- Thiết kế mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Thu thập số liệu theo bệnh án nghiên cứu, trình tự tiến hành theo các bước sau đây.
2.3.3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Tuổi: chia thành các nhóm tuổi ≤ 20 tuổi, 21 – 30 tuổi, 31- 40 tuổi, 41 – 50 tuổi và > 50 tuổi.
- Giới
- Lý do vào viện
- Triệu chứng cơ năng
- Triệu chứng thực thể
+ Có sờ thấy u trên lâm sàng: Có hoặc không
+ Vị trí u: Thùy trái, thùy phải, thùy và eo tuyến. + Số lượng: 1u hay ≥ 2 u.
+ Mật độ: Mềm hay cứng chắc
+ Di động u với xung quanh: có hay không
- Hạch cổ trên lâm sàng: Có hay không
- Siêu âm tuyến giáp:
+ Vị trí u: Thùy phải, thùy trái, eo. + Số lượng: Một u, nhiều u.
+ Thành phần: Dịch, đặc, hỗn hợp.
+ Khối u vùng cổ + Nuốt vướng + Khàn tiếng + Khó thở + Khám sức khỏe phát hiện u
+ Khối u vùng cổ + Nuốt vướng + Khàn tiếng + Khó thở + Không có triệu chứng cơ năng
+ Xếp loại TIRADS: theo phân loại TIRADS 2011.
- Mô bệnh học u: ghi nhận theo kết quả mô bệnh học u sau mổ:
+ Bướu giáp keo + U tuyến tuyến giáp. + Nang giáp
+ Khác
2.3.3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp
Các bước kĩ thuật cắt thùy tuyến giáp nội soi trong u tuyến giáp lành tính, tiếp cận đường nách vú, tại khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện ĐHY Hà Nội:
Hình 2. 1. Tư thế bệnh nhân và các vị trí đặt Troca
- Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, tư thế nằm ngửa, kê gối dưới vai, mặt quay về bên đối diện với u.
- Vị trí kíp mổ: Phẫu thuật viên và phụ 1 đứng cùng bên có u, dụng cụ viên và bàn dụng cụ đứng đối bên, dàn nội soi đặt phía trên đầu bệnh nhân.
- Đặt Troca cùng bên với u.
nếu vú trái chọn vị trí 10h); Troca 10 mm ở hõm nách trên đường nách giữa tạo với 2 lỗ troca 5 thành hình tam giác.
+ Thứ tự đặt các troca: Đặt troca 10 mm, bơm CO2 áp lực 6 – 10 mmHg, tốc độ ban đầu 3 lít/phút; sau đó đưa camera qua troca này vào quan sát để đặt các troca 5 mm.
- Tạo trường mổ
Hình 2. 2. Tạo khoang phẫu thuật
+ Dùng dao điện đơn cực phẫu tích bóc tách tạo khoang từ vùng ngực (mặt phẳng bóc tách là mạc ngực) lên vùng cổ trước (mặt phẳng bóc tách là lá nông mạc cổ).
+ Các mốc cần đến: Hõm ức, bờ dưới sụn giáp, bờ trước cơ ức đòn chũm 2 bên.
- Bộc lộ thùy tuyến giáp:
Hình 2. 3. Bộc lộ cơ trước giáp
+ Lật cơ ức đòn chũm bộc lộ cơ vai móng, cơ ức giáp, cơ ức móng. + Mở dọc giữa 2 cơ ức giáp và ức
móng vào tuyến giáp.
+ Bộc lộ cực trên và cực dưới của tuyến.
- Bộc lộ và bảo tồn thần kinh thanh quản quặt ngược. - Cắt thùy tuyến giáp.
Hình 2. 4. Bộc lộ và bảo tồn TKQN Hình 2. 5. Cắt thùy tuyến giáp
- Kết thúc:
Hình 2. 6.Cho bệnh phẩm vào túi nilon nội soi
+ Cho bệnh phẩm vào túi nilon. + Kiểm soát chảy máu. Lau rửa trường mổ nếu cần.
+ Lấy bệnh phẩm qua lỗ troca 10. + Đặt dẫn lưu qua lỗ vào troca 10. Khâu các lỗ troca.
Đánh giá kết quả phẫu thuật
- Tỷ lệ phẫu thuật nội soi thành công
- Loại phẫu thuật cắt giáp: Cắt thùy tuyến, cắt thùy và eo tuyến.
- Thời gian phẫu thuật: Tính bằng phút, từ khi rạch da đến khi khâu xong lỗ troca.
- Lượng máu mất trong mổ:
+ Ước lượng qua gạc nội soi dùng để thấm máu, trường hợp không xuất hiện các điểm chảy máu, gạc thấm không đáng kể ~ 1 ml.
-Tai biến trong mổ: Chảu máu, bỏng da, thủng da, cắt phải tuyến cận giáp, tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược, thủng thực quản.
- Đau sau mổ:
+ Thời điểm đánh giá: ngày thứ nhất sau mổ
+ Phương pháp đánh giá: sử dụng thước VAS (Visual Analog Scale). Thước được giới thiệu với bệnh nhân là một đường kẻ nằm ngang dài 100 mm, quy ước điểm 0 ở đầu trái biểu hiện bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau, càng dịch chuyển về bên phải thì mức độ đau càng tăng lên, đến điểm 100 (đầu phải) biểu hiện bệnh nhân rất đau. Bệnh nhân đánh dấu vào một điểm trên thước thể hiện mức độ đau nhất của mình.
+ Thước VAS:
0 100
Không đau Rất đau
+ Đo khoảng cách từ điểm “0” đến vị trí bệnh nhân đánh dấu (mm) + Xếp loại mức độ đau:
0 – 4 mm = không đau; 5 – 44 mm = đau nhẹ; 45 – 74 mm = đau vừa; 75 – 100 mm = rất đau [50].
- Biến chứng sau mổ
Ghi nhận có hay không và cách xử trí.
+ Chảy máu, tụ máu sau mổ: thường xảy ra trong 24 – 48 giờ đầu sau mổ.
+ Tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược: biểu hiện khàn tiếng, xác định bằng nội soi thanh quản.
+ Hạ canxi máu: biểu hiện trên lâm sàng bằng tê bì co quắp tay chân. + Nhiễm khuẩn vết mổ.
- Số ngày nằm viện sau mổ.
- Phân loại kết quả phẫu thuật
Đánh giá tại thời điểm ra viện, dựa trên các tiêu chí: thực hiện thành công PTNS hay không; có hay không các tai biến, biến chứng [49]. Chia thành các nhóm:
+ Tốt: phẫu thuật nội soi thành công, không có biến chứng.
+ Trung bình: phẫu thuật nội soi thành công, có một biến chứng nhưng không phải mổ lại để xử lý.
+ Kém: phải chuyển mổ mở, hoặc có từ hai biến chứng nêu trên, hoặc có biến chứng phải mổ lại để xử lý.
- Một số ảnh hưởng chức năng sau mổ: đánh giá tại thời điểm sau mổ 1 tháng, tỷ lệ bệnh nhân bị tê bì giảm cảm giác da, nuốt vướng, khàn tiếng, ...
- Mức độ hài lòng thẩm mĩ của bệnh nhân: đánh giá tại thời điểm sau mổ 1 tháng, chia làm 3 mức độ: hài lòng, không hài lòng và không rõ ràng.