Kết quả điều tra từ bảng 4.2 cho thấy số cá nhân nữ được phỏng vấn gồm 105
người, chiếm 59,7% trên tổng số mẫu; tương tự đối với cá nhân là nam giới lần lượt
là 71 người và 40,3%. Mặc dù cuộc điều tra thu thập số liệu được tiến hành một cách ngẫu nhiên trên 5 địa bàn thuộc thành phố, huyện thị trong tỉnh nhưng cơ cấu mẫu theo giới tính cho một kết quả không có sự chênh lệch đáng kể về giới tính.
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính
Giới tính Cá nhân gửi tiền Cá nhân không gửi tiền Cộng
Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)
Nam 53 41,4 18 37,5 71 40,3
Nữ 75 58,6 30 62,5 105 59,7
Cộng 128 100,0 48 100,0 176 100.0
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
Trong số 176 người được phỏng vấn có gửi tiền vào ngân hàng, tỷ lệ về giới tính từ cuộc điều tra cho thấy không có sự khác biệt lớn về số lượng nam và nữ. Số người gửi tiền là nam giới có 74 người, chiếm tỷ lệ 47,8%; số cá nhân tham gia gửi tiền vào ngân hàng còn lại là nữ, chiếm tỷ lệ 52,2% ( bảng 4.2).
4.1.1.3 Cơ cấu mẫu theo địa bàn
Trong tổng số 176 cá nhân được phỏng vấn, địa bàn thành phố Cao Lãnh có
263 cá nhân, chiếm 49,4 % tổng số mẫu điều tra; các địa bàn còn lại gồm thành phố
Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười chiếm 45,5 %.
Trong đó, số cá nhân được phỏng vấn ở mỗi huyện chiếm tỷ lệ trung bình khoảng
14,5% tổng số mẫu điều trạ Cơ cấu mẫu theo địa bàn được trình bày ở bảng 4.3 là
phù hợp, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu bởi lẽ, các địa bàn được lựa chọn cho cuộc khảo sát nêu trên đều là những khu trung tâm thương mại, kinh tế-xã hội lớn
của tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, thành phố Cao Lãnh là trung tâm lớn nhất của của
tỉnh có nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương.
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo địa bàn
Địa bàn Cá nhân gửi tiềnTần Cá nhân không gửi tiền Cộng suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)
Tp. Cao Lãnh 65 51,5 15 32,6 80 46,5 Tp. Sa Đéc 15 11,9 10 21,7 25 14,5 Thị xã Hồng Ngự 12 9,5 8 17,3 20 11,6 Huyện Tháp Mười 16 12,7 9 19,5 25 14,6 Huyện Cao Lãnh 18 14,2 4 8,9 22 12,8 Cộng 126 100,0 46 100,0 172 100,0
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
Số liệu thống kê điều tra thể hiện ở bảng 4.3 cũng cho thấy trong nhóm những người gửi tiền thì số người gửi tiền ở thành phố Cao Lãnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 51,5%, các địa bàn còn lại gồm thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, huyện
Cao Lãnh và huyện Tháp Mười chiếm 48,4%. Trong đó, thành phố Sa Đéc 15 người
(chiếm 11,9%), thị xã Hồng Ngự 12 người (chiếm 9,5%), huyện Cao Lãnh 18 người người (chiếm 14,2%) và huyện Tháp Mười 16 người (chiếm 12,7%).
4.1.1.4 Thu nhập của cá nhân được phỏng vấn
Số liệu tổng hợp từ cuộc khảo sát cho thấy trong tổng số mẫu điều tra, số cá nhân có thu nhập thấp nhất là 8 triệu đồng, cao nhất là 2 tỷ bốn trăm triệu đồng, giá trị thu nhập trung bình một cá nhân là 247 triệu đồng. (bảng 4.4)
Bảng 4.4: Thu nhập của cá nhân được phỏng vấn
Chỉ tiêu Số quan sát nhỏ nhấtGiá trị Trung bình lớn nhấtGiá trị Độ lệch chuẩn
Thu nhập (triệu
đồng/năm) 176 10 292,1 1.000 218,3
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
4.1.1.5 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn của những cá nhân gửi tiền
Trong tổng số 176 cá nhân được phỏng vấn, nhóm có trình độ đại học có 51 cá
nhân, chiếm 28,9%; trên đại học có 30 cá nhân, chiếm 17%; nhóm có trình độ cao
đẳng có 44 cá nhân, chiếm 25%; nhóm có trình độ phổ thông trung học có 23 cá
nhân, chiếm 13,1%; và nhóm cón lại có 28 cá nhân, chiếm 16%. Số liệu điều tra đối với 128 cá nhân gửi tiền được phỏng vấn, những người có trình độ đại học có 43
người, chiếm tỷ trọng cao nhất là 33,6%; kế đến là nhómcó trình độ cao đẳng, trung cấp có 33 người, chiếm tỷ trọng 25,8 %; kế đến là nhóm cá nhân có trình độ sau đại học gồm 20 người, chiếm tỷ trọng là 15,6 %; những nhóm còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trong đó, nhóm có trình độ học vấn khác hầu như thờ ơ không quan
tâm nhiều với việc gửi tiền vào ngân hàng, chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp là 11,7%
(Bảng 4.5).
Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn của những cá nhân gửi tiền
Trình độ học vấn Cá nhân gửi tiềnTần Cá nhân không gửi tiền Cộng suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)
Sau đại học 20 15,6 10 20,8 30 17,0 Đại học 43 33,6 8 16,7 51 28,9 Cao đẳng/trung cấp 33 25,8 11 22,9 44 25,0 Phổ thông trung học 17 13,3 6 12,5 23 13,1 khác 15 11,7 13 27,1 28 16,0 Cộng 128 100,0 48 100,0 176 100,0
Nhìn chung, tại thời điểm điều tra số liệu, nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành chính sách vĩ mô. Do vậy, những người có trình độ học vấn đại học, cao đẳng, trung cấp, phổ thông trung học hầu hết thuộc thành phần làm công ăn lương hoặc hành nghề kinh doanh, buôn bán nên họ là
những người thường sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng để thực
hiện một mục tiêu nào đó.
4.1.2 Thực trạng tiền gửi cá nhân tại các NHTM trên địa bàn: Kết quả mẫu nghiên cứu nghiên cứu
4.1.2.1 Mục đích sử dụng nguồn tiền tiết kiệm của cá nhân
Khảo sát 176 mẫu với nhiều sự chọn lựa khác nhau theo mục đích sử dụng
nguồn tiền tiết kiệm của gia đình người được phỏng vấn cho thấy có 126 ý kiến sử dụng cho mục đích gửi tiền vào ngân hàng, chiếm 71,8% trên số người được phỏng vấn; tỷ lệ này đối với mục đích sử dụng nguồn tiền tiết kiệm vào việc mua đất, mua vàng lần lượt là 2,84% và 0,56%. Các cá nhân sử dụng nguồn tiền tiết kiệm của gia đình mình vào mục đích khác như: cho hàng xóm vay, chơi hụi, đầu tư...chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng số mẫu điều trạ Kết quả khảo sát này phản ảnh, những người có nguồn tiền nhàn rỗi, ngoài việc gửi tiền vào ngân hàng, trong danh
mục sử dụng nguồn tiền tiết kiệm của họ cũng đồng thời tìm đến các kênh đầu tư khác nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn. (Bảng 4.6)
Bảng 4.6: Mục đích sử dụng nguồn tiền tiết kiệm của cá nhân
Mục đích sử dụng nguồn tiền tiết kiệm Số quan sát Tần suất Tỷ lệ (%)
Gửi tiền ngân hàng 176 126 71,8
Cho hàng xóm vay 176 1 5,9
Chơi hụi 176 0 9,6
Mua vàng 176 1 0,5
Mua đất 176 5 2,84
Khác 176 1 9,8
4.1.2.2 Lượng tiền gửi của cá nhân phân theo nghề nghiệp
Kết quả khảo sát 176 người cho thấy những cá nhân thuộc thành phần kinh doanh buôn bán có lượng tiền gửi bình quân cao nhất đạt 356,5 triệu đồng/người, đồng thời nhóm cá nhân này cũng là những người có số lượng tiền gửi lớn nhất lên đến 14.570 triệu đồng, chiếm 23,2% trên tổng lượng tiền gửị Nhóm cá nhân có
lượng tiền gửi bình quân cao kế tiếp thuộc ngành nghề khác như: quản lýcó nguồn
thu nhập cao với số dư tiền gửi bình quân một cá nhân là 421,4 triệu đồng, nhưng số lượng tiền gửi của cả nhóm này chỉ có 11.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng lượng tiền gửi với tỷ lệ là 15,9%. Các nhóm cá nhân thuộc thành phần công chức, viên chức; quản lý và nông dân, số dư tiền gửi bình quân một cá nhân dao động từ 200 triệu đồng với tổng lượng tiền gửi là 9.204 triệu đồng, chiếm tỷ lệ
26,1% trên tổng lượng tiền gửi của các cá nhân gửi tiền tại các ngân hàng. Trong
khi đó, nhóm cá nhân thuộc thành phần khác có số dư tiền gửi bình quân3.340 triệu đồng, thu nhập bìnhquân trên đầu ngườikhoảng 219,2 triệu đồng (bảng 4.7).
