Danh sách các đối tượng phỏng vấn và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục. Tổng số các nhân viên tham gia phỏng vấn là 7 người.
3.2.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn cho thấy, những người tham gia phỏng vấn đều hiểu rõ các khái niệm nghiên cứu. Họ cũng đồng ý rằng, sự hài lòng trong công việc của người lao động chịu tác động từ nhiều yếu tố. Năm yếu tố đề cập trong lý thuyết của luận văn: (1) chính sách phát triển và thăng tiến, (2) thu nhập và phúc lợi, (3) sự gắn bó đồng nghiệp, (4) sự giúp đỡ của lãnh đạo, (5) điều kiện làm việc là khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn của người lao động tại Công ty Cổ phần kinh doanh khí miền Nam - chi nhánh Đồng Nai.
Hầu hết các nhân viên đồng ý các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và khái niệm sự hài lòng trong công việc của người lao động là phù hợp và đầy đủ. Tỷ lệ đồng thuận của các nhân viên về các khái niệm nghiên cứu là 100%.
Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình
Thang đo Mức độ đánh giá
Tỷ lệ đồng thuận
Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Kết luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc (1) chính sách phát triển và thăng tiến 7 100% (2) thu nhập và phúc lợi 7 100% (3) sự gắn bó đồng nghiệp 7 100% (4) sự giúp đỡ của lãnh đạo 7 100%
(5) điều kiện làm việc 7
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính
Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của đối tượng phỏng vấn và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu cho thấy:
(1) Các khái niệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng trong công việc và khái niệm sự hài lòng trong công việc của người lao động có tồn tại. Các yếu tố đề cập trong mô hình lý thuyết là đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại Công ty Cổ phần kinh doanh khí miền Nam - chi nhánh Đồng Nai .
(2) Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của: (1) chính sách
phát triển và thăng tiến, (2) thu nhập và phúc lợi, (3) sự gắn bó đồng nghiệp, (4) sự giúp đỡ của lãnh đạo, (5) điều kiện làm việc ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu là rất cần thiết được kiểm định.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm, mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.
Tóm lại, các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm 6 khái niệm đơn hướng, đó là: (1) chính sách phát triển và thăng tiến, (2) thu nhập và phúc lợi, (3) sự gắn bó đồng nghiệp, (4) sự giúp đỡ của lãnh đạo, (5) điều kiện làm việc và (6) sự hài lòng trong công việc của người lao động. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức trong đó: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.
Từ các ý kiến đóng góp điều chỉnh thang đo, tác giả sẽ tổng hợp bổ sung, điều chỉnh các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.
3.2.2.2. Xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo
1) Thang đo chính sách phát triển và thăng tiến
Bảng 3. 3. Nội dung thang đo chính sách phát triển và thăng tiến
Kí
hiệu Nội dung thang đo Nguồn
PTTT1 Công ty có chương trình đào tạo phát triển thường
xuyên phù hợp Bùi Thị Minh
Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014) PTTT2 Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
tay nghề và nâng cao kỹ năng làm việc
PTTT3 Công ty luôn tạo cơ hội cho nhân viên thăng tiến và phát triển
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014)
Thang đo chính sách phát triển và thăng tiến được kế thừa từ nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014) được đo lường bằng 3 biến quan sát. Các biến quan sát được kí hiệu từ PTT1 đến PTTT3
2) Thang đo thu nhập và phúc lợi
Bảng 3. 4. Nội dung thang đo thu nhập và phúc lợi
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
TNPL1 Mức thu nhập hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của tôi
Nghê Thanh Nhanh (2018) TNPL2 Tôi được nhận tiền thưởng trong các dịp lễ, tết
TNPL3 Tôi được đóng bảo hiểm đầy đủ
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh (2018)
Thang đo “thu nhập và phúc lợi” được kế thừa từ nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018). Nhóm thảo luận thống nhất điều chỉnh câu chữ cho phù hợp với thực tế và được thể hiện ở Bảng 3.3. Thang đo thu nhập và phúc lợi được đo lường bằng 3 biến quan sát được kí hiệu từ TLPL1 đến TLPL3.
3) Thang đo điều kiện làm việc
Bảng 3. 5. Nội dung thang đo điều kiện làm việc
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
DKLV1 Môi trường làm việc của cơ quan tôi chuyên nghiệp
Nghê Thanh Nhanh (2018) DKLV2 Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh
DKLV3 Không khí làm việc ở cơ quan tôi thoáng mát, vui vẻ
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh (2018)
Thang đo điều kiện làm việc được thể hiện qua môi trường làm việc, giờ giấc và không khí làm việc tại cơ quan. Thang đo điều kiện làm
việc được đo lường bằng 3 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018), kí hiệu từ DKLV1 đến DKLV3.
4) Thang đo sự gắn bó đồng nghiệp
Bảng 3. 6. Nội dung thang đo gắn bó đồng nghiệp
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
GBDN1 Đồng nghiệp thân thiện và tin cậy
Nguyễn Đức Minh (2016) GBDN2 Anh (chị) và đồng nghiệp phối hợp làm
việc tốt
GBDN3 Đồng nghiệp của anh (chị) hỗ trợ lẫn nhau
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nguyễn Đức Minh (2016)
Sự gắn bó đồng nghiệp được thể hiện qua sự thân thiện, tin cậy và sự hỗ trợ lẫn nhau. Thang đo gắn bó đồng nghiệp được đo lường bằng 3 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh (2016), kí hiệu từ GBDN1 đến GBDN3.
5) Thang đo sự giúp đỡ lãnh đạo
Bảng 3. 7. Nội dung thang đo sự giúp đỡ lãnh đạo
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
GDLD1 Cấp trên luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên
Nguyễn Đức Minh (2016)
GDLD2 Cấp trên quan tâm và hỗ trợ cấp dưới
GDLD3 Cấp trên đối xử với nhân viên công bằng, không phân biệt
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nguyễn Đức
Thang đo giúp đỡ của lãnh đạo được thể hiện qua cấp trên ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên, quan tâm hỗ trợ cấp dưới và không phân biệt đối xử với nhân viên. Thang đo sự giúp đỡ của lãnh đạo được đo lường bằng 3 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh (2016), kí hiệu từ GDLD1 đến GDLD3.
6) Thang đo sự hài lòng trong công việc của người lao động
Sự hài lòng trong công việc của người lao động thể hiện qua sự nỗ lực để hoàn thành công việc. Thang đo sự hài lòng trong công việc được kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh (2016) được đo lường
bằng 5 biến quan sát, từ kí hiệu SHL1 đến SHL5.
Bảng 3. 8. Nội dung thang đo sự hài lòng công việc
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
SHL1 Tôi rất hài lòng với công việc hiện tại
Nguyễn Đức Minh
(2016) SHL2 Tôi sẽ gắn bó lâu dài với công ty
SHL3 Môi trường làm việc tại công ty thân thiện
SHL4 Tự hào khi được làm việc tại công ty
SHL5 Công việc ổn định
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nguyễn Đức Minh (2016)
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng