Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

Luận văn “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 – 2010” của tác giả Nguyễn Thị Thu được thực hiện năm 2009. Luận văn này đã đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với huyện miền núi, có đa số người dân là người dân tộc. Tuy nhiên luận văn được hoàn thành năm 2009, việc phân tích đánh giá được áp dụng theo Luật Đất đai 2003

Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai của Th.S Phạm Thanh Quế - trường Đại học Lâm Nghiệp;

Luận văn “Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ” của tác giả Nguyễn Thế Vinh được thực hiện năm 2010. Quận Tây Hồ là một quận nội đô của thành phố Hà Nội. Công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng vì thế được người dân quan tâm, thực hiện, đánh giá, phản hồi. Tuy nhiên luận văn được hồn thành năm 2010, việc phân tích đánh giá được áp dụng theo Luật Đất đai 2003

Luận văn “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Quang Anh được thực hiện năm 2013. Luận văn này có phạm vi khơng gian rộng. Đánh giá được tổng thể công tác Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì phạm vi quá rộng nên những số liệu trong bài chỉ là số liệu khách quan, chưa chi tiết, cụ thể; chỉ đánh giá được mặt chung nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhìn chung các đề tài luận văn có liên quan đến đề tài đều phân tích, đánh giá, làm rõ tình hình quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên các văn bản pháp luật áp dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trong các đề tài trên đều là những văn bản đã hết hiệu lực thi hành. Những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai được đưa ra trong các đề tài khơng cịn đáp ứng được với tình hình phát triển kinh tế thị trường như hiện nay.

Kết luận chương 1

Trong kinh tế thị trường, đất đai ln ln có nhu cầu lưu chuyển giữa các chủ thể. Khơng có thị trường đất đai chính thức (bộ phận quan trọng của thị trường bất động sản) sẽ làm chậm trễ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; làm thất thu lớn cho ngân sách, không tạo điều kiện để phát triển thị trường vốn; làm rối loạn kỷ cương kinh tế – xã hội. Đó là một rào cản lớn cho các cải cách hướng về kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền.

Thị trường đất đai phải là một thị trường chính thức, cơng khai, năng động, có sự giám sát và điều tiết của Nhà nước. Những quy định trong Luật Đất đai mới phải tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị trường quan trọng này.

Có một đạo luật tốt là điều rất quan trọng, song những định chế đó có đi được vào cuộc sống với hiệu lực cao hay khơng lại địi hỏi một bộ máy thực thi có năng lực và phẩm chất để hướng dẫn cụ thể, điều hành năng động và kiểm sốt được tình hình. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này hết sức phức tạp, song hiệu lực chỉ được đảm bảo khi đội ngũ cán bộ, công chức – đặc biệt ở cấp cơ sở – nắm vững luật pháp, có tinh thần trách nhiệm cao và liêm chính.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)