Bảng 4.7: Lượng tiền gửicủa cá nhân gửi tiền theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số cá nhân Tỷ lệ (%) Lượng tiền gửi trung bình của cá nhân(triệu đồng)
Công chức/viên chức 46 26,1 200
Kinh doanh/buôn bán 41 23,2 356,5
Công nhân/nhân viên 29 16,5 251,2
Quản lý 28 15,9 421,4
Nông dân 18 10,2 261,1
Khác 14 8,1 219,2
Tổng cộng 176 100,0 289,4
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
4.1.2.3 Tiền gửi của cá nhân tại các NHTM
Số liệu tổng hợp từ bảng 4.8 có được từ cuộc khảo sát 176 cá nhân gửi tiền vào các NHTM theo đó, mỗi cá nhân có thể cùng một lúc gửi tiền vào các NHTM khác nhaụ Các NHTM còn lại, số cá nhân gửi tiền chiếm tỷ trọng nhỏ.
Kết quả này cũng phản ánh đúng thực trạng hoạt động của các ngân hàng trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay là luôn nâng cao thương hiệu; mở rộng mạng lưới kinh doanh; đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ; chiến lược kinh doanh hợp lý; thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng,…nhằm củng cố và phát triển thị phần.
Bảng 4.8: Tiền gửi của cá nhân tại các NHTM
NHTM Gửi tiền
Tần suất Tỷ lệ (%)
Ngân hàng Đầu tư 126 71,5
NHTM khác* 46 28,5
Tổng cộng 172 100,0
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
*: Bao gồm các NHTM cổ phần sau: Ngoại thương, công thương, Nông nghiệp,
Thịnh Vượng, Cổ phần Sài Gòn, Quốc Tế, Phương Đông, Sài Gòn-Hà Nội, An Bình, PhươngTây, Bắc Á, Á Châu, Xây dựng, Kỹ Thương
4.1.2.4 Lãi suất tiền gửi tại NHTM
Cơ cấu mẫu của các cá nhân gửi tiền theo lãi suất tiền gửi bình quân tại các
NHTM được trình bày ở bảng 4.9 cho thấy BIDV Đồng Tháp huy động cao nhất
với lãi suất huy động tiền gửi bình quân 6,1%/năm. Các Ngân hàng còn lại huy động với lãi suất bình quân là 6,05%
Như vậy, theo kết quả này, việc chênh lệch lãi suất huy động tiền gửi bình quân giữa các NHTM trên địa bàn là không đáng kể. Đồng thời, lãi suất huy động tiền gửi bình quân của các NHTM đều vượt lãi suất trần huy động tiền gửi của NHNN Việt Nam hiện naỵ Tuy nhiên, kết quả điều tra này lại phản ảnh đúng thực tế thị trường huy động vốn hiện nay của các NHTM đó là tình trạng “gửi tiết kiệm thêm lãi suất ngoài hợp đồng” lãi suất như: chi thêm ngoài lãi suất bằng tiền mặt, quà, tặng, khuyến mãi,…để cải thiện tính thanh khoản và sử dụng vốn cho các hoạt động đầu tư, cho vay của các TCTD.
Bảng 4.9: Lãi suất tiền gửi tại NHTM trên địa bàn
Loại hình NHTM Số quan sát Lãi suất tiền gửi bình quân (%)
Ngân hàng Đầu tư 128 6,1
Nhóm các NHTM khác 46 6,05
Tổng cộng: 172
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
4.1.2.5 NHTM gây ấn tượng theo sự lựa chọn của người gửi tiền
Trong số 176 người gửi tiền được phỏng vấn, BIDV Đồng Tháp được xem là
ngân hàng gây ấn tượng nhiều nhất với 99 người lựa chọn, chiếm tỷ lệ 56,3%. Hơn nữa Ngân hàng TMCP Đầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV) đã vinh dự trở thành
Ngân hàng duy nhất hai năm liên tiếp được trao giải thưởng Ngân hàng Điện tử Việt
Nam tiêu biểu và Ngân hàng vì cộng đồng 2015 tại Lễ trao giải “Giải thưởng Sản
phẩm/Dịch vụ Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam năm 2015.
Đây là giải thưởng nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt
Nam - Vietnam Retail Banking Forum (trước đây được biết đến là Diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á - ASEAN Banker Forum). Diễn đàn do Hiệp hội Ngân hàng
Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Vietnam) tổ chức nhằm tìm
kiếm và tôn vinh những ngân hàng hoạt động xuất sắc và đóng góp có ý nghĩa cho
sự phát triển cho ngành ngân hàng Việt Nam.
