Bài học kinh nghiệm trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp rút ra cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 34 - 37)

huyện Sốp Cộp

Từ những kinh nghiệm trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp từ khi thành lập huyện đến nay là 15 năm, ta có thể rút ra một số bài học trong phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sốp Cộp, như sau:

- Về công tác qui hoạch sử dụng đất đai

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp đang ngày càng giảm do việc chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhằm phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Để ổn định tâm lý và đảm bảo người dân yên tâm sản xuất thì nhất thiết cần có giải pháp về quy hoạch một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn huyện.

- Về xây dựng mô hình trong sản xuất nông nghiệp

Việc đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn còn phải phù hợp với khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời, việc xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của huyện cũng cần đặc biệt lưu ý và cần tập trung các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.

- Về lao động

Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp trên địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (Hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy theo quy mô tổ chức hoặc trên 50% số lao động đã qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật.

Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này, vì đó mới là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

- Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Qua mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cũng như vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất, có thể thấy chỉ có thông qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn. Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản.

- Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất ổn định của các xã viên.

-Người nông dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã.

- Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã.

- Vai trò quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương

Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trước hết, là trong công tác qui hoạch đất đai để tạo quỹ đất sản xuất ổn định, tâm lý an tâm cho người nông dân, doanh nghiệp đầu tư.

Thứ đến, là công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cần phải kết hợp nguồn lực từ ngân sách với khơi dậy nguồn lực từ trong dân với các hình thức khác nhau để triển khai thực hiện đầu tư các mô hình thí điểm một cách hiệu quả. Từ đó tạo ra hiệu ứng “lan toả” tiến tới nhân rộng toàn vùng.

Hơn nữa, việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cũng phải được nhà nước quan tâm nhằm giúp người dân tiếp cận và có thể ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư

Công tác khuyến nông-lâm-ngư (gọi tắt là khuyến nông) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân - nhà quản lý và nhà khoa học. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thông tin tuyên truyền các chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và

đào tạo, tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các Sở, ban ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)