Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 67 - 72)

Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng các loại hình sử dụng đất huyện Sốp Cộp giai đoạn 2014-2017 Loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 Lúa chiêm xuân

Năng xuất Tạ/ha 56,2 55,81 56,3 57 57,8

Diện tích gieo trồng Ha 759 812 815 825 828

Sản lượng Tấn 4.265 4.531,7 4.588,45 4.702,5 4.801

Lúa mùa

Năng xuất Tạ/ha 49,01 49,60 49,8 50 51,2

Diện tích gieo trồng Ha 412 1195 1198 1203 1209

Sản lượng Tấn 2.019 5.927,2 5.966 6.015 6.033

Lúa nương

Năng xuất Tạ/ha 13,5 13,5 13,5 13,4 13,6

Diện tích gieo trồng Ha 3.181 2588 2587 2490 2497

Sản lượng Tấn 4.294 3.493,8 3.595 3.336,6 3.346,1

Ngô

Năng xuất Tạ/ha 33 31,5 31,8 32 33

Diện tích gieo trồng Ha 1.753 1.898 1.631 1.633 1.639

Sản lượng Tấn 5.785 5.978,7 5.186 5.225,6 5.228,1

Sắn

Năng xuất Tạ/ha 101,7 98 97 98 98,3

Diện tích gieo trồng Ha 2.809 2.903 3.230 3.230 3.241

Sản lượng Tấn 28.567 28.449,4 31.331 36.654 36.754

Cà phê

Năng xuất Tạ/ha 18 18,7 19,5 23 23,7

Diện tích gieo trồng Ha 205 277 249 327 328,1

Sản lượng Tấn 369 517,99 485,55 752,1 752,6

Rau màu

Năng xuất Ta/ha 48 51 54 57 58

Diện tích gieo trồng Ha 155 164 166,8 169 169,7

Sản lượng Tấn 744 863,4 901,66 963,3 964,2

Cam

Năng xuất Ta/ha 380 420 490 512 513,5

Diện tích gieo trồng Ha 129 358 650 875,8 876,3

Sản lượng Tấn 4,902 15,03 31,850 44,840 45,3

Quýt

Năng xuất Ta/ha 315 321 380 391 392,2

Diện tích gieo trồng Ha 45 61 69 79 81

Sản lượng Tấn 1,417 1,958 2.622,0 3.088,9 3.090,7

(Nguồn: phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Sốp Cộp)

Bảng 2. 4 cho thấy loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã chủ yếu là trồng các loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày như: lúa 2 vụ, lúa 1 vụ (lúa nương), cây

ăn quả lâu năm (cam, quýt, cà phê) và rau màu các loại... Bên cạnh giống địa phương có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với tập quán canh tác của người dân nhưng khi thu hoạch cho năng suất thấp vì thế xã đã mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống mới để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng thu nhập cho người dân. Cụ thể:

- Về cây lúa chiêm xuân: Năng suất lúa tăng qua các năm từ 2014 là 56,2tạ/ha lên thành 55,81tạ/ha năm 2015 và 56,3tạ/ha năm 2016 và 57tạ/ha năm 2017 tăng 0,8tạ/ha bằng 1,4% so với năm 2014, năm 2018 đạt 57,8 tạ/ha.

- Về cây lúa mùa: Năng suất lúa tăng qua các năm từ 2014 là 49,1tạ/ha lên thành 49,6tạ/ha năm 2015 và 49,8tạ/ha năm 2016 và 50tạ/ha năm 2017 tăng 0,9tạ/ha bằng 1,5% so với năm 2014, năm 2018 đạt 51,2tạ/ha.

- Về cây lúa nương: Năng suất lúa tăng qua các năm từ 2014 là 13,5tạ/ha lên thành 13,5 tạ/ha năm 2015 và 13,5tạ/ha năm 2016 và 13,4tạ/ha năm 2017 giảm 0,1tạ/ha bằng 1% so với năm 2014, năm 2018 đạt 13,6 tạ/ha, vì lý do trồng trên đất có độ dốc cao, hàng năm bị sói mòn, bạc màu nhanh nên ảnh hưởng đến năng suất giảm so với các năm trước.

- Cây ngô: Năng suất tăng, giảm qua các năm từ 2014 là 33tạ/ha; 31,5 tạ/ha năm 2015 và 31,5tạ/ha năm 2016 và 32tạ/ha năm 2017 giảm 0,1tạ/ha bằng 1% so với năm 2014, năm 2018 đạt 33 tạ/ha. vì lý do trồng trên đất có độ dốc cao, hàng năm bị sói mòn, bạc màu nhanh nên ảnh hưởng đến năng suất giảm so với các năm trước.

