Một số kết quả kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu 0482 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM CP quân đội chi nhánh long biên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 43)

Liên tục các năm 2008, 2009 nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có nhiều biến động, thậm chí có một số ngân hàng thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự. Trong bối cảnh như vậy, toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên MB đã quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm giúp MB đứng vững trong cơn bão kinh tế thị trường và phát triển thành ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Năm 2007 là năm khởi đầu ghi nhận sự hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội CN Long Biên. Là một Chi nhánh mới thành lập được tách ra từ CN Điện Biên Phủ, ngay từ buổi ban đầu Chi nhánh đã có một nền tảng tương đối tốt không chỉ từ nội lực của bản thân Chi nhánh: cán bộ có trình độ học vấn tương đối đồng đều, có sự hăng hái nhiệt tình cao của tuổi trẻ, sự đoàn kết gắn bó của toàn bộ tập thể Chi nhánh, mà còn có những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh: nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của thủ đô, địa bàn hoạt động nhiều tiềm năng phát triển, có nhiều dự án công trình chuẩn bị được thực thi, dân cư ngày càng đông đúc.. .Tuy nhiên, Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn do địa bàn quận Long Biên không có các khu công nghiệp lớn, không có nhiều các doanh nghiệp lớn, dân cư chủ yếu là công nhân và

2007 2008 2009

Tổng vốn huy động 205,071 587,583 789,035

Phân theo đối tượng khách hàng

1. Tiền gửi của T CKT 122,599 322,787 256,720 2. Tiền gửi của dân cư 82,472 254,796 532,315

Phân theo kỳ hạn

1. Tiền gửi dưới 12 tháng 179,217 525,068 694,52

nông dân đồng thời MB Long Biên cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên địa bàn. Song với sự nỗ lực không mệt mỏi, MB Long Biên đã được những kết quả sau đây:

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Bởi có được một nguồn vốn ổn định, hoạt động kinh doanh mới diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng thanh toán và tăng tính chủ động cho Ngân hàng. Với chính sách linh hoạt về lãi suất, phí, thời hạn cùng những chương trình ưu đãi khác, hiệu quả của những của công tác huy động vốn được nâng lên rõ rệt. Điều này được thể hiện qua biểu đồ huy đông vốn sau đây :

Biểu đồ 2.1 : Kết quả huy động vốn của MB Long Biên giai đoạn 2007 - 2009

(Nguồn : Báo cáo huy động vốn năm 2007, 2008, 2009)

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MB Long Biên tương đối nhanh, năm 2007 chi nhánh có số dư huy động vốn là 205,071 triệu đồng thì đến năm 2008 con số này là 587,583 triệu đồng (tăng ~287% so với năm 2007), đây là sự nỗ lực rất lớn của MB Long Biên vì ngay trong năm đầu tiên tách ra hoạt động độc lập đã có sự tăng trưởng mạnh về huy động vốn. Năm 2008 cũng là năm MB Long Biên mở rộng mạng lưới hoạt động với việc mở thêm 03 phòng giao dịch trực thuộc đó là : phòng giao dịch Đông Anh, phòng giao dịch Phố Nối và PGD Từ Sơn, nâng tổng số PGD trực thuộc lên 04 phòng, trong đó PGD Nguyễn Văn Cừ được thành lập trên cơ sở tiền thân là chi nhánh cấp II Long Biên cũ. Việc mở rộng thêm các PGD đã đóng một phần vào sự tăng trưởng vốn huy động của chi nhánh. Năm 2009, nguồn vốn huy động của MB Long Biên đạt 789,035 triệu đồng (tăng 134,3% so với cùng kỳ năm 2008) . Sự tăng trưởng ổn định về huy động vốn đã giúp chi nhánh tự chủ được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống.

Mới chỉ tách ra hoạt động được một thời gian ngắn nhưng nhờ việc mở rộng mạng lưới hoạt đông, áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất huy đông vốn cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng như sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên đã góp phần tạo nên những kết quả đáng khích lệ như trên của chi nhánh.

Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn của MB Long Biên

(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008,2009 của CNLong Biên)

Căn cứ vào bảng số liệu 2.1 cho ta thấy:

Tiền gửi của dân cư ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ MB Long Biên đã xây dựng được niềm tin từ dân chúng và sự gắn bó của người dân với MB ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động này phải chịu chi phí huy động cao nên dẫn đến làm tăng chi phí huy động vốn của chi nhánh. Trong khi đó lãi suất cho vay lại bị chặn trần bởi quy định của Ngân hàng Nhà nước, điều này ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ TCKT giảm nhẹ qua các năm, điều này cũng phù hợp với diễn biến thị trường những năm vừa qua, khi nền kinh tế khó khăn, lạm phát gia tăng, điều kiện cấp tín dụng khó khăn thậm chí có những thời điểm nhất là vào cuối năm ngân hàng không giải ngân ra, do đó các TCKT phải tận dụng nguồn vốn của mình cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên số tiền để tại ngân hàng không nhiều.

