5. Kết cấu luận văn
2.1. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 31
2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
a. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2, dân số năm 2016 có 877.702 người.
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 kmở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 kmở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền
với Nước CHDCND Lào.
Địa hình:Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85%
Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ
bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Khí hậu:Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi
khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.500 -2.000 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. + Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
b. Điều kiện kinh tế- xã hội
Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tăng 4,5% so cùng kỳ. Thu ngân sách trên địa bànnăm 2016 đạt 3.067
tỷ đồng, tăng 2,2% so kế hoạch; tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 đạt 10.824
tỷ đồng, tăng 6,8% so cùng kỳ.
2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Quảng Bình
a. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèoở tỉnhQuảng Bình
Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong phát triển kinh tế- xã hội
giữa các vùng, miền, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách đầu tư lớn của Đảng và Nhà
nước. Thông qua đó, người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp
của Nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện. Bộ mặt miền núi đang dần thay đổi, công tác giảm nghèo
có bước tiến khả quan. Cùng với đó, thông qua các chính sách về dân tộc, Đảng và
Nhà nước đãđầu tư nhiều kinh phí để xây dựng các mô hình sinh kế nhằm góp phần
phát triển sản xuất, chăn nuôi cho người dân vùng miền núi. Hiệu quả của các mô
hình, sinh kế hỗ trợ cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi mang lại trong
công cuộc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững giúp bà con có thêm thu nhập, vươn
lên thoát nghèo.
Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ theo khu vực tại tỉnh Quảng Bình năm 2016 Stt Chỉ tiêu Tổng số hộ dân cư (hộ) Tổng số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 TP Đồng Hới 29.226 308 1 2 HuyệnMinh Hóa 12.441 5.579 45 3 HuyệnTuyên Hóa 19.689 7.407 38 4 HuyệnQuảng Trạch 26.499 4.257 16 5 TX Ba Đồn 26.425 2.432 9 6 HuyệnBố Trạch 45.795 5.932 13 7 HuyệnQuảng Ninh 22.477 3.516 16 8 HuyệnLệ Thủy 35.680 4.652 13 Tổng cộng 232.220 34.082 16
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình_2016)
Comment [W11]:Chuyển đơn vị tính của cột này thành “%”, và thống nhất dùng dấu “,” để phân
chia số thập phân ở tất cả các bảng (theo đúng thông
lệ cách viết chữ số của Việt Nam)
Tỉnh Quảng Bình có 8 huyện thị,với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 16%trong đó
có 2 huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, Tuyên Hóa 38% và Minh Hóa 45%, các huyện thị còn lại tỷ lệ hộ nghèo đều thấp hơn
16%. Để từng bước XĐGN bền vững cho người dân miền núi, từ đầu năm 2015 đến nay, thông qua nguồn vốn phân bổ của Trung ương, tỉnh Quảng Bìnhđã hỗ trợ hơn 16 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 12 xãđặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vực. 9 tháng đầu năm 2016, giảm 2.386 hộ nghèo, hiện nay
giảm xuống còn 11%. Đến nay, tất cả xãở miền núi Quảng Bình có đường giao
thông về tận trung tâm, có trạm y tế, trường tiểu học và hầu hết các thôn, bản được
sử dụng điện lưới quốc gia, nhà sinh hoạt cộng đồng; hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà
ở, được khám chữa bệnh miễn phí.Nhiều chính sách và biện pháp đồng bộ được
tỉnh triển khai hướng tới người nghèo, người cậnnghèo, tạo việc làm cho người lao động góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩyphát triển kinh
tế trên địa bàn.
b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo tỉnhQuảng Bình
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bìnhđã tích cực thực hiện công tác xóa đói
giảm nghèo và thu được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ
nghèo và cận nghèo còn cao, trở thành vấn đề thách thức cho Quảng Bình.Nhiều
huyện, tỷ lệhộ còn trên 30%. Con số hộ nghèo 14,6% và cận nghèo hơn 12% vào
cuối năm 2015 và mục tiêu giảm từ 3-4% hộ nghèo/năm của tỉnh Quảng Bình
nhưng thực tế lại không đơn giản.BởiQuảng Bình là vùngđất chịu ảnh hưởng nặng
nề của thiên tai Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có xã Minh Hóa, huyện Minh hóa chỉ
cách trung tâm huyện 4 km nhưnglại có khoảng cách phát triển khá xa so với mức
bình quân chung của tỉnh. Toàn xã hiện vẫn còn trên 40% hộ nghèo và dù đặt mục
tiêu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6-8%, song hơn 10 năm nay, số hộ nghèo của
xã cũng chỉ giảm chưa đầy 20%. Lý do một phần vì chuẩn nghèo thay đổi, song nguyên nhân sâu xa hơn cả lại bắt nguồn từ tình hình khí hậu khắc nghiệt. Năm nào lụt to, tài sản không kịp sơ tán, là năm đó, tỷ lệ hộ tái nghèo lại tăng vọt. Năm 2015, sau đợt lũ lịch sử, hộ nghèo tăng vọt lên 61,14%. Vị trí rốnlũ của Minh Hóa khiến
Formatted:Font color: Auto
cuộc sống mưu sinh của bà con khó tính đến các sinh kế dài hạn. Chăn nuôi, hay
trồng trọt trong vùng trũng cũng phải tính ngày thu hái trước mùa lũ về.Huyện Bố
Trạch với những phong cảnh đẹp, động Tú Làn đã đi vào phim bom tấn “King
Kong-đảo đầu lâu” song nó cũng phản ảnh sự khắc nghiệt của vùng đất này. Nhiều vùng đất trải bằng phẳng và rộng lớn, song thứ trụ lại duy nhất trên đó là cỏ.
Bên cạnh đó, ngoàinhững mô hìnhxóa đói giảm nghèo mang lại hiệu quả thì cũng có không ít nhữngmô hình hiệu quả mang lại so với nguồn lực đầu tư còn quá khiêm tốn, chưa đáp ứng được kỳ vọng xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống
Nhân dân. Nhiều mô hìnhđược triển khai từ trên xuống theo kiểu đại trà, chưa xuất
phát từ nhu cầu của người nghèo. Công tác lồng ghép các chương trình, dự án với Chương trình giảm nghèo của các ngành, cấp còn lúng túng, thiếu đồng bộ; tốc độ
giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, miền; tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo ở địa phương còn lớn; cơ chế đánh giá hiệu quả của Chương trình chưa được chú trọng, nặng về hình thức;
Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ
lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; đầu tư nhiều, nhưng hiệu quả không cao ví dụ như
các đồng bào dân tộc như Arem, Sách, Macoong, Khùa, Trì, Karai, Mường.. vốn
quen cuộc sống tự cung tự cấp, dựa vào thiên nhiên. Chính vì vậy, công cuộc mở
rộng vốn tín dụng tại những địa bàn này không dễ dàng. Để giúp bà con đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, NHCSXH đã phối
hợp với chính quyền và các tổ hội tích cực vận động bà con nỗ lực phát triển kinh tế để xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, không trông chờ, ỉ lại vào sự trợ
giúp của Nhà nước.
Chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn hạn chế, trìnhđộ ngoại ngữ, tay nghề
của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động,
nhất là thị trường lao động ngoài nước. Khó khăn tiếp theo là kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm phân bổ chậm, ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện các chính sách, dự án của chương trình. Việc đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn các xã nghèo, huyện
nghèo còn hạn chế, chủ yếu mới đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, vì vậy, chưa kích
Formatted:Font color: Auto
thích phát triển sản xuất tại chỗ. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư
nguồn lực cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác
giảm nghèo, giải quyết việc làm, nên một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại
vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, giải quyết
việc làm, xuất khẩu lao động ở một số nơi không ổn định, thường xuyên thay đổi, khối lượng công việc lớn.Từ đó đãảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tham mưu
thực hiện chương trình.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNHTỈNH QUẢNG BÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bìnhđược thành lập theo quyết định
số46/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam; trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động
ngày 29/3/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc NHCSXH Việt Nam, đại diện
pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Về cơ sở vật chất phục vụ cho
hoạt động khi mới thành lập (trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho làm việc)
hầu như không có. Trụ sở phải thuê, mượn. Sau hơn mười năm hoạt động, được sự
quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu
quả của các tổ chức chính trị xã hội; tập thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh
NHCSXH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước
tạo lập và xây dựng chi nhánh ngày càng lớn mạnh; tổchức triển khai các chương
trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả; tạo nền tảng
cho NHCSXH tỉnh Quảng Bình phát triển trong những năm tiếp theo.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
-Huy động vốn: Nhận tiền gửi có trả lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; nhận tiền
gửi tiết kiệm của người nghèo; Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của
Formatted:Normal, Justified, Indent: First line: 0.39", Line spacing: Multiple 1.45 li
chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội... theo quy định của Tổng Giám đốc.
