Nhân tố kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 35 - 36)

Công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng phải có cơ sơ vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại để đáp ứng cho yêu cầu quản lý hiện nay.

Đào tạo nhân lực là cốt lõi để thực hiện quản lý. Thực hiện công việc này phải có một nguồn kinh phí lớn. Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao và ổn định tạo ra được giá trị sản phẩm to lớn từ đó có thể tập trung nguồn lực để đầu tư cho việc đào tạo nhân lực. Măt khác một nền kinh tế phát triển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự phát triễn sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn, giảm bớt được những khó khăn phức tạp trong quản lý.

Để phục vụ cho phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất cho tất cả các ngành kinh tế là rất lớn và có thể thấy rõ sự bù trừ lẫn nhau giữa các loại đất. Khi loại đất này tăng lên làm cho loại đất kia giảm đi đồng thời sẽ có một loại đất khác được khai thác để bù vào sự giảm đi của loại đất đó. Mọi loại đất được khai thác tiềm năng mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất mở rộng sản xuất, làm văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng dịch vụ. Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ là xúc tác tích cực cho các hoạt động kinh tế, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm xã hội. Công tác quản lý đất đai cũng phải đổi mới để cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trước tình hình thực tế. Quá trình đổi mới kinh tế làm cho vấn đề sử dụng đất đai có nhiều biến động vì vậy không thể áp dụng mô hình quản lý cũ được. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng mở mang đô thị đã kàm cho gía đất tăng lên một cách đáng kể. Một con đường mới mở do nhà nước đầu tư sẽ mang lại sự gia tăng giá trị cho các lô đất hai bên đường. Đất nông

nghiệp trước khi chưa được lấy để phục vụ cho phát triển đô thị thì giá đất đó chỉ tính theo giá đất nông nghiệp trong khung giá do nhà nước ban hành, nhưng khi đã chuyển sang để phục vụ cho phát triển đô thị thì giá đất đã tăng gấp nhiều lần so với trước.

Từ sự phân tích trên có thể thấy yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến quản lý sử dụng đất, đến giá trị của đất nhất là trong sự phát triển kinh tế với nhịp độ cao như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)