Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị min (Trang 89)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.1. Kết quả đạt được

Qua sự phân tích ở trên, có thể thấy trong công tác quản lý cơ sở vật chất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã thu được một số thành tựu cơ bản sau:

Một là, công tác lập kế hoạch đầu tư và mua sắm tài sản công của Bệnh viện các năm đã được thực hiện th o đúng quy định của Nhà nước và quy chế của Bệnh viện. Hằng năm, Bệnh viện đều lập kế hoạch đầu tư và mua sắm dựa trên cơ sở

đánh giá nhu cầu của các Phòng, khoa, đơn vị. Công tác lập kế hoạch được phân định rõ ràng cho ba bộ phận cùng phối hợp làm đầu mối thực hiện.

Hai là, quy mô cơ sở vật chất của Bệnh viện những năm qua không ngừng được tăng lên. Do đó, năng lực khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, nhiều thành tựu y khoa quan trọng đã đạt được, góp phần phát triển sự nghiệp y tế.

Ba là, Bệnh viện đã đa dạng hóa các nguồn huy động kinh phí cho đầu tư, mua sắm tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Nhờ mở rộng hoạt động khám chữa bệnh mà nguồn kinh phí nội bộ ngày càng tăng, trong khi hoạt động xã hội hóa trong đầu tư tài sản y tế cũng được triển khai mạnh mẽ, thu được nhiều thành công.

Bốn là, cơ sở vật chất hầu hết hoạt động hết công suất, không có tình trạng lợi dụng để trục lợi. Công tác khấu hao tài sản cố định đã được Bệnh viện thực hiện nghiêm túc th o quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác quản lý thanh lý TSCĐ được thực hiện hiệu quả.

2.4.2. Cáct n tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Những tồn tại hạn chế

Ngoài những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý tại Bệnh viện thì công tác này còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến công tác quản lý cơ sở vật chất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cụ thể như sau:

Một là, công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng, mua sắm, đầu tư của Bệnh viện vẫn còn chưa khoa học. Công tác này còn chưa dựa trên đầy đủ các căn cứ chưa chính xác.

Hai là, quy mô tài sản y tế của Bệnh viện những năm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Ba là, nguồn huy động vốn đầu tư cho cơ sở vật chất của Bênh viện các năm trở lại đây còn chưa đa dạng. Bên cạnh những lợi thế về đầu tư cơ sở vật chất bằng hình thức liên doanh, liên kết lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không quản lý chặt chẽ.

Bốn là, quản lý sử dụng cơ sở vật chất của Bệnh viện các năm qua còn những hạn chế nhất định. Trong quá trình tổ chức quản lý, Bệnh viện chưa chú trọng khâu kiểm tra, giám sát. Do vậy, hiệu quả quản lý tài sản còn chưa cao. Bên cạnh đó, tuy

có hạ tầng kỹ thuật hiện đại và cơ sở vật chất tương đối mới nhưng do xây dựng ban đầu chỉ có qui mô 500 giường bệnh nhưng thực kê hiện nay đã lên đến 1.178 giường bệnh nên đôi khi không còn đáp ứng được yêu cầu sử dụng do số lượng bệnh nhân tăng mạnh các năm qua. Tình trạng chật chội từ thiếu chỗ để x , phòng bệnh, giường nằm xảy ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động của Bệnh viện.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

a. Nhân tố bên ngoài

* Chính sách quản lý còn nhiều bất cập:

- Sự phát triển của các tổ chức kinh tế, xã hội đều cần có môi trường pháp lý để vận hành. Có nguyên tắt bất di, bất dịch trong nền kinh tế thị trường là môi trường pháp lý càng thuận lợi thì sẽ khuyến khích cho các tổ chức kinh tế, xã hội đó phát triển. Một chính sách được ban hành đúng lúc, mục tiêu nhắm đến đúng nhu cầu của xã hội. Cơ sở vật chất bao gồm: Đất đai, nhà cửa vật kiến trúc, các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏ của nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏ nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế. Là nhân tố hỗ trợ tích cực cho thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, đầu tư tăng cường tài sản cần có các chính sách lớn nhằm bảo đảm đủ số lượng và chất lượng trong khám, chữa bệnh cho nhân dân.

