Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
5. Kết cấu luận văn
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội
a. Khái niệmNgân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách là một loại hình ngân hàngđặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng cụ thể.
Nền kinh tế thị trường trong quá trình phát triển tuy phù hợp nhưng cũng có
những mặt trái của nó như: sự phân hóa giàu nghèo, sự thiếu cân bằng trong đầu tư... Nền kinh tế thị trường sẽ tồn tại những ngành hàng, những khu vực, đối tượng khách
hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng
của các ngân hàng thương mại như các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, những
khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chi phí đầu tư cao, rủi ro lớn, do đó các Ngân hàng thương mại (NHTM) rất ít đầu tư vào khu
vực này, mặt khác nhiều hộ dân, tổ chức kinh tế ở vùng này thiếu vốn nhưng không đủ
Comment [W4]:Cần phải Trích dẫnnguồn tài liệu tham khảo của mục này (là số thứ tự của tài liệu
trong Danh mục Tài liệu tham khảo)
Comment [W5]:Cần phải Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo của khái niệm này (là số thứ tự của
tài liệu trong Danh mục Tài liệu tham khảo)
các điều kiện để vay vốn các Ngân hàng thương mại. Tuỳ điều kiện và quan điểm của
mỗi quốc gia, Chính phủ sẽ thiết lập các kênh tín dụng hoặc các ngân hàng chuyên biệt để thực hiện chính sách cho vay các nhóm đối tượng này.
Như vậy, các khoản tín dụng chính sách là các khoản cho vay chỉ định để hổ
trợ các chính sách kinh tế và ngành công nghiệp của Chính phủ. Đây là việc cho vay phi thương mại đối với các hoạt động mà không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác động xã hội và chính trị quan trọng trong từng thời kỳ của mỗi
quốc gia. Các Ngân hàng được thiết lập để chuyên thực hiện tín dụng chính sách
của Chính phủ được gọi là loại hình Ngân hàng Chính sách.
Các mô hình phổ biến trên thế giới về việc hình thành các NH chính sách
thường bao gồm hai loại hình chính:
- Ngân hàng chính sách phục vụ chính sách phát triển kinh tế theo định hướng
của Chính phủ, thường được gọi là Ngân hàng phát triển.
- Ngân hàng chính sách phục vụ các chính sách xã hội của Nhà nước thường được gọi là NH chính sách xã hội.
b. Đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội -Đặc thù về mô hình tổ chức
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực
hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi. Nói cách khác, mục tiêu chủ yếu
của NHCSXH là xoá đói giảm nghèo, vì vậy mức cho vay và lãi suất cho vay của
NHCSXH là do Chính phủ qui định, tùy thuộc vào từng thời kỳ cụ thể.
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội là những khách hàng do Chính phủ chỉ định theo chính sách từng thời kỳ. Đây là những khách hàng không có
điều kiện tiếp cận với các tổ chức tín dụng thông thường; nói cách khác là các khách
hàng phi thương mại không đủ điều kiện vay vốn của các Ngân hàng thương mại.
Loại hình Ngân hàng chính sách xã hội chủ yếu là Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà
nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của Nhà nước tham gia hỗ trợ cho các ngành, các khu vực. Vì vậy, mô hình tổ chức quản lý củaloại hình Ngân hàng này phải có sự
hiện diện của một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để tham gia quản trị Ngân
hàng, hoạch định các chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư đối với các khu
vực, các đối tượng trong từng thời kỳ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Tại cấp Trung ương: Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội, ngoài những thành viên chuyên trách, còn có các thành viên kiêm nhiệm là đại diện có
thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội.
- Tại địa phương: Bên cạnh bộ phận tác nghiệp chuyên trách của Ngân hàng chính sách xã hội cũng còn có sự tham gia của chính quyền địa phương (gồm cả
chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), Huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản
chỉ đạo của HĐQT tại các địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế
hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Thành phần, số lượng thành viên Ban đại
diện HĐQT các cấp tại địa phương tương đương như thành phần của HĐQT ở Trung ương (nhưng không có thành viên chuyên trách)
- Tại cấp cơ sở: chính quyền cùng với các tổ chức chính trị- xã hội, thiết lập
các Tổ vay vốn gồm các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ở các thôn, bản tự
nguyện hoạt động theo thoả ước tập thể, có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay.
-Đặc thù về cơ chế hoạt động
* Về mục tiêu hoạt động:
Khách hàng của Ngân hàng chính sách xã hội phần lớnlà những đối tượng hầu như không thể tiếp cận được với vốn tín dụng thông thường của các Ngân hàng
thương mại. Do đó khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay những đối tượng khách
hàng này của Ngân hàng chính sách xã hội là rất thấp, thậm chí không thể có được.
Chính vì lẽ đó, Ngân hàng chính sách xã hội thường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội là nhằm xoá đói
giảm nghèo:
-Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các chi
phí học tập.
-Đối với khu vực kinh tế nông thôn: hỗ trợ kinh tế hộ gia đình từng bước cải
thiện cuộc sống.
-Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh
doanh của người tàn tật: cho vay để tạo việc làm.
- Đối với các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thuộc những khu vực
kinh tế kém phát triển, vùng sâu, vùng xa: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.
-Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các chi
phí học tập.
Đây là điểm khác biệt rõ nétđối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Hoạt động của Ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ; Ngân hàng tồn tại và phát triển vì tạo ra một mức chênh lệch dương giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Lợi nhuận được hình thành từ nghiệp vụ này. Trong hoạt động của mình, các
Ngân hàng thương mại luôn quan tâm tới lợi nhuận, tạo sức cạnh tranh để chiếm
lĩnh thị trường đối với tất cả các dịch vụ mà Ngân hàng thương mại cung ứng.
* Về đối tượng vay vốn:
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng, các dự án phát triển, các đối tượng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ.
Đối tượng khách hàng của Ngân hàng chính sách xã hội có thể là: hộ gia đình nghèo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội khác. Đây là những khách hàng rất ít có các điều kiện để
tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại; là các khách hàng dễ
bị tổn thương, cần có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự
cải thiện điều kiện sống của chính họ.
Về nguồn vốn:
NHCSXH có nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách và được ngân sách tài trợ chi
phí. Hoạt động huy động vốn của NHCS xuất phát từ tính chất của các món cho vay
mà ngân hàng cungứng. Đó là các món vay có tỷ lệ sinh lời thấp (cho vay xoá đói
giảm nghèo, tạo việc làm…), thời gian dài (cho vay đối với đầu tư phát triển), rủi ro
cao nên yêu cầu đối với ngân hàng là phải huy động vốn có lãi suất tương đối thấp,
thời giansử dụng dài và chịu đựng rủi ro.
Trong khi hoạt động đặc trưng của các Ngân hàng thương mại là“đi vay” để cho vay, hay nói cách khác là đi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế thì nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội lại được tạo lập chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước theo các hình thức như:
- Cấp vốn điều lệ và hàng năm được Ngân sách Trung ương, địa phương cấp để thực hiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo vùng,
theo đối tượng.
- Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ.
- Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu,
công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng chínhsách.
- Nguồn vốn huy động vốn trên thị trường;Vốn NHCSXH huy động trên thị trường bao gồm: huy động tiền gửi, tiết kiệm của dân cư và đi vay. Ngân hàng
khuyến khích mở tài khoản tiền gửi và tiết kiệm đối với các tổ chức và cá nhân có vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng. Đặc biệt, các NHCSXH thường tập trung vận động các tổ chức lớn như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, các dự án, NHTM,
công ty tài chính gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi không hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất thấp. Đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với ngân hàng, đánh giá vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính.
NHCSXH được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán đối với các nguồn mà
ngân hàng huy động vì ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, khối lượng nguồn vốn huy động phụ thuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp
bù từ Ngân sách Nhà nước.
Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phụ thuộc vào Ngân sách
Nhà nước nên khối lượng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tăng trưởng xác định theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.
* Về sử dụng vốn:
Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế
kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng