Biến động trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 63 - 66)

2.2.3.1 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017

Bảng 2.3 Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2017 (ha) So với năm 2014 Diện tích năm 2014 (ha) Tăng(+) giảm(-)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 11,397.24 10,764.61 +632,63

1.1 Đất trồng lúa 4,180.25 4,351.24 -170,99

Đất chuyên trồng lúa nước 864.19 762.49 +101,61

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 5,382.01 4,549.94 +832,07

1.3 Đất trồng cây lâu năm 676.80 931.81 -255,01

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 288.56 167.36 +121,2

1.5 Đất nông nghiệp khác 5.43 1.77 +3,66

(Nguồn cung cấp từ phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Sốp Cộp)

Bảng 2.3 cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2014 - 2017, diện tích đất nông nghiệp của huyện có sự biến động. Cụ thể: Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 10,764.61ha, đến năm 2017 là 11,397.24ha, tăng 632,63 ha, cụ thể: đất trồng cây hàng năm khác tăng 832,07ha, đất chuyên trồng lúa nước tăng 101,61ha, đất trồng lúa còn lại giảm 170,99ha, đất trồng cây lâu năm giảm 225,01ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 121,2ha, đất nông nghiệp khác tăng 3,66ha. Nguyên nhân của sự biến động tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp do một phần điều chỉnh từ đất lâm nghiệp không có rừng sang mục đích sản xuất nông nghiệp năm 2017.

Xu hướng biến động chung của toàn huyện Sốp Cộp là diện tích đất nông nghiệp giảm nhẹ, diện tích đất chưa sử dụng giảm, đất phi nông nghiệp tăng nhanh, nguyên nhân là

do đất nông nghiệp phải chuyển cho các mục đích sử dụng khác chủ yếu là do mục đích chuyên dùng, đất ở, cụ thể:

2.2.3.2 Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện năm 2017 giảm 1.188 ha so với năm 2014 do chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp không có rừng sang mục đích sản xuất nông nghiệp, chủ yếu do: Chuyển sang đất ở là 343ha, chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 457,27ha, huyển sang đất có mục đích công cộng là 150,73ha, chuyển sang đất quốc phòng 167, chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng 47ha, chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 24ha. Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có tác động rất lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.2.3.3 Mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2014 đến năm 2017

Đã có sự chuyển biến rõ rệt và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp xảy ra một cách ồ ạt, đã làm cho đất canh tác ngày càng giảm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh, mạnh, không tính toán trước những hậu quả có thể xảy ra từ việc chuyển đổi này.

2.2.3.4 Mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển xã hội

Một tác động tích cựclà sự hình thành các khu công nghiệp đã thu hút được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người nông dân. Thu nhập nhiều hộ dân cao hơn trước khi thu hồi đất. Số lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp dịch vụ cũng tăng đáng kể. Sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc giải quyết việc làm của địa phương. Tình trạng lao động thất nghiệp không có việc làm hàng năm vẫn còn rất nhiều. Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế tăng, đòi hỏi một diện tích đất để mở rộng trường học, mở rộng các cơ sở y tế. Toàn huyện có 25 trường, tăng 2 trường so với năm 2014, các trường còn lại hầu hết đã mở rộng quy mô, xây thêm các phòng học. Số

cơ sở y tế không tăng nhưng dịch vụ y tế đã có bước phát triển Bên cạnh đó thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng gây nên nhiều vấn đề xã hội phức tạp Một số hộ gia đình đã không dùng số tiền đền bù không hợp lý gây ra nhiều tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện. Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không tính đến hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế xã hội gây ảnh hưởng xấu đến tình hình biến động đất đai. Ngược lại, dân số tăng nhanh cũng gây biến động không nhỏ cơ cấu đất đai do phải chuyển sang đất ở. Đối với các hộ tự giãn, một phần là tách từ đất ở, một phần hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Việc các hộ gia đình lấn chiếm đất ruộng không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến việc canh tác của các thửa lân cận mà còn gây ra tình trạng mất mỹ quan. Chính sách về nhà ở sẽ giúp cho đất đai nông nghiệp không bị chuyển thành đất ở một cách tự phát, đất ở sẽ được quy hoạch hợp lý, tiết kiệm.

2.2.3.5 Chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp

Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ngành trồng trọt, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng. Mặc dù cơ cấu ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại tăng, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đạt Giá trị ngành kinh tế nông nghiệp năm 2017 đạt 449,1 tỷ đồng tăng 135 tỷ đồng so với năm 2014. Hiện nay các hộ nông dân có xu hướng chủ động chuyển sang sản xuất hàng hoá.

Về mặt kinh tế Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, mà đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện đã chuyển dịch từ trồng lúa đơn thuần sang các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất các giống lúa chất lượng cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung các mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại đều có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cấy lúa song yêu cầu vốn đầu tư rất lớn. Chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là chăn trâu, bò, nuôi lợn, gia cầm phát triển nhanh. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương và áp dụng

Cộp có những chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 25,1 triệu đồng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật chăm sóc loại rau màu. Khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Về mặt xã hội Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt được những hiệu quả xã hội sau. Thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho các nông hộ thông qua chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thâm canh tăng vụ. Tăng thu nhập cho người dân lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân nông thôn. Đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng các loại nông sản hàng hoá Nâng cao trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho các vùng phụ cận Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời thúc đẩy kinh tế của toàn huyện cũng nhờ góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng gây nên những vấn đề mà xã hội cần quan tâm, giải quyết đó là: Chú ý tới đầu ra cho sản phẩm Do sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất, thuốc chuột, thuốc kích thích tăng trưởng... quá nhiều làm tăng trường hợp ngộ độc thực phẩm. Biến động sử dụng đất và tình hình phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ chặt chẽ. Để phát triển kinh tế - xã hội, đất đai phải được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đất đai chính là tư liệu sản xuất đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại kinh tế - xã hội cũng luôn tác động không nhỏ tới đất đai, có thể tác động tiêu cực nhiều tình trạng chặt phá rừng, có thể tác động tích cực nhiều việc cải tao đất trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)