Phổ biến, giáo dục, mở rộng công tác quản lý hiệu quả ở cấp dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 81)

Đề xuất tăng cường công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân hưởng lợi, từ đó có được sự tham gia chặt chẽ hơn nữa của cộng đồng người hưởng lợi trong quá trình lựa chọn dự án đầu tư cấp nước, giám sát chất lượng thi công và bảo vệ công trình cũng như sự đồng thuận trong quá trình sử dụng, thanh toán tiền nước. Đề xuất này dự kiến sẽ đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả vận hành, bảo vệ công trình và tăng cường sự đồng thuận của cộng đồng hưởng lợi.

Trong thời gian từ nay tới năm 2020, việc nâng cao nhận thức của người dân trong quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ Hòa nói riêng cần được đẩy mạnh hơn nữa thông qua các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông (IEC). Việc thực hiện được các hoạt động IEC liên tục và hiệu quả sẽ tác động đến việc thay đổi nhận thức và hành động của người dân và cộng đồng dân cư. Thực tế thời gian qua đã chứng minh vai trò hết sức quan trọng của công tác IEC đối với hoạt động đầu tư, quản lý và bảo vệ các công trình cấp nước trên địa bàn khu vực nông thôn trên cả nước.

Các nội dung đề xuất về Thông tin - Giáo dục - Truyền thông bao gồm:

Thứ nhất, trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình Nước sạch và VSMTNT của các tỉnh/thành, trong đó có tỉnh Phú Thọ, sẽ được lồng ghép vào Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới để tiếp tục thực hiện. Do đó, trong giai đoạn này, tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng kiện toàn lại hệ thống và bộ máy để chỉ đạo, điều hành thực hiện các nội dung về cấp nước nông thôn. Việc nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức và bố trí đầy đủ nguồn vốn sẽ là cơ sở để tiếp tục triển khai hoạt động đầu tư xây dựng công trình cũng như thực hiện các chương trình/dự án/hoạt động về thông tin và truyền thông nâng cao ý thức của người dân trong công tác giám sát, quản lý vận hành, khai thác và bảo vệ các công trình cấp nước.

Thứ hai, các đơn vị liên quan của tỉnh Phú Thọ chỉ đạo huyện thực hiện công tác truyền thông cần chú trọng trong việc xây dựng các kế hoạch Thông tin - Giáo dục -

Truyền thông và phải được lồng ghép phù hợp giữa các đơn vị có liên quan để tăng cường hiệu quả truyền thông. UBND tỉnh cần chú trọng việc chỉ đạo các đơn vị làm công tác truyền thông trong tỉnh áp dụng các phương thức thông tin, truyền thông hiệu quả, bao gồm truyền thông đại chúng qua hệ thống báo, đài (ở cấp tỉnh, huyện, xã), truyền thông cộng đồng và truyền thông thực tiếp tại cấp công trình và hộ gia đình nông thôn.

Các nội dung thông tin và truyền thông cần được thiết kế và thực hiện một cách phù hợp để nâng cao ý thức và hành động của người dân và cộng đồng trong các quá trình như: i) đóng góp hỗ trợ đầu tư xây dựng, ii) tham gia quản lý vận hành, bảo vệ công trình, iii) chi trả tiền sử dụng nước và tăng cường đấu nối. Các kế hoạch truyền thông đa dạng về hình thức và nội dung sẽ đóng góp rất quan trọng cho việc phát triển bền vững các hệ thống cấp nước đã và sẽ được xây dựng trong tương lai.

Thứ ba, đối với các công trình cấp nước xây dựng trong giai đoạn 2016-2020 ở khu vực đông dân cư, các kế hoạch và hoạt động truyền thông nên hướng tới việc khuyến khích người dân tham gia đấu nối để sử dụng nguồn nước an toàn đạt tiêu chuẩn. Tại các khu vực này, hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông nên tập trung vào những nội dung cốt lõi, bao gồm: i) lợi ích của việc sử dụng nước sạch, ii) các bệnh có thể lây qua nguồn nước, iii) pháp luật về bảo vệ công trình, iv) cấp nước an toàn, và v) tiếp thị và chăm sóc khách hàng (nhằm gia tăng số lượng đấu nối nước hộ gia đình và khối lượng nước tiêu thụ).

