Nội dung hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH 16

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 35 - 37)

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Kết cấu luận văn

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.2. Nội dung hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH 16

a. Vai trò của việc cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam

Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ dành cho hộ nghèo và các đối tượng

chính sách khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa đối với hộ nghèo. Nó được coi là công cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và

năng suất thấp, là chìa khoá vàngđể giảm nghèo. Vai trò của nguồn vốn cho vay ưu đãiđược thể hiện ở một số nội dung sau:

- Cung cấp vốn, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ

nghèo sinh sống;

- Nguồn vốn ưu đãi ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi;

- Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường;

- Cungứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới;

b. Nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH

- Xây dựng kế hoạch: Hàng năm NHCSXH Trung ương xây dựng kế hoạch

dựa vào tỷ lệ hộ nghèo do Bộ LĐTB&XH công bố và kế hoạch của các chinhánh NHCSXH tỉnh để có cơ sở xây dựng nguồn vốn cho vay hàng năm.

- Tiến hành phân bổ nguồn vốn:Sau khi nguồn vốn được Thủ tướng chính phủ

phê duyệt; NHCSXH Trung ương phân bổ nguồn vốn cho vay hộ nghèo về các

chính nhánh NHCSXH tỉnh. Căn cứ nguồn vốn được thông báo, chi nhánh

NHCSXH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh thông báo phân bổ nguồn vốn về các địa phương để triển khai cho vay dưới các tổ TK&VV.

- Công tác triển khai cho vay:

+ Các tổ TK&VV tiến hành họp bình xét cho vayđúng đối tượng, mục đích

xử dụng vốn rõ ràng và lập danh sách trình tổ chức hội nhận ủy thác cũng như

UBND xã xác nhận, gửi NHCSXH để hoàn thiện hồ sơ cho vay.

+ Giải ngân: Sau khi NHCSXH nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn của tổ

TK&VV gửi lên; NHCSXH tiến hành kiểm tra hồ sơ đầy đủ thủtục theo quy định,

thông báo lịch giải ngân cho UBND xã, tổ chức hội nhận ủy thác, tổ TK&VV và

người vay biết.

+ Công tác thu nợ, xử lý nợ: Hàng tháng NHCSXH về tại trụ sở UBND xãđể

giao dịch với khách hàng, ngoài công tác cho vay, thu nợ gốc, thu lãi, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay; đồng thời còn xử nợ bị rủi ro, gia hạn nợ cũng như thông báo các

Comment [W7]:Cần phải Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo của mục này (là số thứ tự của tài liệu

trong Danh mụcTài liệu tham khảo)

chính sách tín dụng mới để chính quyền, tổ chức hội nhận ủy thác và tổ TK&VV điều nắm bắt để triển khai tuyên truyền đến người dân.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát:Công tác kiểm tra, giám sát đối với NHCSXH

rất được quan tâm; hàng năm HĐQT NHCSXH trung ương và Ban đại diện HĐQT các

cấp từ tỉnh xuống huyện đều xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát dưới cơ sở về các

chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân nhưcũng như việc triển khai cho

vay các nguồn vốn ưu đãi hiệu quả ra sao để có giải pháp phù hợp nhằm chính sách của Đảng và Nhà nước đến với hộ nghèo một cách bền vững và hiệu quả. Đối với công tác

kiểm tra, giám sát của tổ chức hội nhận ủy thác và tổ TK&VV là việc làm thường

xuyên với nhiều lần trong năm để theo dõi, kiểm tra việc bình xét cho vay, sử dụng

nguồn vốn vay để chấn chỉnh các tồn tại sai phạm nếu có.[13][14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)