Giải pháp về vốn và thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 95)

- Về vốn:

Huy động và thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn như chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn giảm nghèo bền vững Chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình 135; nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; nguồn vốn tăng thu ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Khuyến khích thành lập các HTX, tổ hợp tác chuyên về các lĩnh vực: Tư vấn về giống cây trồng, kỹ thuật sản xuất, tư vấn về thị trường, chuyên canh cây ăn quả, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm, liên kết “bốn nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Làm tốt công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao để thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Thị trường:

Từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm quả các loại, xác định chất lượng sản phẩm là khâu quyết định, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của vùng và chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm là khâu đặc biệt quan trọng đối với cây ăn quả nói riêng, xúc tiến triển khai bằng việc hỗ trợ sản xuất đầu tư giống mới, quy trình kỹ thuật được tư vấn bởi các đơn vị có uy tín. Bên cạnh đó việc xác định thị trường, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp, HTX liên kết trực tiếp với nông dân, đặc biệt là khâu bảo quản và tiệu thụ sản phẩm, phấn đấu xây dựng và đăng ký quy trình quản lý chất lượng, xuất xứ hàng hoá cho sản phẩm quả huyện Sốp Cộp là điều kiện để tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, trong đó người dân, cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị có chức năng về khoa học kỹ thuật, khuyến khích các thành phần kinh tế cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm. Quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất sản phẩm quả các loại theo các tiêu chuẩn quy định, đăng ký, tiến tới đảm bảo chất lượng ổn định, xây dựng thương hiệu.

Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm, chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng người tiêu dùng đem lại hiệu quả trong sản xuất.

ết luận chương 3

Huyện Sốp Cộp là địa bàn có truyền thống sản xuất nông nghiệp, nhân dân cần cù lao động, cho nên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Trên địa bàn có nhiều cây trồng nông nghiệp, nhưng một số cây trồng chủ yếu là lúa, rau, hoa; cây ăn quả lâu năm … với quy mô gia đình và sau đây là những cây trồng chủ lực trong xã mang lại thu nhập cho người dân.

Hiện nay, toàn huyện có 4 loại hình sử dụng đất chính, với nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau, phân bố 2 vùng trên địa bàn của huyện, cụ thể: Vùng 1 là xã Mường Và,

Sốp Cộp, Dồm Cang, Nậm Lạnh chủ yếu trồng cây ăn quả, trồng lúa 2 vụ, trồng rau màu...; Vùng 2 là xã Mường Lạn, Púng Bánh, Sam Kha, Mường Lèo chủ yếu trồng ngô, sắn, lúa 1, lúa nương....

Việc sử dụng phân bón của nông dân chưa cân đối so với tiêu chuẩn cho phép. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Đây là những yếu tố tác động đến môi trường mà chính quyền cũng như nông dân cần quan tâm giải quyết. Việc sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đưa nông nghiệp phát triển bền vững. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tôi đề xuất cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: bố trí hệ thống canh tác hợp lý trên đất sản xuất nông nghiệp, hình thành và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường đầu tư nguồn lực và khoa học công nghệ; hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Với những giải pháp này giúp nông nghiệp pháp triển theo hệ thống hình thành vùng chuyên canh phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

ẾT LUẬN VÀ IẾN NGHỊ

1 ết luận

Huyện có địa bàn rộng, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là tuyến giao thông đến các bản vùng sâu, vùng cao biên giới; phân bố dân cư không tập trung, trình độ dân trí còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao (45,85%); thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến bất thường; có đường biên giới khá dài giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

(120km) là huyện có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp khá lớn, chất lượng đất tốt, kết hợp với hệ thống giao thông đồng ruộng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa nắng, trình độ canh tác của bà con nông dân còn nhiều hạn chế.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; Tỷ lệ lao động qua đào tạo, giải quyết việc còn thấp. chất lượng, hiệu quả sản phẩm nông sản chưa cao, năng suất và thu nhập của người nông dân còn thấp. Việc triển khai, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn chậm. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu:

- Hiệu quả kinh tế: Qua khảo sát, đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sốp Côp hiệu quả kinh tế đạt thấp, chỉ có loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả có múi cam, quýt như xã Mường Và, Nậm Lạn đạt mức trung bình.

- Hiệu quả xã hội: Mặc dù các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân, giá trị ngày công lao động cao (tiêu biểu ở loại hình cây ăn quả có múi cam, quýt…), nhưng do thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp còn nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Hiệu quả về môi trường: Các loại hình sử dụng đất nhìn chung là bền vững về môi trường. Tuy nhiên với việc độc canh cây trồng, sử dụng chủ yếu là phân bón hóa học,

thuốc bảo vệ thực vật là một hạn chế trong việc bảo vệ môi trường đất, hệ sinh thái đồng ruộng.

Để không ngừng củng cố niềm tin cho người nông dân vào đất nông nghiệp và khuyến khích họ đầu tư dài lâu, lớn và sử dụng đất hiệu quả, bền vững trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Nhà nước cần tiếp tục xem xét sửa đổi pháp luật về đất đai để gia tăng tính an toàn của quyền sử dụng đất.

Thứ nhất, nhà làm luật cần xem xét lại cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được giao cho cá nhân, hộ nông dân, nhất là cần đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước.

