Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0485 giải pháp phát triển kênh phân phối tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 126)

Có thể khẳng định vai trò của Ngân hàng Nhà nuớc trong việc quản lý tổng thể hoạt động của ngành ngân hàng trong cả nuớc là rất quan trọng, việc Ngân hàng Nhà nuớc những quyết định có tầm ảnh huởng vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thống. Do đó xin đua ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nuớc trong việc phát triển ngân hàng thuơng mại nói chung cũng nhu việc phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhu sau:

Một là, xây dựng và từng buớc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với hoạt động Ngân hàng hiện đại; với việc xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, cùng những Nghị định về Giao dịch điện tử, Chứng từ điện tử, An toàn bảo mật, Thanh toán không dùng tiền mặt,... đã tạo hành lang pháp lý để triển khai ứng dụng các công nghệ mới vào mọi mặt hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Nhằm thúc đẩy mạnh kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam, đề nghị Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan rà soát các quy định pháp luật, các chính sách về công nghệ, hệ thống và các nhà cung cấp dịch vụ, để giải quyết các vấn đề về quyền bảo mật, an ninh, sở hữu trí tuệ, bảo vệ nguời tiêu dùng và tạo dựng một sân chơi bình đẳng; đồng thời đua ra các quy định phù hợp và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết để khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng. Để thúc đẩy sự phát triển ngân hàng điện tử và kênh

phân phối hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi tư duy làm luật mới để tạo ra một hành lang pháp lý: cho phép khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng mọi lúc, mọi nơi; cho phép ngân hàng được kết nối trực tiếp với các trung tâm dữ liệu về căn cước công dân của chính phủ và các trung tâm thông tin tín dụng để có thể nhận biết khách hàng và phân tích lịch sử tín dụng của khách hàng trực tuyến.

Hai là, tạo mọi điều kiện để phát triển chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử... giảm thiểu đến mức tối đa các loại giấy tờ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng tư điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Ba là, NHNN cần chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT làm nền tảng cho việc hiện đại hoá các hoạt động ngân hàng. CNTT đã được ứng dụng đồng bộ vào hầu hết các hoạt động, nghiệp vụ của NHNN với các mức độ khác nhau, góp phần từng bước nâng cao năng lực quản lý nhà nước của NHNN trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. NHNN có thể nghiên cứu, đầu tư các hệ thống CNTT dùng chung để các NHTM có thể thuê sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí trong việc đầu tư CNTT trong: xây dựng hệ thống chữ ký số, hệ thống xác thực 3D Secure, các trung tâm xác thực, trung tâm dữ liệu dự phòng, dịch vụ Điện toán đám mây... cho ngành Ngân hàng.

Bốn là, triển khai có hiệu quả các đề án, dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và tiến tới hội nhập với hệ thống Ngân hàng trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, với việc triển khai thành công Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, Ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được một trục thanh toán Quốc gia hiện đại, đáp ứng được yêu cầu tự động hoá, tập trung vốn trong thanh toán, tạo điều kiện để NHNN kiểm soát các khoản vốn dự trữ; giảm lượng vốn trôi nổi; tăng tốc độ vòng quay của các nguồn vốn; cải tiến và tăng cường công tác kế toán và các thủ tục kiểm soát của NHNN và các NHTM; thông qua việc cung cấp thông tin kịp thời

và chính xác về các luồng chu chuyển vốn đã góp phần điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ của NHNN, tạo môi truờng thuận lợi để mở rộng dịch vụ ngân hàng.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu cho quá trình đổi mới công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng. Sau nhiều năm quan tâm, đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý CNTT và quản lý dự án, cán bộ trực tiếp làm công tác kỹ thuật tin học, cán bộ vận hành các hệ thống và phổ cập trình độ tin học ứng dụng, tin học cơ sở cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ngành; đến nay Ngành Ngân hàng đã phát triển đuợc đội ngũ cán bộ tin học ngân hàng hùng hậu: đủ về số luợng, nghiệp vụ chuyên môn cao, đủ sức tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao, quản lý, khai thác vận hành có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại, duy trì hoạt động nghiệp vụ, và dịch vụ ổn định; bảo đảm an toàn tài sản và thông tin dữ liệu khách hàng...

Ngân hàng Nhà nuớc cần nhận thức rõ vai trò cũng nhu tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm ngân hàng hiện, đặc biệt là trong thời kỳ đang diễn ra một sự cạnh tranh gay gắt nhu hiện nay. Ngân hàng không còn phụ thuộc vào Nhà nuớc, thay vào đó, ngân hàng đang hoạt động, phát triển nhu một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ bình thuờng, do đó, việc cạnh tranh, tranh giành khách hàng là điều tất yếu. Vì vậy, để giúp việc cạnh tranh đuợc diễn ra một cách lành mạnh và tuân theo pháp luật, Ngân hàng Nhà nuớc cần có những chính sách, quyết định đuợc ban hành một cách chính thức về việc khuyến khích phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của ngân hàng một cách thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng thuơng mại nhà nuớc và cả ngân hàng thuơng mại cổ phần khi việc sản phẩm ngân hàng là dễ dàng sao chép và không có bản quyền sang tác nhu hiện nay.