Về kỳ hạn huy đông vốn: nguồn vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn đều có sự tăng trưởng. Điều này sẽ giúp Ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định lâu dài đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh khoản, giải ngân tín dụng cũng như đầu tư tiền gửi tại Hội Sở góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của toàn ngân hàng.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Mục tiêu của các NHTM là tối đa hóa lợi nhuận, tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu hiện nay cho các NHTM Việt Nam, do đó hoạt động này được các NHTM Việt Nam đặc biệt quan tâm. Kể từ khi tách ra hoạt động độc lập đến nay, chiến lược phát triển tín dụng của MB Long Biên là lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên nền kinh tế trong năm 2008 có nhiều biến động không thuận lợi, đặc biệt là cho vay USD chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro tỷ giá do đó MB Long Biên tích cực thu hồi các khoản nợ USD, đây là một yếu tố khiến cho dư nợ năm 2008 không cao, ngoài ra để hạn chế rủi ro tín dụng, năm 2008 các NHTM nói chung và MB nói riêng đều đưa ra các chính sách thắt chặt tín dụng, có những thời điểm (khoảng tháng 5, tháng 6) thậm chí không giải ngân, và chỉ 6 tháng cuối năm MB Long Biên mới tập trung phát triển tín dụng nhưng cũng rất thận trong, do đó năm 2008 dư nợ tín dụng của MB Long Biên chỉ đạt 385,178 triệu đồng, đây là một con số rất khiêm tốn.

30

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của MB Long Biên qua các năm

Cho vay trung hạn 30,400 43,434 157,072

Cho vay dài hạn 528 880 169,064

Cho vay ủy thác đầu tư 782 112 8,473

Tổng dư nợ 269,533 385,178 1,090,928

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dự phòng phải thu

khó đòi 5,117 6,397 14,935

(Nguồn: Bảng cân đối tài chính các năm 2007, 2008,2009)

Nhìn vào bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy năm 2009 MB Long Biên đã tập trung phát triển tín dụng mạnh mẽ, dư nợ tín dụng năm 2009 tăng gần gấp 3 lần năm 2008 (283%). Lý do để tín dụng taị MB Long Biên tăng nhanh như vậy trong năm 2009 là sự nối tiếp đà tăng trưởng của 6 tháng cuối năm 2008 và sự đóng góp không nhỏ của 4 PGD trực thuộc.

Trong tổng dư nợ của chi nhánh thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Năm 2009 được coi là năm tương đối thành công của MB Long Biên vì đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu được giao và trở thành một trong số các chi nhánh có quy mô tín dụng đạt 1000 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng dư nợ tín dụng thì chất lượng tín dụng đã trở thành mối lo ngại, bận tâm của ban lãnh đạo chi nhánh. Năm 2009 là năm MB Long Biên có tỷ lệ nợ xấu cao nhất từ khi đi vào hoạt động và tỷ lệ trích lập dự phòng vì thế cũng cao nhất. Nguyên nhân là do năm 2008, 2009 nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hai trong số các khách hàng doanh nghiệp truyền thống của chi nhánh đã gặp khó khăn trong kinh doanh, trong đó một doanh nghiệp đã phá sản dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Việc trích lập dự phòng cao đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 2.3 Dự phòng phải thu khó đòi của MB Long Biên qua các năm

2.1.3.3- Hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối

Trong bối cảnh hiện nay khi mà các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng như huy động vốn, tín dụng ngày càng phải chịu sức ép cạnh tranh từ rất nhiều phía cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, sẵn sàng cung ứng những dịch vụ ngân hàng mới. Đây là một chiến lược quan trọng được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế cũng như tăng thêm thu nhập từ dịch vụ đồng thời đa dạng hoá hoạt động của ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hệ thống Ngân hàng Quân đội nói chung và chi nhánh Long Biên nói riêng đã có những bước chuyển mình rất đáng khích lệ khi liên tục đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động dịch vụ như giảm các loại phí chuyển tiền, thanh toán quốc tế, L/C, bảo lãnh nhằm tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đồng thời MB cũng đã mạnh dạn khi đầu tư mới toàn bộ hệ thống ATM nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng cao của người dân, nhất là chính sách chi trả lương qua tài khoản đang được thực thi. Đặc biệt trong chiến lược phát triển năm 2010 nhấn mạnh lấy phát triển dịch vụ làm định hướng, do đó năm 2010 MB Long Biên định hướng duy trì dư nợ tín dụng, thu hồi nợ quá hạn và tập trung phát triển dịch vụ. Với những cố gắng đó, MB Long Biên đã đạt được những kết quả về hoạt động dịch vụ như sau:

Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động doanh thu của MB Long Biên qua các năm

■ThiI rir dịch vụ TTỌT

■Thu rir dịch vụ bào lãnh

■Thu rir dịch VU thanh toán, chuyên tiên

■Thu tờ KD ngoai hói

■Thu khác

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của MB Long Biên)

Năm 2007, MB Long Biên nhận được danh hiệu chi nhánh thu phí bảo lãnh tốt nhất, năm 2008 thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 3,791 tr đồng tăng 125% so với cùng kỳ năm 2007. Nhìn vào biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy trong tổng doanh thu dịch vụ thì thu từ bảo lãnh năm nào cũng chiếm phần lớn. Năm 2009 MB Long Biên ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán quốc tế, thu từ hoạt động này đạt 3,783 triệu đồng tăng gần 267% so với cùng kỳ năm 2008, đây là một thành quả rất đáng khích lệ trong khi MB đang hướng tới phát triển dịch vụ để nguồn thu từ dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, góp phần hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, dịch vụ phát hành thẻ ATM, trả lương tự động và một số dịch vụ khác đều tăng trưởng.

2.1.3.4 Các hoạt động nghiệp vụ khác

* Công tác kế toán, thanh toán

Hạch toán chi tiêu tài chính theo đúng chế độ quy định

Thực hiện kiểm tra và báo cáo về công tác kế toán thanh toán tại Chi nhánh. Quản lý tài sản: Mở sổ sách theo dõi tài sản kịp thời khi có phát sinh, trích và hạch toán khấu hao theo đúng quy định của Bộ tài chính và hướng dẫn của NHTW.

Dịch vụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, và an toàn cho khách hàng giao dịch. Trong công tác thanh toán chưa để phát sinh các rủi ro làm ảnh hưởng đến sự an toàn về tài sản của khách hàng và Ngân hàng.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

I. Tông thu nhập 70,605 100,871 133,939

1.Thu lãi cho vay 43,545 54,437 68,789

2.Thu lãi điều chuyển vốn 20,300 33,289 49,968

3.Thu nhập khác 6,760 13,145 15,182

II.Tổng chi phí 58,879 84,113 125,712

1.Chi trả lãi tiền gửi 16,486 23,365 36,444

2.Chi trả lãi điều chuyển vốn 30,353 43,361 50,477

3.Chi khác 12,040 17,387 38,791

III.Thu nhập sau thuế 8,795 12,569 6,220

*Công tác ứng dụng công nghệ

Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin Ngân hàng, đẩy mạnh chất lượng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với khả năng tự động hoá cao. Đảm bảo kết nối online giữa Hội sở Chi nhánh nhanh chóng.

Triển khai thành công việc áp dụng công nghệ mới, giảm áp lực công việc cho nhân viên, tăng cường mức độ chính xác, nhanh chóng, thuận tiện trong giao dịch.

2.1.3.5 Kết quả kinh doanh của chi nhánh

Cùng với sự nỗ lực, nhiệt tình của toàn thể cán bộ, nhân viên, Ngân hàng TMCP Quân đội CN Long Biên đã đạt được những kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Bảng 2.4 dưới đây thể hiện kết quả kinh doanh trong thời gian qua

Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của MB Long Biên qua các năm

Thành phần cơ bản trong tổng thu nhập của Ngân hàng bao gồm: thu từ lãi cho vay, thu lãi điều chuyển vốn và các khoản thu khác: thu phí dịch vụ, thu từ hoạt động đầu tư... Tổng thu nhập năm 2008 tăng 143% so với năm 2007, tổng thu nhập năm 2009 tăng gần 133% so với năm 2008.

Về chi phí trong hoạt động kinh doanh, tốc độ gia tăng của chi phí cũng khá lớn, tổng chi phí cuối năm 2008 cũng tăng gần 143% so với năm 2007, tổng chi phí cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 tăng hơn 149%, riêng chi khác tăng cao nhất với 223%.

Nhìn vào bảng dữ liệu trên ta thấy, năm 2009 tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập nên thu nhập sau thuế của chi nhánh thấp hơn rất nhiều so với năm 2008, lý do như đã trình bày ở kết quả sử dụng vốn là do chi nhánh đã trích lập dự phòng quá nhiều trong năm 2009 (hơn 14 tỷ đồng). Để có thể đạt được kế hoạch năm 2010 về chỉ tiêu lợi nhuận, chi nhánh cấn cố gắng rất nhiều trong việc thu hồi nợ xấu để hoàn nhập dự phòng. Do đó chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều trong hoạt động kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu năm 2010.

Một phần của tài liệu 0482 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM CP quân đội chi nhánh long biên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w