tài trợ, nên công tác nghiệm thu giải ngân công trình phải qua nhiều quy trình, thủ tục phức tạp. Để tránh sai lệch, nên chia nhỏ khối lượng để nghiệm thu thành nhiều đợt, quá trình thực hiện nghiệm thu, giải ngân công trình từng đợt cần thực hiện gãy gọn, minh bạch. Đảm bảo khi tiến hành nghiệm thu, giải ngân đợt khối lượng mới thì đợt khối lượng cũ đã được hoàn thành. Trường hợp dự kiến khả năng không giải ngân hết kế hoạch vốn, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, linh hoạt để phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý theo quy định.

- Trong giai đoạn quản lý khai thác vận hành: Công trình sau khi đi vào khai thác vận hành sau khi nghiệm thu, quyết toán toàn bộ khối lượng công trình. Công tác giám sát công trình giao lại cho Hợp tác xã và UBND các xã quản lý kiểm soát. Việc nâng cao hiệu quả công tác giám sát trong giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp quản lý trực tiếp của các bộ phận trên. Tuy nhiên, các cấp lãnh đạo cần yêu cầu báo cáo thường xuyên công tác này để đưa ra phương án đẩy cao hiệu quả. Để nâng cao

hiệu quả công tác giám sát công trình trong giai đoạn này, tác giả đề xuất một số phương pháp:

+ Tăng cường phối hợp giữa địa phương có công trình với các sở, ngành trực tiếp theo dõi, quản lý thực hiện việc kiểm tra chất lượng các công trình đang vận hành khi được yêu cầu. Giải quyết vấn đề vướng mắc, khó khăn mà địa phương gặp phải trong quá trình giám sát công trình cấp nước.

+ Tổ chức tập huấn thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng rà soát cho cán bộ địa phương để có kiến thức khắc phục hoàn toàn hoặc ít nhất khắc phục tạm thời các bộ phận kỹ thuật bị hỏng hóc hoặc các đoạn ống bị rò rỉ trong thời gian cán bộ được phân công phụ trách giám sát vận hành công trình đến lên phương án sửa chữa.

+ Cán bộ được phân công phụ trách, theo dõi công trình thường xuyên đôn đốc địa phương kiểm tra chất lượng công trình định kỳ 6 tháng/ lần để báo cáo lại hiện trạng công trình, ngoài ra phân công cán bộ đi kiểm đếm các hộ được đấu nối thường xuyên để đảm bảo các công trình vẫn cấp nước sinh hoạt cho người dân bình thường.

Bên cạnh việc tăng cường giám sát, nghiệm thu công trình trong các giai đoạn, cần đảm bảo quản lý chặt chẽ về doanh thu bán nước từ các công trình. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu doanh thu bán nước sạch thì cán bộ Kế toán và cán bộ kỹ thuật cần phối hợp chặt chẽ để xác định chính xác mức giá tiêu thụ, phù hợp theo quy định của tỉnh, hiện tại, do số lượng đấu nối chưa đạt được như số lượng kế hoạch đã lên ban đầu thì cần xây dựng kế hoạch để xin bù giá từ UBND tỉnh. Đồng thời, để đảm bảo doanh thu bán nước cao hơn, cũng cần tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác thông tin, truyền thông để gia tăng số lượng các hộ gia đình chưa đấu nối, tăng khối lượng nước tiêu thụ của từng hộ, tổ chức sắp xếp thời gian thu tiền nước phù hợp... Bên cạnh đó, không bỏ qua công tác chăm sóc khách hàng và các đối tượng đang sử dụng và các đối tượng sắp sử dụng trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)