Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng tháp (Trang 36)

2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp và BIDV Đồng Tháp.

- Số liệu sơ cấp:

Nguồn số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài này được thu thập bằng phương pháp điều tra gửi bảng câu hỏi đến cho khách hàng cá nhân khi đến giao dịch tại

ngân hàng hoặc đến tận nhà qua tư vấn chokhách hàng sử dụng các sản phẩm mới.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện thị. Trong đó, thành phố Cao Lãnh; thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười là những địa bàn đông dân cư, có trung tâm thương mại, kinh tế- xã hội phát

Vấn đề nghiên cứu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi

tiền của người dân vào BIDV ĐồNG THÁP.

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết về Ngân hàng

thương mại và nguồn vốn huy động.

Nghiên cứu định tính

Mô hình nghiên cứu

- Mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định gửi tiền hay không gửi tiền của khách hàng.

- Mô hình Tobit để phân tích ảnh hưởng của

triển, số lượng Ngân hàng và các điểm giao dịch nhiềụ Do vậy, với việc giới hạn về thời gian, chi phí và phải thể hiện tính kịp thời trong nghiên cứu; tác giả chọnphương pháp nghiên cứu thuậntiệnnhững khách hàng cá nhân từ 5 địa bàn trên để đại diện cho tổng thể nghiên cứụ Số quan sát gồm 176 mẫu là đủ lớn để tiến hành nghiên cứụ

2.3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Để đánh giá thực trạng huy động vốn của BIDV Đồng Tháp trong thời gian

qua, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: so sánh, tần suất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn để đánh giá thực trạng huy

động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi

nhánh Đồng Tháp trong thời gian quạ

Ngoài ra để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiềncủa khách hàng cá nhân tại BIDV Đồng Tháp, đề tài sử dụng mô hình Probit. Mô hình Probit

được sử dụng có dạng như sau:

i k j ij j i x u y    1 0 *   Trong đó, * i

y chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét

biến giả yiđược khai báo như sau:

= 1 nếu yi* > 0

yi* = = 0 trường hợp khác (2)

- y là biến phụ thuộc: thể hiện khả năng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, có

giá trị là 1 nếu khách hàng gửi tiền vào BIDV Đồng Tháp, và có giá trị là 0 nếu khách hàng không gửi tiền vào BIDV Đồng Tháp.

- xij: Các biến độc lập và được diễn giải chi tiết ở bảng 2.1.

Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền gửi của người dân tại

BIDV Đồng Tháp, đề tài sử dụng mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn (mô hình Tobit) như sau:

yi* = xi + ui nếu yi* > 0 yi = 0 nếu yi* ≤0

với uiin(0,2)

Trong đó:

- Yi: là biến phụ thuộc, đo lường bằng lượng tiền gửi của khách hàng.

- Xi : Các biến độc lập và được diễn giải chi tiết ở bảng 2.1 dưới đâỵ

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình Probit và Tobit

Biến số Đơn vị đo lường Dấu kỳ vọng

Giới tính (X1) Biến giả có giá trị là 1 nếu khách hàng là

nam, có giá trị là 0 nếu khách hàng là nữ -

Trình độ học vấn (X2) Biến giả có giá trị là số năm +

Thu nhập (X3) Triệu đồng/năm +

Lãi suất huy động (X4) %/năm +

Địa điểm của ngân hàng

(X5) Km -

Thời gian giao dịch (X6) Phút/một giao dịch -

Các biến diễn giải trong mô hình và giả thuyết kỳ vọng

- Giới tính của khách hàng gửi tiền được xem như là biến giả, có giá trị là 1 nếu khách hàng gửi tiền là nam, có giá trị là 0 nếu người gửi tiền là nữ. Với đặc

điểm kinh tế-xã hội ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu

Long nói riêng, mặc dù nam giới thường được xem là người trụ cột và tạo ra của cải cho gia đình nhưng phụ nữ lại có thói quen nắm giữ tiền và sử dụng tiền của gia đình mình cho mục đích chi tiêu, tích luỹ và dự phòng. Mặt khác, tâm lý chung của phụ nữ thường thích thu tiền vào nhiều hơn là phải chi ra, kể cả những khoản chi ra được nam giới trong gia đình đánh giá là hợp lý và hiệu quả. Chính

vì vậy, phụ nữ là những người được kỳ vọng có cơ hội gửi tiền vào ngân hàng

- Trình độ học vấn của người gửi tiền: Đây là biến giả. Biến này có giá trị là 1 nếu những người gửi tiền có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, có giá trị là o nếu những người gửi tiền có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống. Với những người có trình độ học vấn cao, khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính; lựa chọn, đa dạng hoá các kênh đầu tư thường được đánh giá tốt hơn so với những người khác. Mặt khác, những người có trình độ học vấn cao thường có nghề nghiệp

và thu nhập ổn định nên họ là những người có khả năng sử dụng sản phẩm huy

động vốn của ngân hàng thường xuyên hơn.

