Phẫu thuật nội soi tuyến giáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 31 - 33)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.6. Phẫu thuật nội soi tuyến giáp

1.6.1. Lịch sử:

- Phẫu thuật nội soi vùng cổ được thực hiện đầu tiên trên thế giới bởi Gagner vào năm 1996, khi ơng cắt tuyến cận giáp cho bệnh nhân có bệnh lý cường cận giáp [10].

- Phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp đầu tiên thực hiện năm 1997 bởi bác sĩ Hucher [38].

- Nhiều kĩ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp đã được thực hiện tại Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan…

- Ở Việt Nam: Phẫu thuật nội soi tuyến giáp được thực hiện đầu tiên ở Bệnh viện nội tiết trung ương. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bắt đầu triển khai kĩ thuật này từ năm 2014 với phương pháp tiếp cận đường nách vú.

Sự khác nhau của các kĩ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp

- Đường tiếp cận tuyến giáp:

+ Tiếp cận đường cổ: là cách tiếp cận trước đây từng được Gagner và Micolli sử dụng, ngày nay ít sử dụng [10],[37].

+ Tiếp cận đường ngồi cổ: Đường nách

Kết hợp đường nách - vú Qua đường miệng.

- Cách tạo trường mổ: Dùng khung nâng hay bơm khí CO2 tạo khoang. - Cách bộc lộ tuyến giáp: Từ đường giữa hay đường bên (mở dọc cơ ức giáp).

1.6.2. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tiếp cận đường nách vú

Ưu điểm

-Phẫu thuật nội soi tuyến giáp là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, đường rạch da ngắn và không kéo vạt da trong khi mổ nên bệnh nhân ít đau sau mổ và thời gian phục hồi nhanh [40].

-Về thẩm mỹ: sẹo mổ ở những vị trí được che khuất khơng nhìn thấy nên mang lại hiệu quả cao. Do đó bệnh nhân hài lịng với sẹo mổ của mình và tự tin khi giao tiếp [40].

-Về chức năng: Phẫu thuật nội soi hạn chế được khó chịu khi nuốt do dính sẹo [40].

Nhược điểm

- Trường mổ hẹp, quan sát và thao tác gián tiếp qua hình ảnh và dụng cụ nên khó khăn hơn khi thao tác so với mổ mở.

- Thời gian mổ kéo dài dẫn đến nguy cơ biến cố về gây mê, tuy nhiên thời gian mổ ngày càng giảm vì kĩ năng của phẫu thuật viên ngày càng tăng lên.

1.6.3. Chỉ định phẫu thuật nội soi tuyến giáp

Tháng 3 năm 2016, ATA tuyên bố quan điểm về các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp tiếp cận từ xa - gọi chung cho tất cả các phương pháp mổ cắt tuyến giáp mà khơng có đường rạch da ở cổ dựa trên nghiên cứu phân tích gộp của Eren Berber, Victor Bernet, Thomas J. Fahey và các cộng sự [41].

bệnh nhân cho phẫu thuật nội soi nói chung. Đầu tiên, bệnh nhân nên được quản lý u tuyến giáp theo hướng dẫn của ATA; các chỉ định cắt tuyến giáp nên giống như đối với phẫu thuật thông thường. Những yếu tố sau nên được cân nhắc để lựa chọn bệnh nhân:

- Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân: + Hình thể gầy;

+ Khơng có quá nhiều mỡ dọc theo đường đi dự định tiếp cận tuyến giáp.

- Các yếu tố liên quan đến bệnh lý tuyến giáp gồm:

+ Kích thước u trên dưới 3 cm và thùy giáp tương ứng có kích thước lớn nhất < 5 – 6 cm.

+ Khơng có bệnh tuyến giáp tiềm tàng, khơng có hình ảnh viêm giáp trên siêu âm.

- Các yếu tố liên quan đến các phương pháp tiếp cận, cụ thể như khoảng cách từ nách tới hõm ức nên < 15-17 cm đối với kĩ thuật tiếp cận đường nách.

Chống chỉ định tuyệt đối bao gồm

- Bằng chứng ung thư giáp xâm lấn ngoài bao giáp và liên quan đến di căn hạch,

- Bệnh Graves chưa bình giáp,

- Bướu giáp phát triển xuống dưới xương ức, - Tiền sử phẫu thuật vùng cổ trước đó.

Một số tác giả khác đưa ra các tiêu chí chọn u có kích thước ≤ 5 cm đối với u lành tính như Akira Sasaki, June Yong Choi [42], [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)