Nguyên nhân gây ra tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 79 - 82)

- Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đòi hỏi đảm bảo sự thống nhất cấp dưới phải phù hợp với cấp trên và kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, do đó đã xảy ra tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới chờ cấp trên phân bổ chỉ tiêu mới thực hiện, dẫn đến không chủ động kế hoạch thực hiện, tiến độ phê duyệt chậm.

- Công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đến các ban, ngành và mọi tầng lớp nhân dân chưa được thông suốt, nhận thức trách nhiệm và ý thức trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được nghiêm. Sự quan tâm, quyết liệt vào cuộc chưa rõ ràng, các cấp thực hiện và các ngành phối hợp chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp gắn trách nhiệm trong việc đề xuất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp.

- Số liệu, cơ sở thông tin còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo tính thống nhất cao, như: thiếu cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai do số liệu đo đạc lập hồ sơ địa chính còn hạn chế, tỷ lệ diện tích được đo đạc thấp; hồ sơ của các chương trình dự án, hồ sơ quy hoạch các ngành, lĩnh vực thiếu thông tin về đất đai, nhu cầu sử dụng đất chủ yếu được xác định trên quan điểm định hướng, nhiệm vụ của ngành chưa xác định theo điều kiện cụ thể thực tế dẫn đến việc xác định nhu cầu sử dụng đất của các loại đất không khả thi, không phù hợp khi thực hiện.

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai có sự thay đổi về phương pháp thống kê, xác định loại đất dẫn đến diện tích các loại đất đầu kỳ quy hoạch và kết quả thực hiện đến cuối kỳ quy hoạch thay đổi rất nhiều, sai lệnh so với việc thực hiện đạt được theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin, số liệu, tài liệu, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu thông tin để cập nhật như chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, chủ trương phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền, dẫn đến khi phê duyệt kế hoạch được thời gian ngắn đã phát sinh thêm dự án cần phải thực hiện hoặc nhiều dự án đưa vào nhưng lại không được thực hiện do thiếu nguồn vốn hoặc chưa có chủ đầu tư...

- Địa bàn quản lý rộng, địa hình đi lại khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý của các cấp, dẫn đến việc kiểm tra giám sát, thẩm định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng như quản lý tình hình thực hiện theo quy hoạch còn hạn chế, ảnh hướng đến chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch cũng như tiến độ thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

ết luận chương 2

Sốp Cộp là huyện có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp khá lớn, chất lượng đất tốt, kết hợp với hệ thống giao thông đồng ruộng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa nắng, trình độ canh tác của bà con nông dân còn nhiều hạn chế.

Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sốp Cộp là 444,89 ha chiếm 62,01% tổng diện tích đất tự nhiên (trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 61,84% diện tích đất tự nhiên). Diện tích đất nông nghiệp giảm 1,49 ha trong giai đoạn 2014 - 2017, năm 2018 giảm 0,01 ha, lý do chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp xây dựng đường gia thông và cơ sở hạ tầng.

Hiệu quả kinh tế: Nhìn chung các loại hình sử dụng đất nghiên cứu ở địa phương có hiệu quả kinh tế đạt ở mức khá. Tiêu biểu là loại hình sử dụng đất trồng hoa cúc, rau màu, cây dưa hấu.

Hiệu quả xã hội: Mặc dù các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân, giá trị ngày công lao động cao (tiêu biểu ở loại hình hoa cúc), nhưng do thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp còn nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Hiệu quả về môi trường: Các loại hình sử dụng đất nhìn chung là bền vững về môi trường. Tuy nhiên với việc độc canh cây trồng, sử dụng chủ yếu là phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật là một hạn chế trong việc bảo vệ môi trường đất, hệ sinh thái đồng ruộng.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về kinh tế; Giải pháp về mặt kỹ thuật; Giải pháp về mặt nguồn lực; Giải pháp về mặt thị trường.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN SỐP CỘP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)