3.2.2.1 Thị trường dân cư
Theo Công ty dịch vụ nghiên cứu McKinsey trong báo cáo nghiên cứu về thị trường NHBL được thực hiện tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á với 13.000 khách hàng thì mặc dù phát triển mạnh trong những năm gần đây, lĩnh vực NHBL tại Việt Nam vẫn cịn nhỏ bé. Ngồi ra với dân số hơn 85 triệu dân, chỉ chưa đầy 10% dân số có sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Theo dự báo, doanh số của lĩnh vực NHBL ở Việt Nam có thể tăng trưởng trên 25% hàng năm trong vòng 5 đến 10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường NHBL có tốc độ tăng trưởng lớn nhất ở Châu Á. Đây là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thu nhập của các hộ gia đình tăng lên (hiện có khoảng 70% các hộ gia đình ở thành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng) và mức độ thâm nhập còn thấp của các dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng bền vững mức 8% năm của nền kinh tế từ sau đổi mới đời sống của người dân thực sự được cải thiện. Đó chính là những yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng khơng ngừng của dịch vụ NHBL. Ước tính số tiền nhàn rỗi trong dân vào khoảng 8 tỷ USD, tương đương 16 % GDP cũng chưa được các NHTM khai thác;
Thu nhập bình qn tính trên đầu người của người Việt Nam năm 2010 là 1.168 USD, ước tính năm 2011 khoảng 1.300 USD. Khoảng hai triệu dân có thu nhập từ khoảng 3.000 đến 5.000 USD/năm. Mức thu nhập tại thành thị đang gia tăng, theo tính tốn của Bộ Thương mại cũ, đến năm 2020 GDP bình quân đầu người năm 2020 sẽ tăng từ 3,3 - 3,6 lần so với năm 2000. Đó là thuận lợi để phát triển các dịch vụ NHBL. Hiện hệ thống ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu ở thành thị, nhưng mật độ phục vụ còn rất thấp, đạt trung bình 5-6% và khoảng 22% ở các thành phố lớn, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước láng giềng là rất cao khoảng 70-80% (Thái Lan & Malaysia).
Thêm vào đó, về nhân khẩu học, cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi ở mức 57% tại thời điểm hiện tại với đặc điểm năng động, có học vấn cao, thích tiêu dùng, thích thử cái mới, có xu hướng đi vay để tiêu dùng...đặc biệt những người Việt Nam trong độ tuổi từ 21-29 sẽ đóng vai trị quan trọng, là khu vực khách hàng hấp dẫn cho phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng. Như vậy, tiềm năng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn và còn nhiều cơ hội cho các ngân hàng.
Thời gian qua, mặc dù dịch vụ NHBL ở Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn ở mức dưới tiềm năng; việc triển khai hoạt động cịn thiếu đồng bộ, tính cạnh tranh chưa cao, hệ thống các sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, mang nặng tính truyền thống. Trong khi đó các ngân hàng mới chỉ chú trọng việc mở rộng mạng lưới mà chưa quan tâm đến nâng cao chất lượng dịch vụ, chưa có các chiến lược marketing cụ thể, chính sách khách hàng k ém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt. Hơn nữa các NHTM thiếu tính phối hợp, liên kết khiến cho thị trường dịch vụ NHBL thiếu ổn định và không hiệu quả.
Nhu cầu cho vay mua ô tô, vay mua nhà đất hay các đồ dùng gia đình hàng năm cũng gia tăng rất nhanh. Hoạt động của các ngân hàng trong lĩnh vực dịch vụ NHBL như Ngân hàng ACB hay Techcombank đều đạt được những kết quả kinh doanh rất tốt. Đặc biệt, Ngân hàng ACB với việc chọn thị trường mục tiêu hướng tới khách hàng cá nhân và cung cấp các dịch vụ NHBL từ nhiều năm qua, Ngân hàng này đã vươn lên đứng đầu của hệ thống NHTMCP ngoài quốc doanh.
