HSBC được thành lập từ năm 1865, có trụ sở chính ở Luân Đôn (Anh) là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới. Với gần 9,500 văn phòng hoạt động ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và công nghệ hiện đại. HSBC cung cấp hàng loạt dịch vụ với quy mô lớn như: dịch vụ tài chính cá nhân, đầu tư và tài chính doanh nghiệp, ngân hàng tư nhân, tư vấn tài chính và rất nhiều dịch vụ khác. HSBC hoạt động với phương châm là một tập đoàn lớn nhưng rất quan tâm đến phát triển hoạt động tới từng quốc gia trên toàn thế giới, với slogan “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”.
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1870, đến ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại DV, số lượng nhân viên và khách hàng.
Không nằm ngoài xu hướng áp dụng công nghệ hiện đại để phát triển như hiện nay, HSBC là ngân hàng tiên phong của Anh thu hẹp mô hình kênh phân phối truyền thống và phát triển kênh phân phối hiện đại. HSBC là nhà băng đóng cửa nhiều chi nhánh nhất tại Anh với 321 địa điểm dừng hoạt động từ năm 2015 đến nay chiếm 27% mạng lưới của họ. Ngân hàng HSBC đóng cửa 1/3 chi nhánh ở Anh trong hai năm qua, một phần của tổng số 1,000 chi nhánh sẽ bị dừng hoạt động. HSBC cùng với 2 ngân hàng khác của Anh là RBS và Barclays đã giảm mạng lưới chi nhánh của mình vì các khách hàng giờ đây ưa dùng dịch vụ ngân hàng trực tuyến hay ngân hàng trên điện thoại di động mà ít lui tới các chi nhánh. Dù các ngân hàng đều cho rằng cần duy trì mạng lưới rộng rãi, số chi nhánh vẫn giảm mạnh
trong thời gian gần đây. Giới phân tích cho rằng việc các nhà băng đóng cửa chi nhánh sẽ ảnh hưởng nhiều đến người già, khách hàng có thu nhập thấp vì nhiều người trong số họ không có khả năng truy cập internet. HSBC cho biết sẽ tiếp tục rà soát mạng lưới chi nhánh để có mạng lưới bền vững trong tương lai do ngày càng ít người vào các chi nhánh. Trong những năm qua lượng người ra vào các chi nhánh của HSBC giảm hơn 40%, trong lúc 93% giao dịch ngân hàng hiện hoàn tất qua Internet, điện thoại bàn hoặc điện thoại thông minh và 97% giao dịch rút tiền là tại máy ATM. Khi HSBC ra quyết định đóng cửa một chi nhánh, ưu tiên chính là đảm bảo rằng khách hàng và nhu cầu giao dịch của họ được đáp ứng một cách tốt nhất có thể thông qua kênh phân phối hiện đại cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ. Việc đóng cửa các Chi nhánh cũng giúp HSBC cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Cùng với sự phát triển kênh phân phối hiện đại dựa vào những tiến bộ của khoa học công nghệ, HSBC cắt giảm lượng Chi nhánh và tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Một trong những yếu tố làm nên thành công của HSBC trong thời gian qua là cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ hết sức đa dạng và phong phú mà đặc trưng là các nhóm dịch vụ trọn gói, liên kết hết sức tiện lợi và chuyên nghiệp cùng mạng lưới kênh phân phối bắt kịp với xu hướng hiện đại ngày nay.
Với sự phát triển về khoa học công nghệ hiện nay góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng tại Anh nói chung và của HSBC nói riêng.
Có thể nói, bán chéo DV muốn thành công phải có sự hội tụ của 3 yếu tố: khách hàng, người bán và kênh phân phối. Vì vậy, các ngân hàng phải xây dựng chiến lược phát triển một các đồng bộ phù hợp với xu hướng hiện tại.
1.6.3. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của City Bank và HSBC, chúng ta rút ra được một số bài học cho BIDV, cụ thể như sau:
Một là, chú trọng phát triển công nghệ thông tin bởi CNTT liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của kênh phân phối hiện đại.
CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện. CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ NHBL tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhờ khả năng trao đổi thông tin tức thời, CNTT góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch. CNTT có tác dụng tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng, hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác. BIDV nên học tập kinh nghiệm đầu tư có trọng điểm, ưu tiên các hệ thống có tính nhạy cảm cao, kết hợp các giải pháp xác thực mạnh với cập nhật kiến thức, bổ sung quy trình kiểm soát, giúp cho việc triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử. Những dịch vụ dựa trên nền tảng CNTT đã trở thành xu hướng tất yếu, như Mobile Banking, Internet Banking, Phone Banking..., đồng thời cũng yêu cầu tính bảo mật cao, có đủ nhân lực am hiểu công nghệ để tránh các rủi ro. Cần biến an toàn thông tin thành lợi thế cạnh tranh. Phải xác định an toàn là một yếu tố trong chất lượng dịch vụ, khi khách hàng hài lòng sẽ kích thích sử dụng dịch vụ nhiều hơn, tạo thành kênh tuyên truyền tự nguyện cho ngân hàng.
