Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 62)

2.3 Đánh giá chung

2.3.1 Những kết quả đạt được

Huyện Hạ Hòa là một huyện nghèo trên địa bàn tỉnh, hầu hết các khu vực là nơng thơn, với 80% diện tích đồi núi, dân cư đông đúc, điều kiện kinh tế của nhân dân khu vực nơng thơn cịn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và sự vào cuộc của các ban ngành của tỉnh, tính tới cuối năm 2015, tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh của huyện đạt ~81%, tương đương 86.000/108.000

02: 2009/BYT tuy còn chưa cao nhưng trong thời gian qua, các dự án cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được thực hiện và trong tương lai có thể cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sinh sống tại địa bàn nơng thơn trên tồn bộ huyện. Đây có thể coi là sự cố gắng đáng kể của huyện trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn.

Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Phú Thọ đã nghiên cứu xây dựng và ban hành nhiều văn bản, kế hoạch theo hướng dẫn của TW, thực hiện theo Quy hoạch cấp nước và VSMTNT đến năm 2020 của tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, trong đó có huyện Hạ Hịa… Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được hưởng dịnh vụ nước đạt tiêu chuẩn tăng lên, chất lượng cuộc sống, sức khỏe ngày càng được cải thiện.

Đánh giá của Kiểm toán Nhà nước và các hoạt động thanh kiểm tra của tỉnh hàng năm cho thấy, hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước đều được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, các quy định khác liên quan của Nhà nước và các cam kết với các nhà tài trợ. Công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp được đảm bảo minh bạch, cơng khai, dân chủ. Chủ đầu tư cơng trình đã tham gia phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ khâu chọn địa điểm đầu tư, lựa chọn nguồn nước, địa điểm cấp nước, thảo luận và thống nhất về việc huy động đóng góp của người hưởng lợi; đại diện chính quyền (thơn, xã) và người dân tại địa phương cũng đã tham gia ngay từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao cơng trình đúng quy định hiện hành.

Công tác vận hành và khai thác sử dụng các cơng trình cấp nước tập trung cũng ngày càng được chú trọng hơn thông qua việc đưa vào dự toán việc mua sắm, cấp phát các dụng cụ, đồ nghề, vật tư phụ kiện dự phòng, giúp Tổ quản lý vận hành có điều kiện thực hiện cơng tác bảo trì, cơng trình. Việc tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ cơng trình cấp nước tự chảy được giao cho UBND xã tiếp nhận, quản lý, khai thác sử dụng. UBND xã thành lập các Tổ quản lý vận hành của thôn hoặc liên thôn trực tiếp quản lý, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản.

Nhìn chung, các cán bộ chịu trách nhiệm về quản lý vận hành cũng được tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật cơ bản để vận hành và sử dụng cơng trình. Bên cạnh đó, hàng năm, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT cũng tổ chức các lớp tập huấn và chiến dịch về truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân tại những nơi có cơng trình cấp nước tập trung về sử dụng nước sạch và bảo vệ các cơng trình cấp nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 62)