- Thực tiễn công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Từ đó Nhà nước xây dựng tiêu chuẩn, định mức: nhà làm việc, phương tiện đi lại trong các Cơ quan Nhà nước; Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn thực hiện trong việc quản lý, sử dụng các tài sản là nhà làm

việc, ô tô con và chế độ điều chuyển, thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được.

- Nhằm triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 về quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư hướng dẫn số 112/2006/TT-BTC ngày 27/12/2006 của Bộ Tài chính, nhằm tạo quyền tự chủ và chủ động trong việc quản lý và sử dụng tài sản, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp huy động các nguồn lực hiện có để đầu tư trang bị, đổi mới tài sản, đồng thời sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy vậy, thực tế áp dụng các chính sách này đã bộc lộ nhiều bất câp. Nguồn vốn đầu tư xây dựng CSVC cho bệnh viện vẫn còn o hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cấp và hiện đại hóa CSVC. Tình trạng bệnh viện còn thiếu phòng làm việc, cơ sở vật chất chật hẹp, xuống cấp chưa được tu bổ, xây mới; một số tài sản mới được đầu tư xây dựng nhưng một số hạng mục đã bị xuống cấp; trang thiết bị y tế đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ, còn thiếu nhất là các trang thiết bị công nghệ cao, hiện đại chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

* Các đối tác liên doanh, liên kết với Bệnh viện

- Các đối tác liên doanh, liên kết với bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc đầu tư, quản lý tài sản công của ngành y tế. Sự ảnh hưởng lớn từ các đối tác này được xác định ngay từ quá trình đầu tiên của công tác quản lý tài sản tại Bệnh viện. Khi có liên doanh, liên kết các đối tác thường quan tâm đến hiệu quả sử dụng và lợi ích kinh tế mà sự hợp tác đó đ m lại. Do đó, trong quản lý tài sản việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng, mua sắm cho đến đầu tư mua sắm, sử dụng và hao mòn được các đối tác quan tâm và cần có sự thống nhất cao trong quá trình quản lý và vận hành. Có thể thấy, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới cho chuyển biến th o chiều hướng xấu. Nhưng hàng năm, lượng vốn đầu tư cho mua sắm tài sản công từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước và nguồn vốn phát triển các hoạt động sự nghiệp liên tục tăng và giữ ở mức ổn định. Điều đó đã tạo nên những thuận lợi không nhỏ trong công tác quản lý tại Bệnh viện

b. Nhân tố thu c n i lực Bệnh viện

* Trình độ nhân lực quản lý Bệnh viện và quản lý, sử dụng cơ sở vật chất. - Trong quá trình quản lý, trình độ cán bộ tham gia công tác này có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn nặng về tính chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về quản lý tài sản tại các đơn vị. Một điều đáng chú ý hiện nay đó là chưa có cán bộ có trình độ chuyện môn cao đảm nhiệm, phụ trách chính nhiệm vụ bảo quản, sử dụng trang tài sản ở Bệnh viện. Bởi vậy, nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản tại Bệnh viện, trong thời gian tới lãnh đạo bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, trình độ phù hợp vào bộ phận này. Ở mỗi khoa đều có cán bộ phụ trách riêng về tài sản của khoa. Tuy nhiên, 100% số cán bộ này là kiêm nhiệm (vừa làm công tác văn phòng khoa lại vừa phụ trách tiếp nhận, thống kê, kiểm tra tài sản trong quá trình sử dụng). Do đó chất lượng công tác quản lý tài sản ở từng khoa trong Bệnh viện hiện nay vẫn rất còn lỏng lẻo, hạn chế.

Công tác quản lý tài sản của Bệnh viện còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng của người sử dụng các tài sản phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện. Thực tế cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản cao hay không là do trình độ của bác sỹ, điều dưỡng hay kỹ thuật viên sử dụng thiết bị đó. Nhìn chung nguồn nhân lực chuyên môn tại Bệnh Viện được đào tạo đúng chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu về vị trí công tác.

* Thiếu trang thiết bị hoặc không đồng bộ trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện do có những máy móc thiết bị đặc thù mà có các khoa trong Bệnh viện khó có thể cùng sử dụng. Bởi vậy, việc sắp xếp các trang thiết bị trong bệnh viện sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của các khoa hiện nay trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị là tương đối khó. Có những khoa được bố trí, sắp xếp được đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, bên cạnh đó hầu hết các khoa trong Bệnh viện hiện nay đều thiếu.