- Cho vay: Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Thực hiện hạch toán kế toán thống nhất trong toàn hệ thống, chấp hành chế độ quảnlý tài chính theo quyđịnh.
- Thực hiện các chế độ đối với cán bộ, viên chức tại Chi nhánh về: tuyển dụng, đào tạo, nâng lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thi đua khen thưởng, kỷ luật
theo sự phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Kiểm tra, giám sát các đơn vị nhận uỷ thác trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu
của Tổng giám đốc NHCSXH.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHCSXH giao.
2.2.3. Mô hình tổ chức và hoạt động
a. Về mô hình tổ chức
* Bộ phận quản trị
Ban đại diện HĐQT NHCSXH toàn tỉnh có83người; trong đó: Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh có 13 người và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các huyện, thị xã, thành phố có70 người.
Ban đại diện HĐQTcó 13 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó Chủ
tịch UBND tỉnh; 12 thành viên gồmPhóGiám đốc Sở Tài chính, PhóGiám đốc Sở
Kế hoạch Đầu tư,PhóGiám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốcSở Lao động -Thương binh và Xã hội,PhóGiám đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;PhóTrưởng Ban Dân tộc; Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Chủ tịch các hội: Phụ Nữ; Nông Dân; Cựu chiến binh, Bí thư
Tỉnh đoàn.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện có 10 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 09 thành viên là
Chánh Văn phòng UBND, Trưởng hoặc Phó phòng Tài chính, Phòng Nội vụ Lao động-Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịchHội
Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Bí thư Đoàn Thanh Niên, Giám đốc
phòng giao dịch NHCSXH thư ký Ban đại diện.
* Bộ phận điều hành tác nghiệp
Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Bình đến cuối năm 2016 có 105 người; trong đó, tại Hội sở tỉnh có 31 người, tại phòng giao dịch huyện có 74 người, bình quân mỗi phòng giao dịch 10 người.
- Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 03 người: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế toán- Ngân quỹ; phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng; phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ; phòng Hành chính - Tổ
chức. Phòng Tin học.
- Tại cấp huyện có 07 phòng giao dịch.
Ngoài ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay chi nhánh có 159 điểm giao dịch tại xã, phường và 2.751 tổ vayvốn tại các thôn, bản.
Có thể diễn tả mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Quảng Bình qua sơ đồ sau:
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Quảng Bình
(Nguồn: Phòng Hành chính–Tổ chức) NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY BAN GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CSXH TỈNH
BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH
P. Hành chính– Tổ chức P. Kế toán– Ngân quỹ P. Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng P. Kiểm tra kiểm toán nội bộ P. Tin học PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN, THỊ
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH HUYỆN,
THỊ
TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG XÃ,
PHƯỜNG
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, BAN
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, PHƯỜNG
Formatted:Level 6
b. Hoạt động
Với đặc thù NHCSXH là một trong những công cụ của Nhà nước thực hiện
công tác tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách nhằm tạo điều kiện cho
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn tín dụng ưu đãiđể phát
triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên
thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói,
giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu -nước mạnh- dân chủ- công bằng-văn minh. Vì vậy bộ máy điều hành từ Trung ương đến cấp huyện đều