Học thuyết công bằng (J Stacy Adam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty trực thăng miền nam (Trang 27 - 29)

Học thuyết công bằng Adam (1963) rằng nhân sự so sánh những gì họ bỏ ra với những gì họ nhận được (đầu ra) và sau đó so sánh hiệu suất đầu vào – đầu ra của họ với hiệu suất đầu vào – đầu ra của những nhân sự khác. Nếu hiệu suất của họ là ngang bằng những người khác, học thuyết này cho rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng. Nếu như hiệu suất này là không ngang bằng, lý thuyết này cho thấy đang tồn tại một tình trạng không công bằng. Như vậy, khi tồn tại những điều kiện bất công, người lao động sẽ có những thái độ, hành vi không thoả mãn.

Theo thuyết Adam, nếu một tổ chức tạo được sự công bằng sẽ giúp thắt chặt các mối quan hệ cá nhân với nhau trong tổ chức. Sự động viên và gia tăng sự hài lòng của người lao động, họ sẽ làm việc tích cực và gắn bó với tổ chức lâu hơn. Trái lại, khi mỗi nhân sự cảm thấy mình đóng góp nhiều hơn những gì họ nhận được, họ sẽ mất đi sự phấn khích,

nhiệt huyết đối với công việc đang đảm nhận. Khi đó, mỗi nhân sự sẽ so sánh mức độ đánh giá đóng góp và cống hiến với những phần thưởng của mình có thể có ba trường hợp xảy ra:

- Thứ nhất: nếu nhân sự cho rằng họ được đối xử không tốt, phần thưởng là không tương xứng với công sức đã bỏ ra thì họ sẽ bất mãn và từ đó làm việc không hết năng lực của họ, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, họ có thể có những hành động quấy phá hay nghỉ việc để tìm nơi làm việc mới.

- Thứ hai: nếu nhân sự nhìn nhận rằng họ được đối xử tốt, phần thưởng là xứng đáng với công sức bỏ ra, họ sẽ tiếp tục công suất làm việc như cũ.

- Thứ ba: nếu nhân sự nhận thức rằng phần thưởng là lớn hơn so với điều mà họ bỏ ra, họ sẽ làm việc hăng sai và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ không xem trọng phần thưởng và về dài, phần thưởng đó sẽ không còn ý nghĩa khuyến khích đối với họ.

Từ đó, tìm mọi biện pháp để giữ cân bằng giữa chúng. Chỉ khi nào, nhân sự cảm thấy có sự công bằng, họ sẽ làm việc một cách nỗ lực vì mục tiêu chung của tổ chức. Thuyết công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ. Nguyên tắc “quyền lợi và nghĩa vụ cân bằng” phải được tôn trọng trong mỗi đơn vị tổ chức cho dù công hay tư. Khi lợi ích cá nhân được đảm bảo sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích rất nhiều. Lợi ích cần được phân chia công bằng dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn, sự nỗ lực bản thân, nhiệt tình trong công việc, sự chăm chỉ, linh động, sự hy sinh bản thân, lòng trung thành và hiệu quả công việc đem lại. Sự đóng góp của mỗi cá nhân sẽ đem lại hiệu quả tổ chức.

Học thuyết về sự công bằng đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm tới các yếu tố quyết định đến nhận thức của nhân sự về sự công bằng. từ đó nó sẽ tác động để tạo cho người lao động có được một nhận thức về sự công bằng (Nguyễn Hữu Lam, 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty trực thăng miền nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)