Việc phân định sự khác nhau giữa sở hữu đất đai nông nghiệp với quyền sử dụng đất có còn cần thiết nữa không khi Nhà nước không ngừng xây dựng nhà nước pháp quyền và pháp luật đất đai đã quy định khá đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Thêm vào đó, việc thu hồi đất khi hết hạn để phân chia lại bằng biện pháp hành chính liệu có khả thi và hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Thứ hai, thủ tục gia hạn tự động tuy có lợi thế về kinh tế và xã hội nhưng cần quy định chặt chẽ để hạn chế sự nhũng nhiễu, quan liêu và cửa quyền của cán bộ, công chức trong việc thực hiện pháp luật.

Pháp luật cần quy định rõ cơ quan có thẩm quyền cũng như tiêu chí cụ thể để xác định cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, việc kiểm tra, thanh tra về thủ tục gia hạn nên tiến hành định kỳ để kịp thời chấn chỉnh các vi phạm.

Thứ ba, để có thể giải quyết mấu chốt của các hạn chế nêu trên, Nhà nước cần xem xét kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hướng vô thời hạn. Giao đất nông nghiệp cho nông dân cần tính đến yếu tố ổn định và bền vững để gia tăng sự yên tâm cho nông dân đầu tư, phát triển nông nghiệp bền vững.

Sản xuất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình cần có sự duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác và cần có sự đầu tư theo hướng tích lũy dần qua thời gian để bồi bổ cho đất, nhất là khi khả năng tài chính của nông dân hạn chế. Giao đất vô thời hạn sẽ giúp nông dân yên tâm hơn khi đầu tư cho đất nông nghiệp, bởi vì sự an toàn của quyền đất đai được tăng lên khi thời hạn sử dụng đất tăng.

Việc sử dụng phân bón của nông dân chưa cân đối so với tiêu chuẩn cho phép. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Đây là những yếu tố tác động đến môi trường mà chính quyền cũng như nông dân cần quan tâm giải quyết. Việc sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đưa nông nghiệp phát triển bền vững. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tôi đề xuất cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: bố trí hệ thống canh tác hợp lý trên đất sản xuất nông nghiệp, hình thành và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường đầu tư nguồn lực và khoa học công nghệ; hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Với những giải pháp này giúp nông nghiệp pháp triển theo hệ thống hình thành vùng chuyên canh phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

2 iến nghị

Đề nghị Các cấp, các ngành cần quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhất là các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi bằng nhiều giải pháp, kết hợp đầu tư công với đầu tư bằng nguồn xã hội hóa; tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi cho người dân được hưởng các ữu đãi trong việc vay vốn để phát triển sản xuất, mở lớp bồi dưỡng tập huấn, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nông dân để nâng cao hiểu quả sử dụng đất, kết hợp với phát triển các dịch vụ du lịch. Đề nghị UBND huyện Sốp Cộp đưa vào chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH trong thời gian tới, lấy phát triển du lịch làm nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để từ đó có phương án tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, khai thác nguồn lực tại chỗ, phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Đối với Chính quyền các xã cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách hợp lý, hiệu quả nhằm bảo vệ được nguồn tài nguyên đất, nước và bảo vệ được môi trường cảnh quan sinh thái.

Cần khuyến khích việc hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ nông sản, chế biến nông sản trong nông thôn. Tạo ra những mô hình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm để người dân thấy được hiệu quả kinh tế thông qua việc kết hợp dịch vụ du lịch với sản xuất nông nghiệp. Cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường cho người dân một cách thường xuyên để có sự định hướng phát triển sản xuất phù hợp.

Đối với người nông dân trực tiếp lao động cần có tư duy mới, không trông chờ ỷ lại, biết vận dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh vào sản xuất, kết hợp với phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với điều kiện tại địa phương, biết tranh thủ lợi thế tiềm năng về cảnh quan môi trường, tạo ra những sản phẩm chất lượng, phong phú để phục vụ phát triển kinh tế bền vững, gắn với hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO

[1] Luật đất đai số 45/2013/QH13, 29/11/2013.

[2] Nguyễn Quốc Ngữ, "Tác động của chính sách pháp luật đất đai đến phát triển kinh tế -xã hội"; Ban Kinh tế trung ương, Kinhtetrunguong.vn.

[3] Hà Quý Rinh, "Lý luận địa tô và vận dụng để giải quyết một số vấn đề về đất đai ở Việt Nam", 2005.

[4] Nguyễn Trọng Tuấn, "Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới"; Tài nguyên và môi trường, http://vnmonre.vn/kinh-nghiem-quan-ly-dat-dai- cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi, 05/10/2017.

[5] Minh Tuấn, "Sông Mã mở rộng diện tích trồng nhãn"; Báo Sơn La, http://www.baosonla.org.vn/vi/bai-viet/song-ma-mo-rong-dien-tich-trong-nhan- 21098, 12/03/2019.

[6] Thanh Huyền, "Yên Châu tập trung bao quả xoài phục vụ xuất khẩu"; Báo Sơn La, http://www.baosonla.org.vn/vi/bai-viet/yen-chau-tap-trung-bao-qua-xoai- phuc-vu-xuat-khau-22051, 23/04/2019.

[7] Duy Tùng, "Xây dựng thương hiệu gạo nếp Mường Và"; Báo Sơn La, http://www.baosonla.org.vn/vi/bai-viet/xay-dung-thuong-hieu-gao-nep-muong- va-24506, 25/7/2019.

[8] UBND tỉnh Sơn La: "Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 2017 huyện Sốp Cộp", 2017.

[9] UBND huyện Sốp Cộp, "Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sốp Cộp", 2014-2017.

[10] UBND tỉnh Sơn La, "Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 tỉnh Sơn La", 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)