- Cây sắn: Năng suất giảm qua các năm từ 2014 là 101,7tạ/ha; 98 tạ/ha năm 2015 và 97tạ/ha năm 2016 và 98 tạ/ha năm 2017 giảm 3,7tạ/ha bằng 3,7% so với năm 2014, năm 2018 đạt 98,3tạ/ha.vì lý do trồng trên đất có độ dốc cao, hàng năm bị sói mòn, bạc màu nhanh nên ảnh hưởng đến năng suất giảm so với các năm trước.

- Cây cà phê: Năng suất tăng qua các năm từ 2014 là 18tạ/ha; 18,7tạ/ha năm 2015 và 19,5tạ/ha năm 2016 và 23 tạ/ha năm 2017 tăng 3,5tạ/ha bằng 17% so với năm 2014, năm 2018 đạt 23,7 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

- Rau, màu: Năng suất đạt 48tạ/ha năm 2014 tăng lên 51tạ/ha năm 2015 và đạt 54tạ/ha năm 2016 và 57tạ/ha năm 2017 tăng 3,5tạ/ha bằng 18,7% so với năm 2014, năm 2018 đạt 58 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

- Cây cam: Năng suất tăng qua các năm từ 2014 là 380tạ/ha; 420tạ/ha năm 2015 và 490tạ/ha năm 2016 và 512 tạ/ha năm 2017 tăng 132tạ/ha bằng 34,7% so với năm 2014, năm 2018 đạt 513,5 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

- Cây quýt: Năng suất tăng qua các năm từ 2014 là 315tạ/ha; 321tạ/ha năm 2015 và 380tạ/ha năm 2016 và 391tạ/ha năm 2017 tăng 76tạ/ha bằng 24,1% so với năm 2014, năm 2018 đạt 392,2 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Trong những năm qua trồng trọt vẫn là ngành sản xuất quan trọng của huyện được định hướng phát triển theo phương châm thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, cải tiến phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất. Tiếp tục thực hiện bảo tồn và phát triển giống lúa đặc sản nếp Tan Hin, Tan Nhe vụ Mùa trên địa bàn xã Mường Và, mô hình thâm canh cam quýt tại xã Mường Và, Nậm Lạnh; triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa theo phương pháp SRI, mô hình ngô trên đất dốc có vật liệu che phủ kết hợp trồng cỏ Ghi nê và 27 mô hình khuyến nông tự nguyện trên địa bàn 8 xã; triển khai chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a đảm bảo hiệu quả, đúng quy định; xây dựng, triển khai kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2020 với diện tích 420 ha, trong đó năm 2017 chuyển đổi 39ha, năm 2018 chuyển đổi khoảng 41 ha; chỉ đạo thực hiện ghép mắt cây cam, quýt để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng từng bước ổn định mức thu nhập cho nhân dân.

Bảng 2.5 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Loại hình sử dụng đất chính Giá trị sản xuất

Chi phí sản xuất trung gian

Giá trị gia tăng

Lúa Xuân 37.522 15.775 21.747 Lúa Mùa 35.400 14.636 20.764 Rau màu các loại 28.600 17.540 11.060 Ngô 21.600 16.266 5.334 Sắn 19.500 17.205 7.020 Cam 42.500 10.724 31.776 Quýt 33.300 21.961 11.339

(Nguồn: phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sốp Cộp)

Bảng 2.5 cho thấy: Giá trị sản xuất, chi phí sản xuất trung gian, giá trị gia tăng của các kiểu sử dụng đất có sự chênh lệch rõ rệt (giá trị sản xuất cây ăn ăn quả có múi như cam, quýt là cao nhất). Đa số các kiểu sử dụng đất đều có giá trị sản xuất cao, bên cạnh đó kiểu sử dụng đất trồng lúa vẫn còn thấp về năng suất, giá trị sản xuất. Về chi phí sản xuất thì cây ăn quả có múi cam, quýt chiếm chi phí khá cao so với chi phí sản xuất các cây trồng khác.

Bên cạnh đó, cùng một đồng chi phí bỏ ra, loại hình sử dụng đất trồng cam, quýt sẽ thu được 2,13 đồng chi phí tăng thêm, tiếp đến loại hình sử dụng đất trồng rau màu thu được 1,8 lần, ngô, sắn 1,9 lần và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng lúa chỉ thu lại được 1,06 lần. Mặc khác, giá trị cao nhất là loại hình sử dụng đất trồng cây cam, quýt tạo ra 3,13 lần, tiếp đến loại hình sử dụng đất trồng rau màu tạo ra được 2,80 lần, ngô, sắn 1,9 lần và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng lúa với 1,06 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)