Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 84 - 90)

xuất nông nghiệp huyện Sốp Cộp

- Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai các năm 1998, 2001, 2003 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện đã và đang dần đi vào nề nếp.

- Hệ thống các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Trung ương ngày càng hoàn chỉnh nhất là khi có Luật Đất đai năm 2013 là cơ sở thuận lợi cho địa phương cụ thể hoá, triển khai thực hiện.

- Có sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND huyện.

- Nhận thức của nhân dân đối với đất đai nói chung và việc chấp hành pháp Luật Đất đai của các đối tượng quản lý, sử dụng đất đã ngày càng được nâng lên; các cấp, các ngành đã quan tâm chú trọng đến lĩnh vực đất đai.

* Những khó khăn

- Thời kỳ 2014 - 2017, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai tuy đã được ban hành nhiều nhưng chưa kịp thời và đồng bộ. Quy trình, quy phạm, tiêu chí thống kê, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nhiều thay đổi. Việc hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai của các Bộ, Ngành Trung ương nhiều khi chưa kịp thời, chưa cụ thể cũng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện ở địa phương. - Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở vừa thiếu lại vừa hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện công việc. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp Luật Đất đai còn hạn chế.

- Huyện có địa hình khó khăn, phức tạp làm cho công tác quản lý, điều tra cơ bản về Tài nguyên Môi trường gặp nhiều khó khăn. Suất đầu tư của các chương trình, dự án tăng cao trong khi nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp, phân bổ dàn trải dẫn đến hiệu suất thấp.

Với những đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn trên thì tác động của Biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện được thể hiện trên những mặt sau:

Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm, số ngày có gió Tây khô nóng trung bình năm tăng lên.

Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 - 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong huyện. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống. Việc sử dụng đất do tác động của nhiệt độ tăng, mưa hạn chế đất trở nên khô cứng, mất nước, giảm độ lý hoá; ngược lại mưa lớn gây ngập úng cục bộ trong thời gian sản xuất làm chuyển đổi cơ cấu nội bộ đất diễn ra theo chiều hướng bất lợi.

* Tác động do lũ quét, lũ bùn đá

Nằm trong khu vực luôn tiềm ẩn nguy cơ bị lũ quét, lũ bùn đá mạnh và rất mạnh. Ngoài những yếu tố tự nhiên, những hoạt động kinh tế chính của con người ở vùng miền núi cũng đã dẫn đến việc tăng cường lũ quét, lũ bùn đá các loại: Đó là việc làm mất rừng đầu nguồn; khai thác khoáng sản bừa bãi, thiếu quy hoạch; xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông... làm cản trở và thu hẹp dòng chảy của các hệ thống sông suối. Đối với huyện, các trận lũ quét, lũ bùn đá điển hình đã tác động lớn tới đời sống dân cư, kinh tế - xã hội. Tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất là việc mất đất canh tác, sạt lở, bồi lắng,… việc khắc phục để canh tác gặp nhiều khó khăn; đối với các khu vực dân cư trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét sẽ phải di chuyển tái định cư dẫn đến việc thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất.

* Tác động đối với tài nguyên nước

Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên nước thông qua việc làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm lượng nước bốc hơi nhiều hơn dẫn đến lượng mưa nhiều. Một hậu quả nữa của biến đổi khí hậumà hiện nay chúng ta đã nhận thấy đó là thay đổi về thời gian mùa mưa, mùa khô sẽ kéo dài hơn.

Những thay đổi về mưa sẽ kéo theo một loạt những thay đổi về dòng chảy của các con suối, tần suất và cường độ lũ, tần suất hạn hán, lượng nước trong đất, nước cấp cho sinh hoạt, nước ngọt có khả năng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Việc tác động đến tài nguyên nước sẽ làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp, giảm hệ số sử dụng đất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng các loại cây trồng.

* Tác động đối với hệ sinh thái rừng

- Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ, các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn. Khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ độ cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác.

- Trong thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là các hệ sinh thái rừng là nơi chính tích luỹ trở lại nguồn khí CO2 phát thải ra để tạo thành chất hữu cơ. Hoạt động của con người đã và đang chặt phá rừng để làm nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, đô thị. Sự tàn phá rừng đã làm giảm bớt khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp tăng thêm khí CO2 vào khí quyển, góp phần làm cho biến đổi khí hậu toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút đa dạng sinh học nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, tồn tại của các loài sinh vật và đa dạng sinh học.

- Biến đổi khí hậu hiện nay đã khiến thời tiết, khí hậu trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, trên địa bàn huyện hàng năm đã xảy ra rét đậm, rét hại, băng tuyết kéo dài và diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số diện tích rừng. Theo số liệu rà soát, thống kê diện tích rừng bị thiệt hại do rét đậm, rét hại kéo dài là 15.719,40 ha với mức độ thiệt hại từ 30-70% số cây trên tổng số diện tích bị ảnh hưởng do băng tuyết gây ra. Bên cạnh đó, đã xảy ra 11 vụ cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại là 75,12 ha (Rừng phòng hộ: 55,12 ha xảy ra trên địa bàn xã Púng Bánh, Nậm Lạnh, Mường Và, Mường Lạn và xã Mường Lèo; Rừng đặc dụng 20 ha xảy ra trên địa bàn xã Dồm Cang và xã Púng Bánh).

Là huyện miền núi địa hình bị chia cắt mạnh bởi một số sông, suối, chất lượng đường giao thông thấp nên công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá, đi lại gặp nhiều khó khăn. Giao lưu kinh tế chủ yếu bằng một số tuyến đường quốc lộ như: quốc lộ 4G, tỉnh lộ 105,và 4 tuyến đường huyện.

Biến đổi khí hậu với nhiệt độ tăng, nước dâng và tăng cường độ bão lũ sẽ làm các con đường nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng nhất là đường nông thôn, các tuyến đường đi qua địa hình đồi núi cao dễ bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Các cơ sở hạ tầng được thiết kế theo qui chuẩn hiện hữu sẽ không còn đáp ứng trong trường hợp biến đổi khí hậu về sức chịu tải, độ bền, độ an toàn,…

* Tác động đối với ngành công nghiệp và xây dựng

Việc phát triển ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, nhu cầu tiêu dùng, chế biến và sử dụng ít nên chưa hình thành được các cơ sở chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, chủ yếu là các hộ sản xuất nhỏ lẻ vật liệu xây dựng (Gạch, đá, cát), nước máy thương phẩm, điện, cơ sở sản xuất tiếp tục tăng cả số lượng và chất lượng.

Các điều kiện khí hậu cực đoan, thiên tai làm giảm tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và giảm chất lượng công trình, đòi hỏi chi phí tăng lên để khắc phục. Nhiệt độ tăng, thời tiết nóng gây khó khăn cho quá trình bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm.

Biến đổi khí hậu mà trước hết là nhiệt độ tăng, sự bất thường về khí hậu và gia tăng tần suất cường độ thiên tai sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế trước đó khi mà không xem xét tới yếu tố biến đổi khí hậu.

* Tác động đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Các đặc trưng và biểu hiện của biến đổi khí hậu nêu trên, kết hợp với điều kiện cụ thể về vị trí địa lý, địa hình, chế độ khí hậu, thuỷ văn trên địa bàn huyện thì ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Sốp Cộp sẽ tập trung rõ nhất vào khu vực

kinh tế nông nghiệp nông thôn trong đó Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực này cũng không nằm ngoài các đối tượng chịu tác động.

Có thể phân chia khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu tới quy hoạch sử dụng đất theo 02 đối tượng như sau:

- Đối tượng QHSDĐ chịu tác động mạnh: Quy hoạch các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng;

- Đối tượng QHSDĐ chịu tác động nhẹ: Quy hoạch các loại đất phi nông nghiệp. Các tác động chính đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do tác động của hai nhân tố này bao gồm:

- Thiệt hại trực tiếp đối với diện tích thuộc các nhóm đất: đất xản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác do bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở, bồi lấp.

- Sự thay đổi cân bằng nước, cân bằng nhiệt và hiện tượng hạn hán kéo dài kết hợp với diện tích các nhóm đất nông nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng chủ yếu trên đất đốc dẫn đến sự suy giảm năng suất canh tác nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất nương rẫy trồng cây hàng năm (trồng ngô, sắn).

- Đối với nhóm đất phi nông nghiệp cũng chịu tác động trực tiếp của các biểu hiện bất thường của khí hậu như mưa lũ, lũ quét đối tượng chịu tác động mạnh nhất là đất giao thông, đất thủy lợi, đất năng lượng và đất ở.

Sau 4 năm thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2014 - 2017 một số các chỉ tiêu trong kế hoạch đưa ra để ứng phó với biến đổi khí hậu như gia tăng diện tích đất lâm nghiệp, giảm diện tích đất nương rẫy canh tác trên đất dốc, mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm chưa đạt được so với kế hoạch được duyệt. Do đó để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 huyện Sốp Cộp phải bám sát chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của huyện Sốp Cộp đến năm 2020 trên cơ sở:

- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu từ đó điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững.

- Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được ghi trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch các ngành, lĩnh vực, điều chỉnh các quy hoạch đã có khi cần thiết có tính đến hậu quả của biến đổi khí hậu. - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Ưu tiên bố trí quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình thủy lợi nhằm tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. - Bố trí quỹ đất phục vụ di dân, tái định cư cho những cộng đồng dân cư sống có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập úng…

- Giảm diện tích đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm khác trên đất dốc không hiệu quả sang đất trồng các loại cây lâu năm, trồng rừng kinh tế nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)