Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 38)

Phần 2 :NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH

a. Nhân tố bên ngoài

-Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trìnhđộ dân trí cao, khí hậu

ôn hòa,đất đai rộng, thì vốn tín dụng hộ nghèo dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao

Formatted:Line spacing: Multiple 1.2 li

Comment [W8]:Cần phải Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo của mục này (là số thứ tự của tài liệu

trong Danh mục Tài liệu tham khảo)

Formatted:Line spacing: Multiple 1.48 li

và ngược lại, những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít,

cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao.

- Điều kiện xã hội

Do tập quán canh tác ở một số nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc

hậu, như chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, không có chuồng trại, không tiêm phòng dịch, nên hiệu quả không cao. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín

dụng hộ nghèo. Các hộ nghèo thường có số con đông hơn các hộ trung bình, nhưng

sức lao động ít; trìnhđộ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình thấp,

nên sử dụng vốn kém hiệu quả. Một số hộ nghèo do nhận thức còn hạn chế, xem

nguồn vốn tín dụng của NHCSXH là vốn cấp phát, cho không của Nhà nước, nên sử

dụng chủ yếu vào sinh hoạt trong gia đình; khôngđầu tư vào SXKD; vốn sử dụng

không có hiệu quả, dẫn đến không trả nợ cho Ngân hàng.

- Điều kiện kinh tế

Vốn tự có của hộ nghèo hầu như không có (chỉ có sức lao động), nên vốn

SXKD chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả

của vốn vay. Cùng với việc thiếu vốn SXKD, thì việc lồng ghép tập huấn các

chương trình như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…hạn chế cũng góp phần

làm giảm hiệu quả tín dụng hộ nghèo.

Điều kiện y tế, giáo dục, thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín

dụng hộ nghèo. Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ y, bác sĩ đầy đủ, thì nơi đó việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo, người dân có sức khỏe tốt đồng

nghĩa với sức lao động tốt, có điều kiện để SXKD tốt, sử dụng vốn có hiệu quả; trong đó, có vốn tín dụng hộ nghèo và ngược lại. Giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả. Nếu nơi nào có tỷ lệ người được học

cao, thì nơi đó dễ có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; nơi đó con người có ý thức tốt hơn; SXKD có hiệu quả, chấp hành pháp luật Nhà nước và thực

hiện việctrả nợ cho ngân hàng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo.

Nơi nào có chợ họp thường xuyên thì nơi đó kinh tế phát triển, hàng hóa sản xuất ra

dễ tiêu thụ, người dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, có điều kiệntiếp cận được

kinh tế thị trường.

- Chính sách nhà nước

Sự can thiệp (điều tiết) của Nhà nước đối với nền kinh tế là một tác nhân quan

trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế. Sự điều tiết của Nhà nước đúng, kịp

thời sẽ giúp môi trường kinh tế đượclành mạnh hóa, hoặc ngược lại sẽ gây rối loạn

thị trường. Để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo kịp thời, liên tục; có chính sách hướng dẫn hộ đầu tư vốn vào lĩnh

vực nào trong từng thời kỳ, xử lý rủi ro kịp thờicho hộ nghèo, thì vốn vay dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao. Sản phẩm làm ra của hộ nghèo, nếu có thị trường

tiêu thụ tốt, thì dễ tiêu thụ có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao và ngược lại; nếu Nhà nước có các chính sách đúng, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng và nâng cấp các con đường giao thông

nông thôn, các công trình thuỷ lợi và chợ. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, baogồm

cung cấp giống mới và các loại vật tư nông nghiệp khác, tập huấn và khuyến nông để người nghèo có các điều kiện cần thiết sử dụng vốn có hiệu quả.

Bản thân hộ nghèo:

Phát triển là do sự vận động nội tại, vậy nên sự nỗ lực của bản thân người

nghèo có tác dụng quyết định đến mục tiêu thoát nghèo của họ. Sự hỗ trợ từ Nhà

nước hay ngân hàng chỉ có tác dụng tạo tiền đề để các hộ nghèo thoát nghèo thôi, chứ không thể làm thay các hộ nghèo được. Cho nên, nếu các hộ nghèo không chịu khó vươn lên thìđồng vốntín dụng ưu đãi mà NHCSXH giao cho họ sẽ không phát huy được hiệu quả. Các hộ nghèo thường thiếu nhiều thứ, trong đó, có tri thức, kinh

nghiệm SXKD, dẫn đến hiệu quả của SXKD hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí

cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém khó vượt qua các rủi ro trong sản xuất và đời sống. Về vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, dẫn đến bị động về vốn sản

xuất. Nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản

xuất, chăn nuôi thì có hiệu quả. Vậy nên sự thờ ơ của hộ nghèo, ý thức kém của hộ

nghèo thì việc sử dụng vốn vay sẽ không đạt hiệu quả, theo đó hoạt động tín dụng

của ngân hàng cũng kém do hộ sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành việc trả

nợ (gốc, lãi) cho ngân hàngđúng hạn, đãảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng

của NHCSXH.

