Năm Gia Long thứ nhất (1802), ông đƣợc thăng Cai Cơ, trấn giữ đồn Trà Ôn (thuộc Trấn Giang) kiêm quản phủ Trà Vinh và Măng Thít (thuộc Vĩnh Trấn). Ông có công giúp nhà Nguyễn dẹp loạn ở biên giới Tây Nam. Năm Gia Long thứ bảy (1808) và năm Gia Long thứ mƣời (1811), hai lần, ông đƣợc triệu về kinh để nhận ban thƣởng và đƣợc thăng Thống chế, tƣớc Dung Ngọc Hầu. Công đức lớn của ông là giúp dân vùng Trà Ôn, Trà Vinh, Măng Thít khai khẩn đất hoang, thành lập xóm làng. Ngoài ra, năm 1819, ông đƣợc Thoại Ngọc Hầu phân công đốc thúc dân phu đào kênh Vĩnh Tế. Do lao tâm, lao lực, ông bị bệnh, mất đầu năm Canh Thìn (1820). Triều đình cử ngƣời đến ban cấp, điếu phúng. Ông đƣợc truy tặng Tiền quân Thống chế, đƣợc tống táng theo nghi lễ. Sau đó, triều đình còn cấp mộ phu quét dọn mồ mả, từ đƣờng. Theo nhiều tài liệu lịch sử, vào mùa hè năm Canh Thìn (1820),
Trấn Tây, lan qua Nam Bộ rồi lan ra tận Thừa Thiên. Trong lúc nguy ngập này, ông đƣợc ngƣời dân địa phƣơng xem là một vị thần linh bảo hộ. Ông đƣợc ngƣời dân địa phƣơng xem là một vị Tiền hiền (ngƣời Hoa xem ông nhƣ ông Bổn ở địa phƣơng), đƣợc thờ cúng dƣới dạng “Báo hổ tƣ nguyên”. Hiện nay, Lăng và mộ phần quan Thống chế điều bát cùng phu nhân ở tại giồng Thanh Bạch, ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, cách thị trấn Trà Ôn khoảng hai cây số. Toàn khu vực này ở trên khu đất trống trải, xung quanh có nhiều cây cao bóng mát và hoa quả tƣơi đẹp. Khu miếu thờ có ba ngôi : chính điện, võ ca và nhà khách. Tất cả các công trình kiến trúc đều làm bằng gỗ, lợp ngói, nền gạch, vách gạch. TrongLăng thờ vợ chồng Thống chế điều bát và các danh nhân nhƣ Tả quân Lê Văn Duyệt, Bình Tây Tƣớng quânTrƣơng Định, Bình Tây Phó tƣớng Nguyễn An (Phó tƣớng Trƣơng Định, sau khi thất bại ở Gò Công, trở về tiếp tục nổi dậy và hi sinh tại Trà Ôn). Anh hùng Nguyễn Trung Trực, quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn đƣợc nhà Nguyễn phong Trung đẳng Thần vào năm 1944. Phần mộ Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn và phu nhân làm theo kiểu song hồn, nằm phía sau Lăng. Xung quanh mộ có tƣờng hoa, có bình phong, trụ liễu… trang trí hình lá, giao long và có cặp kỳ lân đứng hầu. Trên rặng liễu có câu đối ngắn,thể hiện đƣợc đức độ ngƣời đã mất:
Hàng năm, tại Lăng Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn có các ngày lễ : - Giỗ Tiền quân phu nhân : 16 và 17 tháng hai âm lịch.
- Giỗ Phó soái Nguyễn An, giỗTiềnhiền và Hậu hiền : 20 tháng 12âm lịch. Nhƣng ngày lễ quan trọng nhất là ngày giỗ quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn vào ngày mồng ba và mồng bốn tháng Giêng âm lịch. Trong các ngày này, hàng ngàn ngƣời Việt, Hoa, Khmer ở vùng Trà Ôn, Cầu Kè,Trà Vinh, Sóc Trăng… về tham dự. Lễ giỗ quan Thống chế mang ý nghĩa là lễ cầu phƣớc vào những ngày đầu xuân. Ngoài ra, ngƣời dân đến lễ bái còn có ý nghĩa uống nƣớc nhớ nguồn. Do đó, tuy là lễ giỗ, nhƣng cũng có đầy đủ nghi tiết : Túc yết, Chánh tế, tế Tiền hiền, Hậu hiền, xây chầu, Đại bội và Hát bội. Ngoài ra, vì đây là những ngày đầu xuân nên bà con ngƣời Hoa thƣờng tổ chức múa lân, bà con ngƣời Khmer trình diễn nhạc
ngũ âm hoặc múa hát theo phong cách của họ. Quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn trở thành vị phúc thần của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer tại Trà Ôn.
Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định xếp hạng Lăng Ông là di tích lịch sử văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996. (Quyết định số 310-QĐ ngày 13/2/1996).
Văn Thánh Miếu: