5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Thực trạng xây dựng tiêu chu n, chức danh, ngạch bậc cán bộ, công chức
chức KBNN tỉnh Quảng Trị
Xác định tiêu chu n chức danh CBCC là cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ; không xây dựng được tiêu chu n hoặc xây dựng tiêu chu n không phù hợp thì không có căn cứ để xây dựng được đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcủa đơn vị.
Nhiệm vụ chính trị của ngành Kho bạc quyết định số lượng, cơ cấu, ph m chất, năng lực, tiêu chu n CBCC của ngành. đồng thời liên quan đến công tác quy hoạch, tuyển chọn, xác định số lượng, cơ cấu đào tạo, bồi dưỡng CBCC và có cơ sở để đánh giá công tác xây dựng đội ngũ CBCC ngành Kho bạc.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
KBNN Quảng Trị hiện đang thực hiện quản lý tiêu chu n, chức danh đối với đội ngũ CBCC của KBNN bao gồm cả tiêu chu n chức danhlãnh theo các văn bản sau:
- Thông tư 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chu n nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
- Thông tư 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chu n nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
- Quyết định 187/QĐ-BTC ngày 17/01/2006 về việc ban hành tiêu chu n Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực, Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương
- Quyết định 252/QĐ-KBNN ngày 02/04/2009 ban hành tiêu chu n phó Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương;
- Quyết định 253/QĐ-KBNN ngày 02/04/2009 ban hành tiêu chu n Giám đốc, phó Giám đốc KBNN huyện, quận, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh
- Quyết định 254/QĐ-KBNN 2/4/2009 ban hành Tiêu chu n Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng KBNN
- Quyết định 56/QĐ-KBNN ngày 08/02/2012 V/v sửa đổi Quyết định số 253/QĐ-KBNN và 254/QĐ-KBNN ngày 02/04/2009 của Tổng Giám đốc KBNN
Việc thực hiện các tiêu chu n, chức danh CBCC tại KBNN Quảng Trị thời gian qua chủ yếu dựa vào những quy định sẵn có của Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính, KBNN. Điều này có ưu điểm là đơn giản, thuận tiện cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng và giải quyết chế độ, chính sách đối với CBCC, đảm bảo tính khách quan và công bằng.
Tuy nhiên, điều này cũng có những nhược điểm nhất định. Trước tiên đó là sự thiếu chủ động trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC tại KBNN Quảng Trị. Phần lớn các quy định tiêu chu n, chức danh của Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính, KBNN đưa ra có tính chất bao quát nên chưa thể cụ thể hết các yếu tố cần thiết trên thực tế. Tuy vậy, KBNN Quảng Trịvẫn chưa thật sự cụ thể hóa đượccác tiêu chu n, chức danh cho phù hợp với các yêu cầu về chứcnăng,nhiệm vụ công tác của CBCC tại đơn vị. Bên cạnh đó, các tiêu chu n, chức danh hiện nay vẫn còn tình trạng chỉ gắn với “người” mà chưa gắn với việc (điều đó lý giải tại sao CBCC chỉ lo chạy bằng cấp, chứng chỉ trong đào
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tiêu chu n quy định, còn công việc thì ít quan tâm hơn); tính định tính, định lượng trong tiêu chu n còn chung chung như “có lập trường chính trị vững vàng”, “ph m chất đạo đức tốt”… Chính điều này khiến cho việc áp dụng máy móc trên thực tế trở nên khó khăn.
