- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội.
- Áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong quản lý và sử dụng bền vững đất dốc theo hướng nông nghiệp sinh thái.
- Cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất trống đồi trọc bằng các loài cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm.
- Hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng trồng xen canh hoặc luân canh các loại cây phủ đất nhằm cải thiện cấu trúc và lý tính của đất. Đối với đất quá dốc nên kết hợp làm tiểu bậc thang tạo thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.
- Thực hiện thâm canh tăng vụ trên diện tích đất nông nghiệp, trong đó xây dựng các công trình thuỷ lợi và cứng hoá hệ thống kênh mương phải coi là giải pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi, hạn chế sâu bệnh, để có năng suất cao, chất lượng tốt.
- Tích cực trồng rừng trên diện tích đồi núi trọc, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên trên núi đá nhằm tránh tình trạng rửa trôi xói mòn đất, phòng ngừa và tăng tác hại của lũ núi.
- Sử dụng đất vào các hoạt động các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải có phương án thu gom xử lý triệt để chất thải rắn, nước thải, chống ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức triển khai chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc rà soát diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển đổi sang đất để đầu tư trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ và phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, để cho người dân có thu nhập từ nghề rừng và gắn bó với nghề rừng (Theo Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
- Giao đất đúng tiến độ theo khả năng thực hiện, đối với tất cả các trường hợp, dự án có nhu cầu sử dụng đất. Các dự án lấy vào đất trồng lúa phải có phương án sử dụng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác để cải tạo các vùng đất trồng lúa kém chất lượng và phương án bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.
- Bố trí đất cho phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình phúc lợi xã hội và mở rộng khu dân cư theo hướng lựa chọn những khu vực ít đất trồng lúa hoặc những vị trí canh tác gặp nhiều khó khăn; hạn chế quy hoạch ở những vị trí trồng lúa thuận lợi, năng suất cao, chất lượng tốt.
- Đối với đất ở, khuyến khích những hộ có khuôn viên rộng, còn nhiều đất vườn chuyển nhượng cho nhau để tự giãn. Các khu vực đông dân cư đấu giá quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả.
Cần phải hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ, làm đúng theo Luật Đất đai và theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển cây ăn quả như: chính sách tín dụng, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, chính sách hỗ trợ theo các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển cây ăn quả. Thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, cụ thể là lĩnh vực liên kết phát triển cây ăn quả.
Thực hiện có hiệu quả và triển khai nhân rộng các mô hình phát triển cây ăn quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.