Giải pháp về cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 93 - 95)

- Đối với đất ruộng lúa:

+ Sắp xếp cơ cấu cây trồng hợp lý theo mùa vụ, sử dụng giống lúa và cây rau, màu cao sản có thời gian sinh trưởng thích hợp, áp dụng các tiến bộ ngay từ khâu chuẩn bị chọn giống như làm mạ, che mạ vụ đông xuân bằng nilong nếu điều kiện thời tiết mưa lạnh kéo dài.

+ Bón phân cân đối, bón vôi cải tạo đất, tăng cường phân hữu cơ qua nguồn cây phân xanh và tận dụng phụ phẩm hữu cơ tàn dư tại chỗ kết hợp với phân khoáng.

- Đất chuyên hoa, màu:

Tăng cường áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến: Sử dụng giống màu và cây có khả năng chịu hạn, năng suất cao, trồng xen cây họ đậu cải tạo, che phủ đất.

Trồng cây ăn quả nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu các loại cây ăn quả của huyện Sốp Cộp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cây ăn quả có múi. Do đó, trước hết UBND huyện đã lựa chọn các vùng cây ăn quả tập trung để đầu tư, chú trọng các cây ăn quả chủ lực và có khả năng phát triển (cây ăn quả có múi, Xoài, Sơn tra, Chanh leo, Nhãn) để làm vai trò hạt nhân, từ đó sẽ nhân ra diện rộng.

Đã xác định vùng phát triển cây ăn quả tiềm năng, lợi thế trên địa bàn huyện đến năm 2024, như sau:

- Vùng phát triển cây ăn quả có múi (tập trung vào phát triển Cam, Quýt): Xã Nậm Lạnh, Mường Và.

+ Vùng phát triển nhãn, xoài: Mường Lạn, Púng Bánh, Dồm Cang. + Vùng phát triển Sơn tra: Các bản vùng cao trên địa bàn các xã. + Vùng phát triển Chanh leo: Dồm Cang, Mường Và, Nậm Lạnh.

- Trong các vùng trồng cây ăn quả trên huyện sẽ tập trung đầu tư hình thành vùng cây ăn quả đặc sản tập trung với quy mô 10 - 20 ha trở lên:

+ Vùng cây cam: Tại xã Mường Và. + Vùng cây Quýt, cam: Tại xã Nậm Lạnh. + Vùng cây Xoài: Tại xã Mường Lạn. + Vùng cây Sơn tra: Tại xã Púng Bánh.

+ Vùng cây Chanh leo: Tại xã Dồm Cang, Mường Và.

- Tập trung chỉ đạo theo kế hoạch chuyển đổi diện tích đất trồng cây hàng năm trên đất dốc kém hiệu quả sang trồng mới một số loại cây ăn quả có lợi thế, nâng diện tích cây ăn quả của huyện đến năm 2020 là 1.931,2, trong đó diện tích các loại cây ăn quả trồng mới giai đoạn 2018-2020 đạt 976,4,4 ha, cụ thể: Năm 2018 trồng mới 421,3 ha; năm 2019 trồng mới 306,6 ha; năm 2020 trồng mới 248,5 ha, cụ thể từng xã như sau:

+ Xã Mường Và: 338 ha. + Xã Mường Lạn: 61 ha. + Xã Nậm Lạnh: 34 ha. + Xã Púng Bánh: 50 ha. + Xã Dồm Cang: 92 ha. + Xã Sốp Cộp: 52 ha. + Xã Mường Lèo: 283,5 ha. + Xã Sam Kha: 65,9 ha.

Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, áp dụng công nghệ cao, xây dựng hạ tầng sản xuất, thương hiệu, quảng bá sản phẩm… để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tích cực chuyển đổi và phát triển cây ăn quả. Yêu cầu phát triển cây ăn quả phải nằm trong vùng phát triển nông nghiệp ổn định, lâu dài gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)