Giải thưởng được thành viên Hội đồng xét duyệt bao gồm các đại diện từ cơ
quan Chính phủ, Bộ ngành, Hiệp hội, các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tài chính và công nghệ bình chọn. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá, xét duyệt qua nhiều vòng
của Hội đồng, BIDV đã vượt qua các ngân hàng khác và nhận được 2 giải thưởng
danh giá: Ngân hàng điện tử Việt Nam tiêu biểu 2015 và Ngân hàng vì cộng đồng
Bảng 4.10: NHTM gây ấn tượng theo sự lựa chọn của cá nhân gửi tiền
Tên NHTM Tần suất Tỷ lệ (%)
Ngân hàng Đầu tư 99 56,3
NgoạiThương 41 23,3
Công Thương 11 6,3
Ngân hàng nông nghiệp 16 9,0
Sài Gòn thương tín 8 4,5
Nhóm các NHTM khác 1 0,6
Cộng 176 100,0
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
4.1.2.6 Thời gian giao dịch với ngân hàng của cá nhân gửi tiền
Theo kết quả khảo sát từ bảng 4.11, có 76 người đã từng giao dịch tiền gửi với
ngân hàng với thời gian < 1 năm, chiếm tỷ lệ 43,1% trên 176 người được phỏng vấn; với thời gian giao dịch tiền gửi từ 1 năm đến dưới 2 năm, tỷ lệ này là 34,1%,
tương ứng với 60 ngườị Số còn lại từ mẫu phỏng vấn có 40 người giao dịch gửi
tiền với ngân hàng có thời gian trên 2 năm, chiếm tỷ lệ 22,7%. Như vậy, kết quả này cho thấy, hầu hết các cá nhân gửi tiền đều là những khách hàng thường xuyên, ổn định của ngân hàng.
Bảng 4.11: Thời gian giao dịch với ngân hàng của cá nhân gửi tiền
Thời gian đã giao dịch với ngân hàng Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 1 năm 76 43,2
Từ một năm đến dưới 2 năm 60 34,1
Trên 2 năm 40 22,7
Tổng cộng 176 100,0
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
4.1.2.7 Mục đích gửi tiền của cá nhân
Các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng thường nhằm đạt được một hoặc nhiều
Bảng 4.12: Mục đích gửi tiền của cá nhân
Mục đích gửi tiền Số quan sát Tần suất Tỷ lệ (%)
Hưởng lãi 176 73 41,4
Tích luỹ chờ cơ hội đầu tư 176 67 38,0
An toàn 176 20 11,3
Sử dụng các tiện ích khác của ngân hàng 176 40 22,7
Khác 176 14 7,9
Nguồn: Số liệu tự điều tra năm 2015
Số cá nhân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích để hưởng lãi vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao so với 176 người được khảo sát (41,4%, tương ứng với 73 người). Thứ tự lần lượt tiếp theo là mục đích để tích luỹ chờ cơ hội đầu tư 38%, tương ứng với
67 người; mục đích để sử dụng các tiện ích khác của ngân hàng với tỷ lệ 22,7%,
tương ứng với 40 người; mục đích để sử dụng an toàn của ngân hàng với tỷ lệ
11,3%, tương ứng với 20 người; mục đích khác khi gửi tiền như cho, tặng, tiêu dùng, trợ cấp cho người khác,…chiếm tỷ lệ không đáng kể.
4.1.2.8 Chính sách khuyến mãi
Để nghiên cứu thêm thông tin các cá nhân gửi tiền có nhận được một hoặc nhiều hình thức khuyến mãi ngoài lãi suất tiền gửi hay không, cuộc khảo sát từ 176
cá nhân được trình bày tại bảng 4.13 cho thấy có 102 người nhận được các hình
thức khuyến mãi ngoài lãi suất khi gửi tiền tại các ngân hàng, chiếm tỷ lệ 57,9%, số còn lại không nhận được các hình thức khuyến mãi khi gửi tiền chiếm tỷ trọng tương đối (42,1%). Điều này phản ảnh đúng thực trạng thị trường huy động vốn của các NHTM hiện nay đó là thu hút, lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng trong công tác huy động vốn bằng nhiều phương pháp khác nhaụ
Bảng 4.13: Cơ cấu mẫu theo chínhsách khuyến mãi
Chính sách khuyến mãi Tần suất Tỷ lệ (%)
Có khuyến mãi 102 57,9
Không có khuyến mãi 74 42,1
Cộng 176 100,0
4.1.2.9 Thông tin về đánh giá kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên ngân hàng
Kết quả khảo sát từ bảng 4.14 cho rằng nhân viên ngân hàng có kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp ở mức tốt và khá, chiếm 93,1% trên 176 người được phỏng vấn; số người còn lại là 12 người đánh giá kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân