Giai đoạn bệnh và tình trạng di căn hạch vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời triệt căn ung thư cổ tử cung giai đoạn IB2 và IIA2 tại bệnh viện k (Trang 81 - 83)

Tiên lượng bệnh phụ thuộc giai đoạn bệnh, giai đoạn càng muộn, tỉ lệ sống thêm càng thấp. Kích thước u là yếu tố liên quan chặt chẽ với tiên lượng bệnh, u kích thước càng lớn thì tiên lượng càng xấu. Do đó, hệ thống xếp giai đoạn FIGO chia kích thước u theo đường kính (≤ 4 cm và > 4 cm) [60],[61].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân ở giai đoạn IIA2 chiếm đa số với 31 bệnh nhân (67,4%), gấp đôi số bệnh nhân ở giai đoạn IB2 với 15 bệnh nhân (32,6%).

Bảng 4.1: Giai đoạn bệnh của bệnh nhân theo một số nghiên cứu

Tác giả Giai đoạn IB Giai đoạn IIA

Bùi Diệu [38]

Nguyễn Văn Tuyên [39] Nguyễn Quốc Trực [15] Vũ Hoài Nam [29] 35,4% 38,5% 55,8% 43,2% 64,6% 61,5% 44,2% 56,8%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự tác giả Bùi Diệu và tác giả Nguyễn Văn Tuyên về tỉ lệ giai đoạn bệnh, tuy nhiên có sự khác biệt so với

các tác giả Nguyễn Quốc Trực và Vũ Hoài Nam. Giai đoạn bệnh được xem là yếu tố tiên lượng quan trọng, vì vậy việc chẩn đoán giai đoạn cần phải chính xác để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất nhằm mục đích chữa khỏi bệnh hoặc kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng.

Di căn hạch chậu được coi là yếu tố tiên lượng độc lập quan trọng, trong nhiều nghiên cứu thấy rằng tỉ lệ sống thêm 5 năm giảm mạnh khi so sánh nhóm có di căn hạch chậu và nhóm không di căn [61]. Tác giả Aoki Y nghiên cứu trên những bệnh nhân giai đoạn IB được phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn, tỉ lệ sống thêm toàn bộ từ 85-95% đối với những trường hợp không có di căn hạch và tỉ lệ này là 45-55% đối với những trường hợp có di căn hạch [62]. Di căn hạch vùng cũng là 1 yếu tố cân nhắc trong lựa chọn điều trị giữa phẫu thuật và tia xạ, nếu bệnh nhân có di căn hạch vùng thì xạ trị là lựa chọn ưu tiên hơn [63]. Trong nghiên cứu này giai đoạn IB2 có tỉ lệ di căn hạch chậu là 40% và ở giai đoạn IIA2 là 41,9%. Theo Nguyễn Văn Tuyên khi nghiên cứu trên 283 trường hợp bệnh giai đoạn IB-IIA có xạ trị tiền phẫu, tỉ lệ di căn hạch chậu giai đoạn IB là 10,1%, giai đoạn IIA là 25,9%. Trong nghiên cứu của Vũ Hoài Nam, tỉ lệ di căn hạch chậu ở 2 giai đoạn này tương ứng là 9,1% và 12,5%. Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ di căn hạch chậu cao hơn có thể là do sự phát triển của các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh như cộng hưởng từ, chụp PET-CT cho phép quan sát rõ hơn và phát hiện sớm các trường hợp có di căn hạch.

Theo FIGO, tỉ lệ tái phát của ung thư cổ tử cung dao động từ khoảng 10% đối với giai đoạn IB-IIA cho tới 60% ở giai đoạn (IIB-IVA) [64]. Các nghiên cứu trước đây đã xác định kích thước u và tình trạng di căn hạch bạch huyết là những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh, liên quan tới khả năng tái phát của bệnh [65]. Tác giả Wang J (2015) hồi cứu trên 284 bệnh nhân ung

thư cổ tử cung được điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần, theo dõi từ tháng 05/2005 đến tháng 04/2008, ở nhóm bệnh nhân có kích thước u nhỏ hơn hoặc bằng 4 cm thì tỉ lệ tái phát là 52%, còn ở nhóm bệnh nhân có kích thước u trên 4 cm thì tỉ lệ tái phát lên tới 88,81% (p=0.000) [66]. Các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng những bệnh nhân có tổn thương ung thử cổ tử cung trên 4 cm sẽ khó kiểm soát hơn so với những bệnh nhân có tổn thương nhỏ hơn, bởi lẽ các tổn thương lớn làm tăng khả năng khởi phát hoạt động di căn xa sớm [67],[68]. Theo tác giả Friedlander M và cộng sự (2002) tập hợp từ một số nghiên cứu cho thấy ung thư cổ tử cung có thể tái phát tại chỗ, di căn xa hoặc phối hợp cả hai. Tỉ lệ tái phát từ 10-20% ở những bệnh nhân giai đoạn IB-IIA không có hạch liên quan được điều trị ban đầu bằng phẫu thuật hoặc xạ trị trong khi tỉ lệ này lên tới 70% ở những bệnh nhân có di căn hạch và/hoặc khối u lớn ở giai đoạn muộn hơn. Trong đó 58% tái phát trong khoảng 1 năm và 76% tái phát trong khoảng 2 năm, chỉ có 6% bệnh nhân tái phát sống thêm được 3 năm [61]. Chính vì những yếu tố trên dẫn đến một điểm quan trọng nhằm phản đối lựa chọn phẫu thuật là điều trị đầu tay đối với các khối u kích thước lớn (bulky tumor) đó là có từ 30-80% bệnh nhân cần phải điều trị bổ trợ sau phẫu thuật bao gồm xạ trị hoặc hóa xạ trị đồng thời, và chính điều này lại dẫn tới việc làm tăng tỉ lệ tai biến trên bệnh nhân [47],[69],[70].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời triệt căn ung thư cổ tử cung giai đoạn IB2 và IIA2 tại bệnh viện k (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)