Hiện nay một số vùng đặc biệt khó khăn là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước.

Một số hộ nghèo do ý thức hạn chế, nên sử dụng vốn sai mục đích, không chấp

hành việc trả nợ (gốc, lãi) cho ngân hàngđúng hạn.

b. Nhân tố bên trong

- Nguồn lực của NH: Để thành công tốt trong hoạt động thì yếu tố nguồn lực

rất quan trọng, có cơ sở vật chất đầy đủ giúp cho công tác điều hành hoạt động đạt

kết quả tốt hơn.. Nếu điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động được hoàn thiện sẽ tạo

tiền đề để ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Ngược lại, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ

giải ngân vốn tín dụng chính sách đã là khó khăn, bản thân nó cũng không kích

thích cán bộ nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Như ta đã biết,

trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có rất nhiều các loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau.

Việc thực hiện đồng thời các loại hình dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu

quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng. Nhưng việc mở ra một loại hình dịch

vụ mới đòi hỏi chi phí cao, thậm chí là rất cao. Điều này đặt ra một vấn đề là, nếu

nhưChính phủ muốn duy trì sự hoạt động bền vững của NHCSXH để giải quyết có

hiệu quả hơn các vấn đề thuộc về chính sách xã hội thì trước hết cần đầu tưhiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đó cũng là cơ

sở tăng niềm tin cho các đối tượng chính sách về một sự cam kết mạnh mẽ của

Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo song hành với chiến lược tăng trưởng

nền kinh tế. Đối với NHCSXH thời gian thành lập chưa lâu nên cở sở vật chất còn nhiều khó khăn, đa số các trụ sở làm việc từ chi nhánh tỉnh đến các Phòng giao dịch

huyện lúc đầu đều đi thuê hoặc mượn, chỉ còn có một ít được xây dựng mới nênảnh hưởng đến công tác hoạt động; đồng thời phương tiện máy móc làm việc cũng còn nhiều khó khăn, chương trình phần mềm để giao dịch dùng lại chương trình cũ của Ngân hàng người nghèo; nguồn vốn cho vay chưa chưa chủ động, còn phù thuộc

lớn vào kế hoạch phân bổ từ ngân sách; chính vì những khó khăn trên nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động cho vay vốn đối với hộ nghèo.

-Năng lực quản lý điều hành:

Tâm lý của người nghèo hay dễ mặc cảm, tự ti. Do vậy phong cách phục vụ

của cán bộ nhân viên trong ngân hàng tác động đến tâm lý của khách hàng do đó sẽ tác động đến ý chí vươn lên thoát nghèo của họ. Tạo một sự quan tâm gần gũi hơn

với các khách hàng của mình là rất cần thiết để người nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn gần gũi và họ mới thực sự muốn giữ chữ “tín” với ngân hàng. Điều

này rất quan trọng trong cho vay với hộ nghèo, bởi tín dụng chính sách chủ yếu là tín chấp. Hơn nữa, cho vay các hộ nghèo chứa đựng rủi ro rất cao do đa số người

nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trìnhđộ nhận thức nhìn chung cũng

bị hạn chế. Do vậy hoạt động tín dụng lại càng đòi hỏi cán bộ có trìnhđộ cũng như năng lực chuyên môn cao mới có thể giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cho nên, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng là rất cần thiết. Nếu cán bộ, nhân viên lại

thiếu tư cách đạo đức hay hạch sách, vòi vĩnh khách hàng thì quả là rất khó đối với

NHCSXH để thực hiện mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững của mình.Mô hình hoạt động của NHCSXH khác hẳn với NH Thương mại nên công tác chỉ đạo đều

hành còn mới mẻ, cán bộ tuổi nghề còn trẻ trong khi đó đặc thù của NHCSXH

ngoài việc phải biết chuyên môn Ngân hàng còn phải biết phương pháp tiếp cận với người dân, công tác tuyên truyền, vận động… nên hạn chế đến hoạt động trong thời

gian qua. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo để nâng cao năng lực

quản lý cũng như nghiệp vụ chuyên môn.[3]