Bên cạnh đó, việc học hỏi những công nghệ hiện đại, tiến tiến của những ngân hàng trên thế giới cũng nên đuợc khuyến khích thực hiện, bởi Ngân hàng Nhà nuớc chính là đầu mối quan trọng giúp các ngân hàng thuơng mại có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi nhất với công nghệ hiện đại.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã có một lịch sử phát triển tương đối lâu dài trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam mới chỉ là những bước đi chập chững ban đầu mang tính chất thăm dò, thử nghiệm của một vài ngân hàng. Trong tương lai không xa, phát triển kênh phân phối hiện đại sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những những kênh phân phối truyền thống. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hiện nay, việc phát triển song song 2 loại hình kênh phân phối này là cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, để đưa được các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến người tiêu dùng một các tiện lợi nhất, điều này không chỉ từ sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng, đi trước và ứng dụng những công nghệ mới, cung ứng những dịch vụ mới mà tiêu biểu là dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển các kênh bán hàng chính là chìa khoá thành công cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

BIDV với mục tiêu đến năm 2020 trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á đang cố gắng hết mình để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng của mình và phát triển các kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình tới với khách hàng một các thuận tiện nhất. Trong quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung, có rất nhiều cơ hội cho BIDV nhưng cũng không ít thách thức đòi hỏi BIDV phải nỗ lực hết mình để vượt qua. Tìm ra các giải pháp để phát triển kênh phân phối có lẽ là bài toán hóc búa cho tất cả các ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, BIDV cần tìm ra hướng đi, giải pháp riêng để có thể phát triển kênh phân phối và tạo ra một kênh dịch vụ ngân hàng an toàn, hiệu quả cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đua ra giải pháp cụ thể cùng các kiến nghị nhằm giúp BIDV phát triển kênh phân phối.

Một là, trình bày cơ sở lý luận về kênh phân phối ngân hàng thuơng mại. Luận văn phân tích đặc điểm, vai trò của kênh phân phói NHTM để thấy đuợc tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh huởng tới việc đua sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tới khách hàng. Các tiêu chí phân loại kênh phân phối cũng đuợc tác giả phân tích rõ trong xu huớng hiện nay. Chuong 1 trình bày kinh nghiệm phát triển kênh phân phối NHTM của các TCTD nuớc ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm phát triển cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.

Hai là, luận văn phân tích thực trạng phát triển kênh phân phối của BIDV giai đoạn 2014 - 2017 theo hai huớng kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyển thống. Tác giả đã ghi nhận những kết quả mà BIDV đã đạt đuợc đồng thời, nêu lên những hạn chế cần khắc phục. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định huớng, mục tiêu và giải pháp cụ thể ở chuơng 3 để phát triển kênh phân phối trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.

Ba là, để có cơ sở thực hiện những giải pháp phát triển kênh phân phối trong thời gian tới luận văn đã trình bày định huớng và mục tiêu phát triển của BIDV đến năm 2020. Dựa vào những hạn chế đã đuợc tác giả phân tích ở chuơng 2, tác giả đã xây dựng hệ thống nhóm giải pháp phát triển kênh phân phối tại BIDV. Luận văn đua ra các kiến nghị đối với Bộ Ban ngành, NHNN tạo điều kiện để phát triển kênh phân phối của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Những giải pháp đuợc triển khai một cách đồng bộ sẽ góp phần hoàn thiện môi truờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất luợng nguồn nhân lực, góp phần phát triển DVNH từ đó đua BIDV ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Quốc Trung (2014), Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản lao động - Xã hội.

2. GS.TS. Truong Quang Thông (2016), Giáo trình “Marketing Ngân hàng”, Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

3. Ngô Thị Liên Huong (2010), Đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng thuơng mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội

4. Tô Ngọc Hung (2012), Giáo trình Ngân hàng thuơng mại, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Trịnh Quốc Trung (2013), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản lao động xã hội 6. Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2015), Bản công bố thông tin chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam

7. Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam, Báo cáo Thuờng niên của BIDV 2014 - 2016; Định huớng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ BIDV giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn tới năm 2030; Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016 và 9 tháng đầu năm 2017 của BIDV.

8. Các website:

http://www. sbv.gov.vn http://www.vnexpress.net

www.thoibaonganhang .vn

Một phần của tài liệu 0485 giải pháp phát triển kênh phân phối tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w