Như vậy, trong giai đoạn tới năm 2020, công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông cần được tiếp tục đẩy mạnh triển khai trên phạm vi toàn tỉnh và trọng tâm tại các xã có công trình cấp nước. Nhận thức tốt của cộng đồng và người dân về việc sử dụng nguồn nước an toàn từ công trình cấp nước tập trung sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu và phát triển bền vững các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào những nội dung nghiên cứu và phát hiện trong Chương 2, phần Chương 3 của đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác khai thác

Việc đưa ra các giải pháp đề xuất này được tham khảo từ nội dung định hướng về xây dựng và quản lý công trình của tỉnh giai đoạn tới năm 2020 (phần đầu của chương). Tiếp đó, trước khi đề xuất một số giải pháp, chương này cũng đã trình bày được một số các giải pháp đề xuất để thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.

Nội dung chính của Chương 3 là phần đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác vận hành hệ thống cấp nước sạch tập trung cho huyện Hạ Hòa tới năm 2020. Các giải pháp đã được đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm:

Tăng cường hướng dẫn chỉ đạo của các cấp chính quyền cho địa phương;

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có liên quan; Hoàn thiện bộ máy quản lý thực hiện, vận hành chặt chẽ;

Tổ chức giám sát, nghiệm thu khối lượng thường xuyên, có hiệu quả; Phổ biến, giáo dục, mở rộng công tác quản lý hiệu quả ở cấp dưới.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra kiến nghị về việc xây dựng hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trong giai đoạn 2016 - 2020. Sau cùng, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước do UBND xã quản lý, và góp phần vào việc tăng cường hiệu quả đầu tư và phát triển bền vững lĩnh vực cấp nước nông thôn nói chung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn với đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” đã trình bày được một số nội dung quan trọng liên quan tới công tác quản lý, khai thác vận hành các hệ thống cấp nước sạch nông thôn của Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Trước hết, luận văn đã góp phần hệ thống hóa được phần cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới công tác quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn.

Thứ hai, luận văn đã xem xét, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Hạ Hòa trong thời gian vừa qua. Trong đó, đã chỉ ra được những kết quả đạt được trong công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung, đồng thời cũng nêu được một số hạn chế, thách thức cần có giải pháp khắc phục.

Sau cùng, luận văn đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Hạ Hòa giai đoạn tới năm 2020. Các giải pháp được đề xuất nhằm mục đích tối đa hóa những kết quả đạt được, khắc phục những điểm còn hạn chế, và góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác các công trình cấp nước đã và sẽ xây dựng trên địa bàn huyện từ đó liên hệ để cải thiện hệ thống các công trình cấp nước trên toàn tỉnh.

Tuy vậy, do thời gian nghiên cứu các tài liệu và đi hiện trường tới địa bàn nghiên cứu còn hạn hẹp, nên những nội dung chi tiết về hoạt động và hiệu quả quản lý, vận hành của hàng trăm công trình cấp nước do UBND xã quản lý còn chưa được thể hiện rõ nét như mong muốn.

Ngoài ra, như đã trình bày trong phần nội dung của luận văn, huyện Hạ Hòa là huyện có diện tích rộng, địa hình phức tạp, dân cư có số lượng lớn và sinh sống rải rác, các công trình cấp nước đã được đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau trong nhiều giai đoạn. Các công trình xây dựng xong được phân cấp về cho địa phương quản lý. Hiện tại, công tác báo cáo của UBND xã lên cấp trên về hiệu quả hoạt động vận hành công trình cấp nước còn nhiều khó khăn và chưa được chú trọng. Do đó, việc tiếp cận các báo cáo, thông tin và số liệu cụ thể và đầy đủ về hiệu quả đầu tư và quản lý vận hành của các công trình gặp nhiều thách thức và đã có những ảnh hưởng nhất định tới nội dung và và đóng góp của luận văn.

2. Kiến nghị

Việc tổng hợp số liệu, phân tích và hoàn chỉnh nội dung của luận văn “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” được thực hiện từ nửa cuối năm 2017 đến nay. Do vậy, đa phần thông tin và dữ liệu được tham khảo và trích dẫn từ các báo cáo, tài liệu có liên quan của giai đoạn 2016 - 2017; trong đó, một số thông tin như kết quả thực hiện, tỷ lệ cấp nước nông thôn, nguồn vốn… được lấy từ kế hoạch Phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 được ban hành cuối năm 2016, đầu 2017.

