Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Hệ số phóng đại phương sai VIF (bảng 4.12) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 5 cho thấy khả năng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau).
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Kết quả tại bảng 4.10 cho thấy hệ số Durbin – Watson: d = 1,750 thuộc khoảng (1; 3) nên có thể kết luận mô hình không bị hiện tượng tự tương quan. Giả định về tính độc lập của sai số không bị vi phạm.
Hình 4. 1 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (hình 4.1) cho thấy các phần dư được phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường thẳng đi qua tung độ 0, mà không tuân theo một quy luật (hình dạng) nào nên có thể kết luận mô hình hồi quy bội không vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.
Hình 4. 2 Phân phối chuẩn của phần dư
Hình 4. 3 Biểu đồ tần số P – P Plot của phần dư chuẩn hóa
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa (hình 4.2) cho thấy giá trị trung bình của các quan sát Mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0,988 (gần bằng 1). Do đó có thể kết luận giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm. Biểu đồ tần số P-P plot (hình 4.3) cũng cho thấy các điểm quan sát thực tế không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng (đường chéo) nên mô hình phù hợp với giả định phần dư có phân phối chuẩn.