Ưu điểm Hạn chế
Như đã trình bày trong chương 1, phát triển tín dụng không chỉ quan tâm đến doanh số mà phải quan tâm đến chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng tốt là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Do đó công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nói chung cũng như tín dụng cá nhân nói riêng được MB hết sức quan tâm.
Để hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân, ngay từ khi thẩm định khách hàng, nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân phải nắm bắt được các thông tin cần thiết liên quan đến tư cách, đạo đức của khách hàng (nhằm hạn chế rủi ro đạo đức), đồng thời phải tìm hiểu cụ thể công việc và mức thu nhập của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng được việc trả nợ cho ngân hàng, xác định rõ mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không? có hiệu quả không?
Bên cạnh đó, việc thực hiện quy định đảm bảo tiền vay hết sức quan trọng và phải được thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Sau khi đã giải ngân khoản vay, cần quản lý khoản vay chặt chẽ, chủ động đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Thực tế cho thấy, các khoản cho vay cá nhân bị quá hạn một phần là do ngân hàng không đôn đốc, nhắc nợ kịp thời, khách hàng các nhân phần lớn không chú ý đến lịch trả nợ nên không trả nợ đúng lịch, dẫn đến nợ quá hạn.
Như đã trình bày trong chương 2, tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động tín dụng cá nhân chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh, đó là kết quả của việc thẩm định khách hàng chặt chẽ, thực hiện quy trình đảm bảo tiền vay và quản lý khoản vay tương đối tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tới với mục tiêu tăng trưởng, phát triển tín dụng cá nhân mạnh mẽ hơn, dư nợ sẽ tăng lên kèm theo đó nguy cơ rủi ro tín dụng cá nhân cũng vì thế mà tăng lên, đòi hỏi MB Long Biên cần phải thực hiện tốt hơn nữa các công tác thẩm định, quản lý khoản vay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân.