GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu 0485 giải pháp phát triển kênh phân phối tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47)

Hiện nay, hệ thống các ngân hàng đang rất phát triển trên khắp cả nước. Để phục vụ tối đa cho lợi ích người tiêu dùng, các ngân hàng không chỉ đang ngày một mở rộng dịch vụ của mình mà còn mở rộng hơn nữa hệ thống kênh phân phối để có thể tiếp cận với mọi tầng lớp khách hàng một cách thuận tiện, dễ dàng và đáp ứng được tối đa nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Từ tình hình phát triển của “thị trường” ngân hàng tại Việt Nam như vậy, có thể thấy rằng “miếng bánh” thị trường của các các ngân hàng đang dần dần bị thu nhỏ đi khi chỉ với một miếng bánh như thế mà đối thủ lại liên tục tăng nhanh. Chính vì lý do đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng nhận rõ được mối đe dọa về sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và từ đó để đưa ra nhiều hơn nữa những biện pháp có thể giữ chân khách hàng cũ, thu hút nhiều hơn khách hàng mới đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần. Một trong những biện pháp đó là phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Chi tiết chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ được trình bày một cách rõ nét nhất ở chương 2 của khóa luận.

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM VIỆT NAM

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

Tên gọi tắt: BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV là một trong các Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo Quyết định số 177 - QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ lấy tên là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Đây là Ngân hàng được thành lập từ rất sớm (chỉ sau Ngân hàng Quốc gia Việt Nam 5 năm) với nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành trong phạm vi hẹp theo kế hoạch Nhà nước.

Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính phủ đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo Nghị định số 259/NĐ- CP, và chuyển BIDV từ trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc NHNN Việt Nam.

Vào ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo QĐ số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, sau đó để thực hiện chủ trương cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo QĐ số 90/TTG ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng được chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21 tháng 9 năm 1996 theo QĐ số 287/QĐ - NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Ngày 08 tháng 3 năm 2012, BIDV đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và chính thức hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử đúng vào thời điểm kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống. Cùng với việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP, BIDV đã xây dựng và thực hiện Phương án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2012 - 2013 và định hướng đến năm 2015 gắn với mục tiêu, yêu cầu tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng của Chính phủ. Song song với đó, BIDV cũng đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, đây được coi là những chỉ tiêu định hướng có tính chất bước đệm quan trọng cho việc thực hiện chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020.

Sau 60 năm hoạt động, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng sự phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành...

Nhân lực

Khi thành lập, làm việc với chỉ 200 cán bộ nhưng đến nay BIDV đã phát triển trên khắp 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc với hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Mạng lưới

- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh nước ngòai và trên 815 Phòng giao dịch, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC).

- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,... - Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên

doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tu BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife

- Hiện diện thuơng mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan (Trung Quốc).

2.1.1.2. Cơ cấu tổ ch ức của BID V

Biểu đồ mô hình tổ chức và quản lý minh họa cơ cấu hiện tại của BIDV và các hoạt động kinh doanh cũng nhu các chức năng giám sát nhất định của BIDV.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV

INGÂN HÀNG TMCP

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

Cơ cấu bộ máy quản lý

BIDV hoạt động theo mô hình Ngân hàng thuơng mại cổ phần, có cơ cấu quản lý nhu sau: (i) Đại hội đồng cổ đông; (ii) Ban Kiểm soát; (iii) Hội đồng Quản trị; (iv) Tổng Giám đốc và (v) Bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc gồm các Phó Tổng Giám đốc (các Phó Tổng Giám đốc đuợc phân giao nhiệm vụ phụ trách theo Khối),

Ke toán trưởng và các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính. Đứng đầu các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính là các Giám đốc.

Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên, Đại hội đồng Cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, thay mặt các Cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chính BIDVvà chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát BIDV gồm 03 thành viên. Danh sách và sơ yếu lý lịch của thành viên Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BIDV

trừ những vấn đềthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị BIDV gồm 11 thành viên.

Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, do Hội đồng Quản trị BIDV bổ nhiệm. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một nguời trong số các thành viên Hội đồng quản trị, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm truớc Hội đồng quản trị, truớc Pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của BIDV và về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đuợc giao. Tổng giám đốc không đuợc đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Các khối chức năng tại Hội sở chính

Hội sở chính của BIDV đuợc tổ chức theo 8 khối chức năng bao gồm:

Khối Ngân hàng bán buôn: Chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ của Ngân hàng với các khách hàng là tổ chức. Cụ thể, khối này có trách nhiệm giới thiệu các sản phẩm tới các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý khả năng sinh lợi của các sản phẩm này.

Khối Ngân hàng bán lẻ: Chịu trách nhiệm đối với hoạt động marketing, phát triển và kinh doanh các sản phẩm đuợc chuẩn hóa cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đồng thời thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

Khối Kinh doanh vốn và tiền tệ: Chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch kinh doanh vốn và tiền tệ phục vụ yêu cầu quản lý của Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) cho Sổ Ngân hàng, tiếp thị và trực tiếp giao dịch các sản phẩm kinh doanh vốn và tiền tệ với khách hàng và đơn vị kinh doanh trong nội bộ Ngân hàng nhằm mục tiêu sinh lời và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Khối Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động tín dụng và các rủi ro khác mà Ngân hàng có thể gặp phải. Khối này thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiềm năng đuợc các khối kinh doanh khác đề xuất.

