3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
3.1.1 Định hướng của Nhà nước về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Luật đất đai năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa với vai trò an ninh lương thực quốc gia, Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, Nhà nước nghiêm cấm việc mở rộng tuỳ tiện khu dân cư không theo quy hoạch và không cần thiết đối với nhu cầu của xã hội trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được giao cho nông dân. Các hạn chế này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của quyền sử dụng đất của nông dân, làm cho người nông dân chưa thực sự yên tâm đầu tư lớn, lâu dài và sử dụng đất bền vững cho phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước.
3.1.2 Định hướng của huyện Sốp Cộp trong về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nghiệp
- Khu vực đất chuyên trồng lúa nước:
Cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu an toàn lương
thực. Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của huyện. Từng bước thay đổi hệ thống canh tác thiếu bền vững sang hệ thống canh tác vùng cao bền vững trên cơ sở chuyển đổi mô hình khai thác, tận thu tài nguyên sang sử dụng hiệu quả, bền vững và nâng cao năng suất.
Đất chuyên trồng lúa nước đến năm 2020 có khoảng 868 ha, tập trung nhiều trên địa bàn các xã Mường Và, Mường Lạn, Púng Bánh, Dồm Cang.Trong thời gian tới cần phục tráng, duy trì giống lúa nếp Tan Hin, Tan Nhe tại xã Nậm Lạnh và xã Mường Và nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; tạo điều kiện để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nông dân để có sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa.. Định hướng sử dụng đất cho khu vực này như sau:
+ Hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang các mục đích khác; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.
+ Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng hệ số sử dụng đất trên một đơn vị diện tích; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm (rau, hoa màu các loại) phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương và không ảnh hưởng tới mục đích trồng lúa sau này.Khi chuyển đổi phải đảm bảo không làm biến dạng mặt bằng, không làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của đất, không làm hư hỏng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã được đầu tư trên đất đó. Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa nước sang trồng cây hàng năm khác phải đảm bảo nguyên tắc vẫn có thể quay lại trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực khi cần thiết. + Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa và chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa theo đúng Nghị định số 42/2012/NĐ-CPngày
+ Đất chuyên trồng lúa nước phải được bảo vệ nghiêm ngặt trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉ được điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước trong trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trong kỳ điều chỉnh phải bắt buộc chuyển một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước ở các khu vực này sang các loại đất phi nông nghiệp khác phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nhu cầu đất ở (một số bản không thể bố trí đất ở mới ở các loại đất khác bắt buộc phải lấy vào đất trồng lúa thuộc các xã như Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và, Nậm Lạnh và Thị trấn Sốp Cộp) phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, đúng diện tích, không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, tưới tiêu cho diện tích còn lại,....
- Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm:
Cây cà phê được xác định là cây trồng chủ đạo trong khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm. Diện tích đất trồng cây cà phê tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã: Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và, Nậm Lạnh. Định hướng sử dụng loại đất này như sau:
+ Bảo vệ diện tích 277ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm hiện có. Khuyến khích chuyển đổi diện tích trồng cây hàng năm khác ở các khu vực lân cận có điều kiện thổ nhưỡng đất đai phù hợp sang trồng cây công nghiệp lâu năm nhằm mở rộng diện tích. + Xây dựng vùng trồng cây công nghiệp liền vùng liền khoảnh, thuận lợi về giao thông thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đưa mới giống cây trồng, công nghệ thâm canh, công nghệ chế biến để có những sản phẩm chất lượng cao, tăng cường xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu để sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.
+ Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê nhân tại xã Sốp Cộp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua sản phẩm cà phê trên địa bàn huyện.