Học giả Vroom kết luận rằng hành vi và động cơ làm việc của người lao động không cần thiết được quyết định bởi hiện thực mà được quyết định bởi nhận thức của người lao động về những ước muốn trong
tương lai của họ. So với lý thuyết của Maslow và Herzberg, học giả Vroom không chú trọng vào nhu cầu của người lao động mà chú trọng vào kết quả công việc. Lý thuyết kì vọng đề cập ba khái niệm cơ bản :
+ Expectancy (Kỳ vọng): là niềm tin mà người lao động kì vọng sẽ có kết quả tốt đẹp. Yếu tố này được thể hiện giữa nỗ lực (effort) và kết quả (performance). Các nhân tố như các nguồn lực phù hợp, kỹ năng và sự hỗ trợ cần thiết ảnh hưởng đến yếu tố kì vọng.
+ Instrumentality (Công cụ): yếu tố này cho rằng người lao động tin rằng kết quả tốt sẽ đem lại thành quả xứng đáng. Mối quan hệ giữa kết quả và phần thưởng bị tác động bởi các yếu tố như: (1) sự rõ ràng; (2) in tưởng vào sự công bằng và (3) tin tưởng vào tính minh bạch
+ Valence (Hóa trị): là phần thưởng cho những người thực hiện nhiệm vụ. Khái niệm này được trình bày trong mối liê hệ giữa phần thưởng (rewards) và mục tiêu cá nhân (personal goals):
- Quyết tâm khuyến khích thực hiện nhiệm vụ.
- Kết quả thực hiện công việc đạt được tương xứng phần thưởng lãnh được.
- Sự để ý tới các kết quả/phần thưởng mà cá nhân nhận được.
Vì lý thuyết Vroom được dựa trên sự nhận thức của nhân sự. Khi học cùng làm ở một tổ chức và ở một vị trí như nhau, tuy nhiên khi một người có động lực làm việc còn người kia thì không.
Động viên
Hiệu quả công việc
Nổ lực Phần thưởng
Lý thuyết mong đợi đòi hỏi các nhà quản trị phải hiểu biết những mong đợi của nhân viên và gắn liền những kì vọng này với những mục tiêu của tổ chức.