Khối Tác nghiệp: Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán và thu chi trực tiếp, cụ thể: thanh toán trong nuớc, chuyển tiền quốc tế và chuyển điện SWIFT; quản lý các khoản vay, dịch vụ khách hàng và hoạt động tài trợ thuơng mại.

Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 9T2017 Tổng tài sản Tỷ đồng 650,340 850,507 1,006,404 1,125,909 Huy động vốn từ tổ chức, dân cư Tỷ đồng 488,860 658,701 797,689 823,073 Dư nợ tín dụng Tỷ đồng 463,567 622,556 751,448 828,007 Tỷ lệ nợ xấu % 203 168 Ĩ96 218

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 6,297 7,949 7,709 5,555

ROA % 013 019 017 0.493

ROE % 152 155 175 11.94

Tỷ lệ chi trả cổ tức % 10.20 850 7 -

CAR % 947 918 >9 -

Khối Tài chính Ke toán: Phụ trách thông tin về tài chính kế toán của Ngân hàng và các công ty con, truyền tải thông tin quản lý về bộ phận kế toán trụ sở chính và kế toán chung; quản lý tài chính và kho quỹ, đồng thời chịu trách nhiệm phân tích tài chính và giám sát.

Khối hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nói chung và tổng thể của Ngân hàng.

Khối đầu tư: chức năng đầu tu và các lĩnh vực, tổ chức kinh tế,...

Tính đến 30/09/2017, BIDV có 190 Chi nhánh trong nuớc và 1 chi nhánh nuớc ngoài (bao gồm 01 Sở giao dịch) hoạt động theo mô hình BIDV hỗn hợp nhu

hình duới đây:

Hình 2.3: Cơ cấu bộ máy quản lý tại Chi nhánh của BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với vai trò là ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tu phát triển, từ khi thành lập, BIDV từng buớc khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu đất nước, góp phần thực thi hiệu quả chính sách tài chính tiền tệ, chính sách kinh thế vĩ mô.

- Tổng tài sản của BIDV năm 2016 đạt 1,006,404 tỷ đồng, tăng trưởng 18.3% so với năm 2015, chiếm gần 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Theo báo cáo tài chính quý III năm 2017 của BIDV, tổng tài sản của ngân hàng này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1,125,908 tỷ đồng, tăng 11.9% so với 2016; tăng 8.42% so với cùng kỳ năm trước trở thành NHTM Việt Nam đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng tổng tài sản.

- Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2016 đạt 949,940 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng TCKT, cá nhân đạt 751,448 tỷ đồng, tăng17.85% so với năm 2015, chiếm 13.6% thị phần toàn ngành; Dư nợ tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm, bám sát mục tiêu NHNN giao và tốc độ tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng, phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế: 9 tháng đầu năm 2017, tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt gần 1,080,702 tỷ đồng, tăng 13.7% so với đầu năm. Tốc độ tăng

trưởng tín dụng của BIDV cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng (tăng 12.16%).

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, cân đối vốn an toàn - hiệu quả: Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 đạt 940,020 tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 797,689 tỷ đồng, tăng trưởng 21.1% so với năm 2015, đảm bảo mục tiêu đã được ĐHĐCĐ giao, chiếm 12.5% thị phần toàn ngành ngân hàng. Tiếp tục chuyển dịch thu hút nguồn vốn giá rẻ với kết quả khả quan: Huy động vốn không kỳ hạn tăng 20% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 17.2% trong tổng tiền gửi khách hàng. Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 1,053,841 tỷ đồng, tăng trưởng 12.1% so với đầu năm, trong đó tiền gửi khách hàng đạt 823,073 tỷ đồng, tăng 13.36% so với đầu năm.

* Cơ cấu hoạt động chuyển dịch tích cực theo định hướng gia tăng ở phân khúc khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME):

- Hoạt động bán lẻ tăng trưởng cao với dư nợ bán lẻ tăng trưởng gần 32%, chiếm tỷ trọng 25% tổng dư nợ; huy động vốn bán lẻ tăng trưởng gần 23%, chiếm 55% tổng huy động vốn; tổng thu nhập ròng bán lẻ chiếm 33% tổng thu nhập ròng.

- Phân khúc SME đạt mức tăng khá với dư nợ tăng trưởng 34%, huy động vốn tăng trưởng 44% so với năm 2015.

* Kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn hoạt động: - Tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất luợng tín dụng đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 1.95%, tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ là 3.7%.

- Các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tư đảm bảo theo quy định của NHNN.

* Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu hiệu quả trong điều kiện môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn:

- Lợi nhuận trước thuế đạt 7,709 tỷ đồng, tăng 3.2%, hoàn thành 98% kế hoạch Đại hội đồng cổ đồng đề ra: tổng thu nhập ròng đạt 30,434 tỷ đồng, tăng trưởng 23.2% so với năm 2015; trích dự phòng rủi ro đủ cho trái phiếu VAMC và

phân loại nợ theo quy định. Mặc dù BIDV chỉ gần đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra nhung kết quả phù hợp trong bối cảnh BIDV tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thị truờng; kiên quyết xử lý nợ tồn đọng, chủ động gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, lành mạnh hóa tình hình tài chính. ROE đạt 14.7%; tỷ lệ chi trả cổ

Một phần của tài liệu 0485 giải pháp phát triển kênh phân phối tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w