- Thu nhập của khách hàng gửi tiền được tính bằng triệu đồng/năm bao gồm

các khoản: lãi ròng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; lương, thưởng; thu nhập khác. Những người có thu nhập cao thì khả năng gửi tiền vào ngân hàng càng lớn.

- Lãi suất huy động: là lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM niêm yết

trên địa bàn và được đo lường bằng tỷ lệ %/năm. Hầu hết, đối với nhóm khách hàng cá nhân, lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng khi họ quyết định gửi tiền

vào ngân hàng. Do vậy, nếu ngân hàng có lãi suất huy động cao hơn sẽ thu hút được khách hàng gửi tiền nhiều hơn.

- Địa điểm của ngân hàng : đo lường bằng khoảng cách (km) từ nơi ở/địa điểm kinh doanh của cá nhân gửi tiền đến nơi giao dịch của ngân hàng. Khoảng cách càng ngắn thì càng thuận tiện cho khách hàng gửi tiền.

- Thời gian giao dịch khi khách hàng gửi tiền được đo lường bằng phút là thời gian cần thiết để hoàn thành giao dịch gửi tiền của khách hàng. Thời gian giao dịch này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp, hiện đại của ngân hàng.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 3.1. SƠ LƯỢC VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1.1Khái quát vềđiều kiện tự nhiên

Đồng Tháp là mộttỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố

Hồ Chí Minh 165 km, phía bắc giáp tỉnh PrâyVeng (Campuchia) trên chiều dài biên giới hơn 48 km, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Đồng Tháp có diện tích tự nhiên

3.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm: thành phố Cao Lãnh (tỉnh lỵ), thành phố Sa Đéc; thị xã Hồng Ngự và 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò).

Địa hình Đồng Tháp khá bằng phẳng theo xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông; được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn.

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn

tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến

tháng 4 năm saụ Lượng mưa trung bình từ 1.682 – 2.005 mm, tập trung vào mùa

mưa, chiếm 90 –95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi

cho phát triển nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình 270C, cao nhất 34,30C, thấp nhất

21,80C. Thủy văn chịu tác động bởi 3 yếu tố: nước lũ từ thượng nguồn sông Mê

Kông, mưa nội đồng và thủy triều biển Đông. Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa: mùa kiệt nước từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

Nền nông nghiệp – nuôi trồng thủy sản phát triển: Với khí hậu ôn hòa, hệ thống thủy lợi được đầu tư rộng khắp, lại được 2 con sông Tiền và sông Hậu hiền

hòa chảy qua cung cấp nguồn nước ngọt vô tận và lượng phù sa dồi dào nên Đồng Tháp có nền nông nghiệp rất phát triển. Hiện nay Đồng Tháp đang là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam với diện tích gieo trồng 462.042 ha, sản lượng trên 2,8 triệu tấn. Ngoài cây lúa, Đồng Tháp còn có trên 38.000 ha diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngàỵ Nhiều vùng hoa màu ven sông Tiền, sông Hậu đang được xây dựng thành vùng chuyên canh, cung cấp nông sản phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩụ

Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ 2 sau cây lúạ Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, tôm

càng xanh. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 5.285 ha, nông dân tập trung nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậụ Hàng năm cung cấp cho chế biến xuất khẩu trên 290.000 tấn cá và hàng ngàn tấn tôm càng xanh, với

kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt hàng trăm triệu USD.

Trái cây Đồng Tháp cũng nổi tiếng trong vùng với xoài Cao Lãnh, quýt hồng

Lai Vung, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà (có trái quanh năm) v.v. những loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Trong tổng số 30.000 ha diện tích cây ăn trái cho sản lượng hơn 150.000 tấn/năm, trong toàn Tỉnh hiện đã có không ít những vườn cây kiểu mẫu được sản xuất theo hướng chuyên canh, sản phẩm đạt chất lượng và độ đồng đều cao để tiến tới xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩụ

Giao thông nội vùng và liên khu vực thuận lợi: Đồng Tháp cũng là tỉnh có

nhiều quốc lộ đi qua địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh có 3.402 km đường giao thông bộ, sắp tới tuyến đường N2 hoàn thành sẽ đánh thức tiềm năng kinh tế Đồng Tháp Mười và cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống được xây dựng sẽ kích thích mọi ngành kinh tế phát triển. Quốc lộ 30, quốc lộ 80, quốc lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ các tỉnh trong khu vực.

Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cập cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập

trung đầu tư khai thác lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên.

Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu góp phần làm cho hệ thống giao thông thủy

của tỉnh trở nên thông suốt. Hai bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ sông

Tiền có khả năng đón tàu có tải trọng lên 5.000 DWT giúp vận chuyển hàng hóa

thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchiạ

Cơ sở hạ tầng cho công nghiệp được qui hoạch và phát triển đồng bộ: Trên

bước đường công nghiệp hoá cùng cả nước, Đồng Tháp đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Đồng Tháp đã quy hoạch tổng thể 7 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu công nghiệp tập trung (Trần Quốc Toản, Sa Đéc, Sông Hậu) với quy mô lớn đảm bảo về hạ tầng thuận tiện về giao thông cả đường bộ và đường thủỵ Tỉnh hiện đang thực hiện quy hoạch 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 2.000 ha, trong đó có 19 cụm đã được lập quy hoạch chi tiết với diện tích gần 1.000 hạ Các khu công nghiệp đều có đường điện cao, trung thế và hệ thống nước sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

Tài nguyên du lịch phong phú: Thiên nhiên hào phóng, hệ sinh thái ngập

nước đã ban tặng cho Đồng Tháp nhiều nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá.

Trước tiên phải kể đến Vườn quốc gia Tràm Chim, địa danh được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến. Ðây là mô hình thu nhỏ cảnh quan sinh thái của vùng Ðồng Tháp Mười và là nơi sinh sống của sếu đầu đỏ - một loài chim quý hiếm được thế giới bảo vệ... Vườn quốc gia Tràm Chim còn đạt được bảy trong chín tiêu chuẩn của công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước. Kế đến là khu du lịch sinh thái Gáo

Giồng, đây là một quần thể gần 2.000 ha rừng tràm nơi tập trung hơn 15 loài chim

muông quý hiếm sinh sống, làm tổ và đẻ trứng; cùng với nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng.

Làng hoa kiểng Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”. Làng hoa kiểng Sa

trồng hoa và cây cảnh. Du khách có thể thấy, ở đây các loại cây kiểng quí hiếm có hình dáng đẹp, lạ, tuổi thọ hàng trăm năm. Hoa kiểng Sa Đéc không chỉ mang lại nguồn kinh tế cao cho địa phương mà còn là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Hoa kiểng truyền thống ở Sa Đéc, một thứ hàng hóa đặc thù không chỉ hiệu quả về kinh tế mà bao hàm cả giá trị, văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường sinh thái và làng hoa Sa Đéc đã được lâp dự án xây dựng, không xa sẽ trở thành một điểm du lịch lý thú mang sắc thái độc đáo riêng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng Tháp còn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều di tích văn hóa, lịch sử: Khu di tích Gò Tháp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia với quần thể gồm 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ

Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ. Đặc biệt, tại đây giới khảo cổ đã

phát hiện được di chỉ văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cách đây khoảng 1.500 năm. Bên cạnh đó, Gò Tháp nằm giữa Đồng Tháp Mười bao la, môi trường

sinh thái còn nhiều hoang sơ và cảnh quang thiên nhiên đẹp. Bộ Văn hóa – Thể

Thao và Du lịch đã phê duyệt dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái tại Gò Tháp, với các khu vui chơi giải trí, dự án Tháp Sen 10 tầng, ẩm thực; khu bảo tồn và trưng bày động vật hoang dã vùng Tháp Mười; khu bảo tồn, giới thiệu các di tích lịch sử, tín ngưỡng; khu sinh thái với nhiều lung sen, rừng tràm và sân chim, câu cá. Khu di tích xứ ủy Nam Bộ cũng được dự kiến xây dựng, tái hiện lạị Ngoài ra, Lễ hội Gò Tháp (vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch hàng năm) với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và không khí lễ hội mang đậm tính dân gian và in dấu ấn một thời mở cõi đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ thu hút hàng trăm ngàn lượt khách thập phương đến tham quan, chiêm báị Đáp ứng được nhu cầu tâm linh của mọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng tháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)