Hai là, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại. Luôn coi trọng vệc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng danh mục DV một cách chính xác và kịp thời, là yếu tố quyết định sự thành công của một NHTM. Đa dạng hoá dịch vụ là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển kênh phân phối hiện đại, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển dịch vụ. Trong đó tập trung vào những dịch có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá dịch vụ, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tuỳ thuộc vào chiến lược công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách
hàng. Ngoài ra việc phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.
Ba là, phát triển chất lượng các kênh phân phối truyền thống trên cơ sở tiến bộ công nghệ. Phát triển hợp lý các các kênh phân phối theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ và tiện ích NHBL tới khách hàng.
Mạng lưới kênh phân phối truyền thống: xây dựng mạng lưới kênh phân phối truyền thống (chi nhánh/phòng giao dịch) trở thành một trung tâm tài chính hiện đại, thân thiện với khách hàng, là nơi mọi khách hàng cùng một lúc có thể thoả mãn các nhu cầu đa dạng về tài chính. Phát triển mạng lưới kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt chú trọng và ưu tiên trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của kênh phân phối bán lẻ. Hạn chế phát triển mạng lưới chi nhánh và đẩy mạnh phát triển mạng lưới PGD phục vụ hoạt động kinh doanh ngân hàng và thí điểm PGD thuần tuý bán lẻ. Mặc dù các kênh phân phối hiện đại ngày càng phát triển cao, nhưng tại Việt Nam, phần lớn khách hàng vẫn thích thực hiện các giao dịch của họ tại quầy các chi nhánh ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đi sâu vào tìm hiểu những lý thuyết chung về phát triển kênh phân phối NHTM, khái niệm chung về kênh phân phối, đặc điểm kênh phân phối và vai trò, chức năng của kênh phân phối trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó chương 1 cũng nêu một số kinh nghiệm phát triển kênh phân phối của các ngân hàng trên thế giới đã thành công trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ tới khách àng và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV. Và đó là cơ sở lí luận để luận văn vận dụng phân tích thực trạng phát triển kênh phân phối tại BIDV trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Hiện nay, hệ thống các ngân hàng đang rất phát triển trên khắp cả nước. Để phục vụ tối đa cho lợi ích người tiêu dùng, các ngân hàng không chỉ đang ngày một mở rộng dịch vụ của mình mà còn mở rộng hơn nữa hệ thống kênh phân phối để có thể tiếp cận với mọi tầng lớp khách hàng một cách thuận tiện, dễ dàng và đáp ứng được tối đa nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Từ tình hình phát triển của “thị trường” ngân hàng tại Việt Nam như vậy, có thể thấy rằng “miếng bánh” thị trường của các các ngân hàng đang dần dần bị thu nhỏ đi khi chỉ với một miếng bánh như thế mà đối thủ lại liên tục tăng nhanh. Chính vì lý do đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng nhận rõ được mối đe dọa về sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và từ đó để đưa ra nhiều hơn nữa những biện pháp có thể giữ chân khách hàng cũ, thu hút nhiều hơn khách hàng mới đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần. Một trong những biện pháp đó là phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Chi tiết chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ được trình bày một cách rõ nét nhất ở chương 2 của khóa luận.
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM VIỆT NAM
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV là một trong các Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo Quyết định số 177 - QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ lấy tên là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Đây là Ngân hàng được thành lập từ rất sớm (chỉ sau Ngân hàng Quốc gia Việt Nam 5 năm) với nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành trong phạm vi hẹp theo kế hoạch Nhà nước.
Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính phủ đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo Nghị định số 259/NĐ- CP, và chuyển BIDV từ trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc NHNN Việt Nam.
Vào ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo QĐ số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, sau đó để thực hiện chủ trương cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo QĐ số 90/TTG ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng được chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21 tháng 9 năm 1996 theo QĐ số 287/QĐ - NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngày 08 tháng 3 năm 2012, BIDV đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và chính thức hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử đúng vào thời điểm kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống. Cùng với việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP, BIDV đã xây dựng và thực hiện Phương án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2012 - 2013 và định hướng đến năm 2015 gắn với mục tiêu, yêu cầu tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng của Chính phủ. Song song với đó, BIDV cũng đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, đây được coi là những chỉ tiêu định hướng có tính chất bước đệm quan trọng cho việc thực hiện chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020.
Sau 60 năm hoạt động, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng sự phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành...
Nhân lực
Khi thành lập, làm việc với chỉ 200 cán bộ nhưng đến nay BIDV đã phát triển trên khắp 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc với hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh nước ngòai và trên 815 Phòng giao dịch, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC).
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,... - Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên
doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tu BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
- Hiện diện thuơng mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan (Trung Quốc).
2.1.1.2. Cơ cấu tổ ch ức của BID V
Biểu đồ mô hình tổ chức và quản lý minh họa cơ cấu hiện tại của BIDV và các hoạt động kinh doanh cũng nhu các chức năng giám sát nhất định của BIDV.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV
INGÂN HÀNG TMCP
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)
Cơ cấu bộ máy quản lý