Nhóm giải pháp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH XDTM thịnh an (Trang 82 - 87)

1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước

3.2.3 Nhóm giải pháp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị

Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Cần quan tâm, chú trọng đến các mối quan hệ trong Công ty giữa cấp

trên- cấp dưới và giữa các cấp dưới với nhau, xây dựng môi trường làm việc hài hòa, lành mạnh tạo nên tâm lý thoải mái, hứng khởi để người lao động yên tâm làm việc hết

mình.

Xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp để đem lại hiệu quả cao hơn. Có các cơ chế cụ thể về khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân và đơn vị trong tổ chức trong quá trình thực hiện văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng các tấm gương tiêu biểu để mỗi thành viên học tập, phấn đấu, noi theo. Các tấm gương nên là những lãnh đạo Công ty thành đạt có thể trước đây hoặc hiện tại đang làm việc tại Công ty Thịnh An.

Trong quá trình thực hiện văn hóa doanh nghiệp phải luôn duy trì, bổ sung và phát triển những nội dung, điểm tích cực, đánh giá, nhìn nhận, đề xuất và thay đổi những hạn chế, những cái lỗi thời, lạc hậu để bắt kịp với xu thế chung của xã hội.

Kết lun Chương 3

Nguồn nhân lực là yếu tố nguồn lực quan trọng hàng đầu đối với sự hoạt động của một doanh nghiệp, vì vậy khi nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực, chúng ta phải đứng

trên nhiều giác độkhác nhau và phải có cách nhìn nhận thật đầy đủ và toàn diện. Quản lý nhân lực là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều công việc, trong đó việc sử dụng hiệu quả nhân lực là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.

Xuất phát từ cơ sở lý luận khoa học về tổ chức và quản lý lao động, kế thừa những ưu điểm, thành công đạt được và nhận thức đầy đủ những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý, sử dụng lao động tại Công ty TNHH XD&TM Thịnh An trong thời

gian vùa qua. Chương 3 đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản, có căn cứ khoa học, có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng lao động tại Công ty, nhằm góp phần quan trọng trong việc phấn đấu hoàn thành Chiến lược phát triển đầy tham vọng của Công ty đến năm 2020.

KT LUN VÀ KIN NGH 1. Kết lun

Lực lượng lao động của nước ta tuy dồi dào, nhưng còn lãng phí lớn và việc giải quyết việc làm cho người lao động vẫn là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Rất nhiều

thách thức đã và đang đặt ra cho chúng ta trong việc phát huy và sử dụng nguồn nhân lực. Trước hết là do lâu nay chúng ta chưa nhận thức và coi trọng đúng mức nguồn lực này, trong thực tế quan niệm về con người trong phát triển kinh tế xã hội chưa rõ ràng và đôi khi còn quá đơn giản, đến mức chỉ coi đó là những chính sách xã hội và nhân

đạo đơn thuần, việc phát huy và sử dụng nhân tốcon người nhiều khi chưa hợp lý nên

chưa động viên được người lao động nỗ lực làm việc. Khu vực kinh tếnhà nước và kể

cả doanh nghiệp tư nhân trong môi trường cạnh tranh như hiện nay vẫn còn thiếu những chính sách đãi ngộ, những đòn bẩy kích thích để giữ chân người tài nên hiệu quả kinh tế thấp, không phát huy được tính chủ động sáng tạo, có tư tưởng trông chờ,

ỷ lại, đội ngũ cán bộ quản lý ít được trang bị những kỹnăng về quản lý điều hành hoạt

động của doanh nghiệp một cách cơ bản, các doanh nghiệp không được đặt trong môi

trường cạnh tranh lành mạnh, không gắn với thịtrường.

Việc khai thác tốt nguồn lực lao động để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong quản lý của các tổ chức và doanh nghiệp. Quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh. Ngày nay, xu thế chung của việc quản lý nhân lực ở các tổ chức, thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn của họ. Thu hút và giữ chân nguồn lao động đủ tiêu chuẩn, tìm các giải pháp đào tạo, phát triển, quản lý sử dụng, bố trí, sắp xếp hợp lý, đãi ngộ và trả công thỏa đáng để tạo sự gắn bó, trung thành và cống hiến tận tụy của

nguồn nhân lực những vấn đề hết sức quan trọng, được đặc biệt quan tâm đối với bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào.