3.2.2.2 Thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nền kinh tế tập trung bao cấp từ trước đổi mới để lại cho chúng ta hệ thống các xí nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 1989, Nhà nước đã ra quyết định tiến hành cổ phần hóa các Doanh nghiệp loại này nhưng cho đến trước năm 2002 tiến trình cổ phần hóa hầu như dậm chân tại chỗ và đạt được rất ít thành cơng. Và từ lâu đối tượng này là khách hàng
truyền thống của các NHTM ở Việt Nam. Điều này do lịch sử để lại từ trước đổi mới, các doanh nghiệp này đã là khách hàng của ngân hàng hoặc do chỉ đạo từ phía Nhà nước yêu cầu các NHTM Quốc doanh phải cho doanh nghiệp này vay vốn. Hơn nữa, các NHTM cũng thích cho vay đối tượng này vì cho rằng độ rủi ro khơng cao do đó là sở hữu nhà nước. Trong khi đó, đối tượng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh rất khó mới được vay vốn của ngân hàng và nếu có vay được tiền của Ngân hàng thì phải chịu lãi suất cao hơn, thời hạn vay ngắn cùng những ràng buộc rất khắt khe.
Đại hội Đảng lần IV tháng 12 năm 1986, đánh dấu sự thay đổi về tư duy khi Đảng ta chủ trương phát triển sáu thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tiểu chủ - sản xuất nhỏ và kinh tế tư nhân, việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở các vùng nông thôn hay kinh tế cá thể ở khu vực thành thị. Đặc biệt, thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2000 và Luật sửa đổi năm 2005, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và thơng thống khuyến khích việc phát triển loại hình SME, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ được thành lập mà chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Theo điều tra hiện nay cả nước có khoảng 72.000 doanh nghiệp các loại, mỗi năm có khoảng 10.000 doanh nghiệp mới được thành lập, năm 2010 có khoảng 135.000 doanh nghiệp hoạt động trong đó có đến 86.1% các doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 100 triệu đồng. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 20% vốn kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nhưng đóng góp từ 27 - 35 % GDP cả nước. Có thể nhận thấy, các doanh nghiệp quy mơ nhỏ này hoạt động hiệu quả hơn, linh hoạt, nhạy bén và dễ dàng thích nghi được với những thay đổi nhanh của thị trường, đáp ứng được với yêu cầu thay đổi của cơng nghệ, hơn nữa nó góp phần tích cực trong việc giải quyết cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Lĩnh vực hoạt động của các SME này đa dạng đã góp phần lấp đầy chỗ trống về nhu cầu tiêu dùng mà các Doanh nghiệp Nhà nước chưa thể giải quyết được. Có thể nói, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vai trò của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là không thể phủ nhận và trong các năm tới số lượng các doanh nghiệp này gia tăng nhanh chóng.
Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp này chính là vấn đề vốn. Hoạt động với quy mô nhỏ, vốn nhỏ thường là vốn góp của các thành viên, lao động cũng chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ. Khi muốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng vốn lưu động sẽ rất khó khăn vì họ khơng thể đến vay được trên các thị trường tài chính như các Doanh nghiệp Nhà nước. Và sự lựa chọn duy nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các NHTM.
Dựa trên những đặc điểm như vậy, thị trường NHBL ở Việt Nam được đánh giá là sẽ bùng phát trong thời gian tới và nhiều NHTM đã đưa ra những chiến lược rõ ràng đối với hoạt động bán lẻ. Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ trên thị trường đang được mở rộng nhanh chóng hướng tới những cuộc chạy đua phi giá giữa các ngân hàng.
Như vậy, thị trường dịch vụ NHBL ở Việt Nam thật sự rất tiềm năng, nó đang có sức hấp dẫn với các NHNNg. Khi các NHNNg thực sự có sân chơi bình đẳng ở Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Citygroup, HSBC, ANZ đã có những bước đi chiến lược, các ngân hàng trong nước cần tận dụng ưu thế của mình để “chiếm sân” ngay từ lúc này.