Hoàn thiện bộ máy quản lý thực hiện, vận hành chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

Theo quy định tại Thông tư 54/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 04/5/2013 về việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn

tập trung, các mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn bao gồm 3 loại và được khuyến khích áp dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập (gồm: Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý nước sạch, đơn vị sự nghiệp công lập khác);

i) Doanh nghiệp (gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân);

ii) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND xã).

Theo số liệu thống kê, trong tổng số 09 công trình thì hiện có 7 công trình được bàn giao về cho UBND xã theo dạng mô hình được nêu tại Thông tư 54. Việc tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình cấp nước được giao cho UBND xã tiếp nhận, quản lý, khai thác sử dụng. UBND xã thành lập các Tổ quản lý vận hành của thôn hoặc liên thôn trực tiếp quản lý, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản. Còn lại 2 công trình cấp nước tập trung khác hiện đang được quản lý vận hành bởi Hợp tác xã. Trong giai đoạn tới năm 2020, để tiếp tục nâng cao và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, vận hành đối với 07 công trình do UBND xã quản lý (trong đó trực tiếp là các Tổ quản lý vận hành của thôn hoặc liên thôn), theo ý kiến đề xuất của tác giả đối với công tác quản lý UBND huyện Hạ Hòa cần chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Đoàn hướng dẫn chỉ đạo của tỉnh tiến hành rà soát, phân loại các công trình để có cơ sở bàn giao lại một số công trình đã xây dựng (công trình có quy mô trung bình từ 300-500 m3/ngày đêm và ở các xã còn khó khăn, chưa có điều kiện đào tạo cho cán bộ nhân viên quản lý, vận hành) cho Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMNT tỉnh quản lý vận hành để đảm bảo phát triển bền vững về lâu dài.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng nên xem xét và chỉ đạo tăng cường vai trò của UBND các cấp (đặc biệt là cấp xã) trong việc quản lý các công trình và tiếp tục tìm thêm những biện pháp để hỗ trợ thêm cho mô hình quản lý này. Các hoạt động hỗ trợ cho mô hình quản lý này có thể bao gồm việc: i) tăng cường về tập huấn kỹ thuật quản lý, khai thác sử dụng, và ii) trích lập quỹ dự phòng của huyện/tỉnh để phục vụ sửa chữa công trình

Trong giai đoạn tới năm 2020, theo chủ trương của tỉnh cũng như Quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục xây dựng các công trình cấp nước tập trung ở cả khu vực miền núi, trung du và vùng đồng bằng. Trước đây, hầu hết các công trình cấp nước đã đi vào hoạt động thường được giao về cho UBND xã quản lý. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tác giả đề xuất huyện Hạ Hòa cũng nên tiến hành xem xét khả năng bàn giao các công trình có quy mô công suất có quy mô trung bình (công suất từ 300 – 500 m3/ngđ) cho Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh quản lý để tăng cường hiệu quả hoạt động về mặt kỹ thuật và tài chính, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư công trình cũng như hiệu quả quản lý vận hành bền vững về dài hạn.

Kinh nghiệm trên toàn quốc cho thấy mô hình Trung tâm có nhiều thế mạnh và đã thực hiện quản lý nhiều công trình cấp nước tập trung nông thôn với quy mô công suất khác nhau và đạt được nhiều kết quả khả quan. Hiện tại trên địa bàn huyện cũng đã có công trình cấp nước đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng với quy mô trung bình (300-500m3/ngđ), việc áp dụng mô hình quản lý trên để đạt hiệu quả tối đa trong vận hành khai thác công trình là hết sức cần thiết.

Hiện tại, do đặc thù về chính sách, địa điểm xây dựng và quy mô công trình, nên Huyện Hạ Hòa chưa áp dụng mô hình doanh nghiệp (như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…) quản lý, vận hành công trình cấp nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới năm 2020, sau khi đã hoàn thành việc rà soát đánh giá lại giá trị công trình, hiệu quả khai thác vận hành và sau khi đã có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai các chính sách xã hội hóa, khuyến khích đầu tư và quản lý công trình, huyện Hạ Hòa cần dựa vào đó xây dựng cơ chế cụ thể, phù hợp hơn cho địa phương để khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, tham gia vào công tác đầu tư và/hoặc quản lý, khai thác công trình đã được đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau.

Như vậy, giải pháp đề xuất nêu trên về việc lựa chọn phương thức tổ chức phù hợp để quản lý vận hành các công trình (cả hiện tại và tương lai) sẽ góp phần giải quyết phần nào thách thức đã nêu liên quan tới hạn chế hiện có về mô hình quản lý vận hành khai thác và sử dụng các công trình cấp nước. Đồng thời, việc chuyển giao các công trình

cấp nước cho các mô hình chuyên nghiệp hơn cũng sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động các công trình cũng như chất lượng công tác báo cáo hoạt động của các công trình đã và sẽ xây dựng. Tuy nhiên không thể áp dụng toàn bộ các công trình bằng mô hình quản lý bởi doanh nghiệp, do hiệu quả đạt được không đủ để giải quyết các hạn chế, tồn tại. Cụ thể, trên địa bàn huyện Hạ Hòa, việc áp dụng mô hình quản lý bởi doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả tối ưu cho các công trình có quy mô lớn và rất lớn, theo như thống kê trong bảng 2.1, giải pháp được sử dụng cho các công trình có khối lượng sản xuất nước từ 40.000 m3 trở lên bao gồm các công trình ở các xã Minh Hạc, Vụ Cầu, Hiền Lương, xã Vĩnh Chân và ở thị trấn huyện Hạ Hòa. Do việc sử dụng mô hình quản lý hiệu quả và bền vững phải đi kèm với chi phí cao, môi trường làm việc thuận lợi. Các xã còn lại là Văn Lang, Đan Thượng và Động Lâm do quy mô trung bình và nhỏ giải pháp trước mắt vẫn là quản lý bởi UBND xã, tuy nhiên phải thay đổi phương thức quản lý tài chính, toàn bộ chi phí thu được phải tổng hợp và báo cáo bằng công văn cho các đơn vị quản lý cấp cao, cân bằng giữa thu và chi để qua đó có chỉ đạo sử dụng chi phí thu được rõ ràng, minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)