Với mục tiêu mong muốn đóng góp những kiến thức đã được tích lũy, học tập vào trong việc quản lý và sử dụng NNL trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH XD&TM Thịnh An, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH XD&TM Thịnh An” với sự cố gắng và

dung khoa học sauđây:

Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống các có sở lý luận về nhân lực và công tác quản lý nhân lực. Vấn đề sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá trình

độ sử dụng nhân lực. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp trong môi trường và điều kiện mới;

Để có cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty TNHH XD&TM Thịnh An, luận văn đã tập trung phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng lao động của Công ty, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại mà Công ty cần đặc biệt quan tâm khắc phục trong thời gian tới;

Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm hoàn thiện và tăng

cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH XD&TM Thịnh An. Các giải pháp đề xuất với kỳ vọng góp phần quản lý, sử dụng nguồn nhân

lực một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất tiến tới thực hiện thành công Chiến lược phát triển mà Công ty TNHH XD&TM Thịnh An đã đề ra.

2. Kiến nghị

Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho Công ty TNHH XD&TM Thịnh An là một vấn đề quan trọng, cần phải được quan tâm cùng với các chiến lược khác và làm tiền

đề cho sự phát triển của Công ty trong thời gian tới khi mà hội nhập thực sự với môi

trường cạnh tranh khốc liệt.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, một số kiến nghị trực tiếp đối với Công ty TNHH XD&TM Thịnh An trong việc thực hiện các giải pháp đề xuất liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực của đơn vịnhư sau:

- Công tác quản lý nguồn nhân lực là một công việc vừa mang tính tập thể vừa mang tính cá nhân, do đó cần thiết phải có một cơ chế hết sức mềm dẻo linh hoạt trong việc bố trí sử dụng cũng như khuyến khích người lao động. Điều này giúp cho công tác quản trị NNL được thực hiện một cách dễ dàng và phù hợp với đặc thù của từng loại hình hoạt động của Công ty.

Công ty TNHH XD&TM Thịnh An có thể tham khảo các nhóm giải pháp đề xuất từ

nghiên cứu này cho công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian tới trên cả hai khía cạnh không gian và thời gian sao cho phát huy được hiệu quả công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị.

Công ty TNHH XD&TM Thịnh An cần phải có quy trình đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cũng như quy trình đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty

hàng năm, nhằm phát huy hết hiệu quả và nguồn lực sẵn có của đơn vị. Đặc biệt công tác bồi dưỡng đào tạo các cán bộ, công nhân kỹ thuật và bố trí vào những vị trí quản lý quan trọng của Công ty cần được quan tâm hơn nữa.

Những vấn đề thảo luận, phân tích trong luận văn là những vấn đề có tính cấp bách, đang được nhiều doanh nghiệp và nhiều đối tượng quan tâm. Những kết quả nghiên

cứu, phân tích đánh giá và giải pháp đề xuất là những gợi ý và có thể đóng góp cho

định hướng chiến lược trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty TNHH XD&TM Thịnh An từ nay đến năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Ngọc Lan (2002), Nguồn trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, NXB

Chính trị quốc gia.

[2] Điều lệ, quy chế, hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Tư vấn xây dựng NN&PTNT Hà Nam.

[3] Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội.

[4] Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2000), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB

Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[5] Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6] Nguyễn Văn Chọn (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư và thiết kế xây dựng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

[7] Nguyễn Văn Chọn (2001), Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, nhà xuất bản Khoa học vàkỹ thuật, Hà Nội;

[8] Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam,

NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội;

[9] Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

[10] Trần Đức Hạnh (2002), “Vấn đề con người trong bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế (số 138);

[11] Trần Nữ Quế Phương (2011), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện nay.Tạp chí Thư viện Việt Nam số 5(31) (tr.17- 21).

[12] Vũ Trọng Lâm (2006): Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH XDTM thịnh an (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)