Bảng 2.8: Ngạch bậc của cán bộ, công chức KBNN Quảng Trị
Đơn vị tính: Ngư i, % Nội dung Cán sự hoặc tương đương trở xuống Chuyên viên hoặc tương đương Chuyên viên chính hoặc tương đương SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Các chức danh cán bộ - Giám đốc KBNN tỉnh 0 0,00 0 0,00 1 11,11 - Phó Giám đốc KBNN tỉnh 0 0,00 0 0,00 2 22,22 - Trưởng phòng và tương đương 0 0,00 9 31,03 6 66,67 - Phó Trưởng phòng và tương đương 0 0,00 20 68,97 0 0,00
Tổng cộng 0 0,00 29 76,32 9 23,68
2.Các chức danh công chức
- Kế toán viên 3 5,77 8 10,26 0 0,00
- Kiểm soát chi 3 5,77 14 17,95 0 0,00
- Giao dịch viên 13 25,00 43 55,13 0 0,00
- Thanh tra viên 0 0,00 4 5,13 0 0,00
- Kiểm ngân 8 15,38 4 5,13 0 0,00
- Chuyên viên Văn phòng 0 0,00 3 3,85 0 0,00
- Công chức Tổ chức 1 1,92 1 1,28 0 0,00
- Công chức Tin học 0 0,00 1 1,28 0 0,00
- Công chức Hành chính khác (Bảo
vệ, nhân viên phục vụ, lái xe) 24 46,15 0 0,00 0 0,00
Tổng cộng 52 40,00 78 60,00 0 0
(Nguồn: Phòng CCB - KBNN tỉnh Quảng rị)
Ngạch công chức của cán bộ căn cứ trình độ đào tạo, khả năng làm việc, am hiểu về công việc của bản thân đội ngũ cán bộ, công chức. Theo luật pháp quy định, hiện có các mốc ngạch chuyên môn như sau:
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
+ Một là, Cán sự hoặc tương đương hoặc thấp hơn (cán sự, kế toán viên trung cấp, kế toán viên sơ cấp, nhân viên kỹ thuật, văn thư – lưu trữ, ...) Là công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm giúpviệc lãnh đạo, quản lý hoặc hỗ trợ, phục vụ cho các công chức ở ngạch cao hơn và thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo theo sự phân công của cấp trên.đây là các công chức có trình độ học vấn dưới Đại học hoặc Đại học nhưng đăng ký thi hoặc xét tuyển và trúng tuyển vào những ngạch công chức đó;
+ Hai là Chuyên viên hoặc tương đương (chuyên viên, kế toán viên, ...) Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
là các công chức có hoạt động chuyên môn về một lĩnh vực nào đó. Để đạt được trình độ này, công chức phải trải qua quá trình học tập và thi để bổ nhiệm vào ngạch do nhà nước quy định cho từng ngành nghề cụ thể;
+ Ba là Chuyên viên chính hoặc tương đương (chuyên viên chính, kế toán viên chính, ...) Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan,đơn vị; tham mưu, tổng hợp xây dựng hoặc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.và cũng được nhà nước đào tạo và thi theo quy định;
+ Bốn là chuyên viên cao cấp: Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp tỉnh trở lên, có trách nhiệm chủ trì tham mưu, tổng hợp và hoạch định chính sách, chiến lược có tính vĩ mô theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách. đây là mức cao nhất về chuyên môn mà một cán bộ, công chứccó thể đạt được.
Bảng tổng hợp ngạch chuyên môn của CBCC Kho bạc Nhà nước Quảng Trị cho thấy, hiện nay trình độ đạt được chủ yếu là chuyên viên hoặc kế toán viên 107/167 cán bộ, công chức chiếm 64%. Số lượng chuyên viên chính còn khá thấp 9/167 CBCC,
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
chiếm 5,4% và không có chuyên viên cao cấp. Đây là một trong những vấn đề khá lớn trong công tác đào tạo của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Quảng Trị nói riêng. Để đạt được trình độ chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp đòi hỏi người công chức phải có những nỗ lực rất lớn trong quá trình làm việc thực tế, học tập và thi cử, chủ trì xây dựng, nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có th m quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu (tuỳ yêu cầu của ngạch). Số lượng các chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp còn quá thấp cho thấy trong thời gian tới cần có các chính sách hỗ trợ công chức tiếp tục học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ của mình.