Như đã trình bày trong phần hạn chế của luận văn nêu trên, huyện Hạ Hòa là huyện có diện tích lớn. Do đặc thù về vị trí địa lý và tính chất công trình nên đại đa số các công trình đã được bàn giao cho UBND xã tại địa phương nơi có công trình cấp nước chủ động quản lý. Vì vậy, việc theo dõi, cập nhật thông tin, số liệu về hiệu quả quản lý, khai thác vận hành của tất cả các công trình trên địa bàn tỉnh là một việc là không hề dễ dàng và tốn nhiều thời gian, công sức của các cấp chính quyền cơ sở cũng như Sở, ngành tổng hợp của tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên, với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành công trình và tăng cường hiệu quả đầu tư, trong thời gian tới, kiến nghị UBND tỉnh Phú Thọ cần tăng cường chỉ đạo, thúc đẩy mạnh mẽ sự vào cuộc của UBND huyện, xã cũng như các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành công trình cấp nước nông thôn; gắn mục tiêu

hiệu quả quản lý, vận hành công trình nước sạch nông thôn với các mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

Việc chủ động làm tốt công tác theo dõi, quản lý đối với các hệ thống cấp nước nông thôn từ cấp cơ sở sẽ tạo điều kiện cho việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và địa bàn huyện Hạ Hòa nói riêng. Sự vào cuộc và hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền cơ sở và Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Phú Thọ sẽ giúp tăng cường công khai, minh bạch thông tin về các hoạt động đầu tư cấp nước cũng như quản lý, khai thác và sử dụng các công trình đã và sẽ xây dựng. Việc cập nhật được thông tin kịp thời và chính xác sẽ giúp cho tỉnh Phú Thọ có thể đưa ra được những chính sách, quyết định phù hợp hơn về đầu tư, nâng cấp và quản lý vận hành công trình nhằm mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững hoạt động cấp nước nông thôn cho huyện Hạ Hòa và các huyện khác trên địa bàn tỉnh./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Nông nghiệp và PTNT.“Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số và tài liệu hướng

dẫn triển khai công tác theo dõi- đánh giá Nước sạch và VSMT nông thôn.” Việt Nam

2012.

[2] Bộ Nông nghiệp và PTNT.“Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 về việc phê duyệt văn kiện chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông

thôn dựa trên kết quả” vay vốn ngân hàng thế giới.”Việt Nam .2015.

[3] Bộ Tài chính.“Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài Chính về việc quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn

tập trung.”Việt Nam .2013.

[4] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.“Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày

11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.” Việt Nam.

2007.

[5] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.“Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ

nước sạch.” Việt Nam. 2011.

[6] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.“Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày

12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.” Việt Nam. 2015.

[7] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.“Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày

18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.” Việt Nam. 2015.

[8] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.“Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về

[9] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.“Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu

tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.”Việt Nam .2009.

[10] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.“Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh

môi trường nông thôn giai đoạn 2016-2020.”Việt Nam .2016.

[11] Cục thống kê tỉnh Phú Thọ.“Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2017.”Phú Thọ, Việt Nam. 2017.

[12] UBND tỉnh Phú Thọ.“Quyết định số 1441/2007/QĐ-UBND ngày 18/6/2007 về việc ban hành quy định về quản lý, khải thác công trình cấp nước sạch nông thôn.”

Phú Thọ, Việt Nam .2007.

[13] UBND tỉnh Phú Thọ.“Quyết định số 3534/QĐ-UBND ngày 18/02/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch cấp nước sinh

hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020.” Phú

Thọ, Việt Nam .2011.

[14] UBND tỉnh Phú Thọ.“Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 18/02/2011 về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh phú thọ giao đoạn 2010-2015

và định hướng đến năm 2020.” Phú Thọ, Việt Nam.2011.

[15] UBND tỉnh Phú Thọ.“Kế hoạch số 5447/KH-UBND ngày 01/12/2017 phát triển

thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.” UBND tỉnh Phú Thọ .2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 81)