Khái niệm và đặc điểm của hộ nghèo 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 31 - 35)

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Kết cấu luận văn

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ nghèo 12

a. Các khái niệm về đói nghèo

Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và số lượng, thay đổi theo thời gian. Người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác. Bởi vậy, để nhìn nhận và đánh giá được tình trạng đói nghèo của một quốc gia, một vùng và nhận dạng được hộ đói nghèo, để từ đó có giải pháp phù hợp để XĐGN, đòi hỏi chúng ta phải có sự thống

Formatted:Justified

nhất về khái niệm và các tiêu chí để đánh giá đói nghèo tại từng thời điểm. Phải

khẳng định rằng không có định nghĩa duy nhất về đói, nghèo.

Có rất nhiều khái niệm về đói nghèo được đưa ra ở mỗi quốc gia khác nhau ở

từng thời kỳ. Dưới đây là một vài khái niệm về đói nghèo:

- Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia trong khu

vực đã thống nhất cao cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trìnhđộ phát triển kinh tế- xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận"[9]

- Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đãđưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo

như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại"[9].

- Trong”Báo cáo về tình hình phát triển thế giới –tấn công đói nghèo, năm 2000”, Ngân hàng Thế giới (WB) thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về đói nghèo: Đóinghèo "không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất (được do lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng) mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế”[8], báo cáo đã mở rộng quan điểm về đói nghèo khi

tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ bị rủi ro của người nghèo. Báo cáo nêu bật

"nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường”.Báo cáo chỉ ra"người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó”[8].

- Để đánh giá rõ hơn mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành 2 loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

+ Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập): là số tiền cần thiết để mua một số lương

thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng 2.100 - 2.300

Formatted:Line spacing: Multiple 1.47 li

Comment [W6]:Vì chị không gửi “Danh mục

TLTK” kèm theo nội dung luận văn nên tôi không kiểm tra được tính chính xác của các TLTK. Cho nên chị phải chịu trách nhiệm kiểm tra lại cẩn thận, chính

xác.

kcalo/người/ngày. Mức nghèo tuyệt đối là thước đo dễ lượng hóa để mô tả tình trạng đói nghèo.

+ Khái niệm nghèo tương đối được Robert Mc Namara - nguyên Tổng giám đốc WB định nghĩa "Nghèoở mức độ tương đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tương đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồitệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta"[9].

Mức nghèo tuyệt đối có phương pháp tính toán riêng nên ranh giới nghèo tuyệt đối được xác lập cụthể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó xác định bởi không có một tiêu chuẩn chung áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tình hình phát triển KT- XH của từng quốc gia và mức độ quan tâm, điều chỉnh

của chính quốc gia đó.

Các quan niệm vềnghèođói nêu trên phảnánh 3 khía cạnh của người nghèođó là

không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sốngtrung bình của cộng đồng dân cưvà thiếu cơ hội lựa

chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.

Một cách chung nhất thì nghèođói là tình trạng một bộ phận dân cư vì những

lý do nàođó không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu mà xã hội thừa nhận

tùy theo trình độ phát triển KT- XH và phong tục tập quán của chính xã hội đó.

Biểu hiện của việc không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản đó, là tình trạng thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường

suy thoái, tuổi thọ trung bình thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản.Ngày 15/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể: “Chuyển đổi phương

Formatted:Vietnamese

Formatted:Widow/Orphan control, Adjust space between Latin and Asian text, Adjust space between Asian text and numbers

Formatted:Vietnamese

pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: Sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở: Các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: Chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập; Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhàở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.Những quy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho chương trình giảm nghèo của nước ta trong giai đoạn 2016-2020.

b. Các chuẩn mực đánh giá đói nghèo

Ở Việt Nam, chuẩn nghèo được áp dụng đối với từng thời kỳ khác nhau. Chuẩn

nghèo Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng

Chính phủ, áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:

- Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

- Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ

500.000đồng/người/tháng (từ 5 triệu đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn nghèo Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2015

của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:

Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000đồng/người/tháng (8,4 triệu đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000đồng/người/tháng (10,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

c. Đặc điểm của hộ nghèo

Qua nghiên cứu về các hộ gia đình nghèo, nhóm dân nghèo cho thấy nổi lên :

- Người nghèo đa phần là những nông dân sống ở các vùng nông thôn, cơ bản

họ vẫn còn tư liệu sản xuất như ruộng đất. Nhưng họ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm,

thiếu kiến thức sản xuất.

-Đa số người nghèo có trìnhđộ học vấn thấp, bị hạn chế về khả năng tiếp cận

kỹ năng, kỹ thuật sản xuất tiên tiến và những thông tin thị trường. Trong sản xuất thường đạt hiệu quả thấp, chậm tiếp thu và thiếu những điều kiện áp dụng những kỹ

thuật tiên tiến, thiếu những kiến thức về kinh tế thị trường.

- Những hộ nghèo thường rất dễ bị tổn thương bởi những biến cố khách quan

mang tính thời vụ hoặc những biến động bất thường xảy ra như: sự biến động về giá

thị trường của mặt hàng nông sản sản xuất hoặc những biến cố thiên nhiên như: hạn

hán, lũ lụt, bão,...Người nghèo thường không đủ nguồn lực để chống đỡ khi có biến

cố xảy ra.

- Các hộ nghèo thường có nhiều con hoặc có ít lao động trong gia đình, chịu

những áp lực lớn về chi phí y tế, giáo dục, phải tốn kém nhiều để giữ gìn, nâng cao nguồn nhân lực. Những hộ nghèo do có ít lao động nên có thu nhập ít, hoặc có thu

nhập nhưng con đông không đủ để trang trải các chi phí y tế, giáo dục, vì vậy các

khoản chi phí dịch vụ về y tế, giáo dục thường là gánh nặng về tài chính đối với người nghèo.

- Các hộ nghèo thuộc dân tộc ít người thường chịu nhiều bất lợi do bị tách biệt

về mặt địa lý và về mặt xã hội,chịu nhiều tốn kém cho những phong tục lạc hậu,

còn sống theo cách du canh, du cư, vệ sinh môi trường kém, thường bị nhiều bệnh

tật, thiếu thốn về vốn nhân lực, vật lực, cuộc sống chịu tác động trực tiếp của thiên

nhiên đến quá trình sản xuất[23][24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)