1.3. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈOCỦA MỘT SỐ NHCSXH VÀ BÀI HỌC CHO NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH CỦA MỘT SỐ NHCSXH VÀ BÀI HỌC CHO NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa

Địa bàn tỉnh Thanh Hóa có diện tích rộng 11.133,4 km2 , dân số trung bình toàn tỉnh gần 3,5 triệu người, được chia làm 3 vùng miền rõ rệt (Vùng núi - Trung

Formatted:English (U.S.)

du; Vùng đồng bằng và Vùng ven biển), với 27 đơn vị hành chính cấp huyện, có 11

huyện miền núi, trong đó có 7/62 huyện là huyện nghèo của cả nước; toàn tỉnh có

637đơn vị hành chính cấp xã và có 219 xã thuộc vùng khó khăn; có gần 6 ngàn thôn, bản.Nhiệm vụ chính trị đặt ra đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa là phải tập trung mọi nguồn lực để truyền tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãiđến

tận tay và đúng đối tượng thụ hưởng một cách an toàn và hiệu quả nhất, góp phần

cùng Cấp ủy, chính quyền các cấp và các ban, ngành, các tổ chức Chính trị- xã hội

thực hiện thành công các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra, trong đó có mục tiêu là mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% đến 5%. Kết quảTrong,

những năm qua nền kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng khá vàổn định; đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng37cao; cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến

tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhưng vẫn là địa phương còn rất khó khăn. Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều

kiện định biên ít, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thông qua hình thức: uỷ thác cho các tổ

chức chính trị- xã hội một số nội dung công việc liên quan đến việc thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, bình xét hộ vay vốn, hướng dẫn người vay sử

dụngvốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, cùng NHCSXH đôn đốc thu

hồi nợ. Đến 31/12/2014, các tổ chức chính trị- xã hội tham gia quản lý 6.302 tỷ đồng, chiếm 99%/ tổng dư nợ.Được chính quyền địa phương hỗ trợ,Chi nhánh đã phối hợp với các tổ chức CTXH thành lập được trên 10,6 ngàn Tổ TK&VV, tổ chức được 637/637điểm giao dịch xã. Tại các điểm giao dịch xã, các chính sách tín dụng

của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm ít công khai, người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trước sự chứng kiến của cán bộ tổ

chức CT-XH, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã. Nhờ đó hạn chế được

việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH. Từ năm 2014,

NHCSXH đãđưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá xếp loại Tổ TK&VV nhằm đưa chất lượng hoạt động của Tổ vào nề nếp và mang lại hiệu qủa thiết thực cho hộ

nghèo và các đối tượng chính sách khác trong việc vay vốn, cũng như sinh hoạt

cộng đồng trên địa bàn. Đến nay, phần lớn các Tổ hoạt động cóhiệu quả, tính đến

cuối năm 2014, số Tổ TK&VV được xếp loại tốt là 6.419 Tổ, chiếm tỷ trọng 60,2

%; số Tổ xếp loại khá là 3.318 Tổ, chiếm 31,1%; số Tổ xếp loại trung bình là 853 Tổ, chiếm 8,0%; số 38 Tổ yếu kém là 80 Tổ, chiếm 0,7%. Các huyện có nhiều Tổ

hoạt động tốt, không có Tổ yếu kém như huyện Nga Sơn, Tĩnh Gia, Đông Sơn,

Triệu Sơn, Thiệu Hoá... Từ thực tiễn hoạt động tíndụng hộ nghèo của NHCSXH

tỉnh Thanh Hóa có thể nhận xét sau:

- NHCSXH và các tổ chức CT-XH cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống

nhất, công khai từ cấp cơ sở, tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa

trong công tác kiểm tra sau khi cho vay, củng cố hoạt động của các tổ TK&VV tăng

cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội và ban quản lý tổ TK&VV nâng

cao trìnhđộ quản lý vốn cho vay.

- MThứ nhất, mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH phải đặc biệt coi

trọng vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tranh thủ tối đa sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp đồng bộ, thống

nhất giữa ngân hàng với các ban, ngành, đoàn thể, bám sát mục tiêu định hướng

phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phương, tập trung đầu tư vốn vay cho từng

vùng, miền, từng đối tượng khách hàng, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn xã hội cùng hướng về mục tiêu Chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo.

Thứ hai, mô hình quản lý vốn như hiện nay có hiệu quả về mặt kinh tế,

mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. NHCSXH và các tổ chức CT-XH cần phải

có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, công khai từ cấp cơ sở, tạo cơ hội cho người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 38)