* Thiếu vốn đầu tư mua sắm: Hàng năm mặc dù nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản tại bệnh viện liên tục tăng và có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn xã hội hoá, nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên so với nhu cầu thì đây mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 80% nhu cầu tài sản phục vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện.

* Tài liệu kỹ thuật chưa được chuyển giao, bảo quản hợp lý: Để có được nguồn tài liệu kỹ thuật cũng như các điều kiện thuận lợi khác cho nhân viên kỹ thuật đáp ứng tốt công tác bảo trì, sửa chữa; các tài liệu kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, tại Bệnh viện, các sách hướng dẫn kỹ thuật còn rất hạn chế. Hầu hết các đầu sách đều được các cán bộ y, bác sỹ tự mua và tự học hỏi đối với những công việc có liên quan. Ngoài ra thư viện sách kỹ thuật của Bệnh viện rất ít đầu sách, hoặc có chăng chỉ là những tài liệu không áp dụng được vào thực tế do nội dung đã quá cũ, không th o kịp được công nghệ như hiện tại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2:

Trên cơ sở khoa học về quản lý cơ sở vật chất ở chương 1, chương 2 đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Luận văn tập trung chủ yếu vào n i dung quản lý gồm: lập kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng và mua sắm, quản lý trong quá trình sử dụng, quản lý trong quá trình sửa chữa, nâng cấp và bảo dưỡng và quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý. Đồng thời chỉ ra những kết quả đã đạt được và hạn chế cũng như những nguyên nhân bất cập trong công tác quản lý đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Chương này làm cơ sở đề xuất các gợi ý chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất được trình bày trong chương 3. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT

CHẤT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOATỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Định hướng chung của Bệnh viện và công tác quản cơ sở vật chất tạiBệnhviện Đa khoa tỉnhQuảng Trịtrong thời gian tới Bệnhviện Đa khoa tỉnhQuảng Trịtrong thời gian tới

3.1.1. Định hướng chung của Bệnh viện

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị là cơ sở khám chữa bệnh, nghiên cứu y học, đào tạo và chỉ đạo tuyến có uy tín với người bệnh, người dân dân trong tỉnh và có tầm ảnh hưởng rộng về chuyên môn tới hệ thống khám chữa bệnh khu vực miền trung và các tỉnh biên giới nước bạn Lào. Cán bộ viên chức Bệnh viên có kinh nghiệm chuyên môn, y đức tốt và giỏi y thuật. Tập thể lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng có sự đoàn kết, đồng thuận cao. Giám đốc bệnh viện tăng cường phân quyền cho các khoa, phòng trong công tác tổ chức, điều hành và quản lý các khoa phòng. Cán bộ viên chức cơ bản đánh giá rất tốt việc đảm bảo quy chế dân chủ, chi tiêu nội bộ và hài lòng với công tác điều hành, quản lý và môi trường làm việc; bệnh nhân hài lòng với công tác chăm sóc và phục vụ của bệnh viện.

Xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị trở thành Bệnh viên đa khoa hoàn chỉnh hạng I, đủ năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: khám chữa bệnh tuyến cao nhất, đào tạo nhân viên y tế ở mọi trình độ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế, xứng đáng là một đơn vị y tế đầu ngành của tỉnh và đạt trình độ ngang tầm các bệnh viện khu vực miền trung.

Để tiếp tục giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt được đó và từng bước hoàn thiện, nâng cao những mặt còn yếu kém, Bệnh viện đã đề ra phương hướng phát triển cho những năm tới là đẩy mạnh công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, nâng cao uy tín và thương hiệu của Bệnh viện trong nhân dân; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, ổn

định tổ chức hoạt động của Bệnh viện đạt hiệu quả cao; nâng cao đời sống của CBVC, thực hiện tốt Nghị định 43/2006/NĐ-CP và tăng cường giám sát, kiểm tra thực hiện, xây dựng cơ sở vật chất của bệnh viện, duy trì tốt hoạt động của các khu đã được xây dựng và phát triển các khu mới th o kế hoạch đã được HĐND tỉnh phê duyệt đồng thời luôn chú trọng công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan Bệnh viện.

Thứ nhất, chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”.

Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị min (Trang 89)