Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng, mua sắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị min (Trang 99)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.1. Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng, mua sắm

Cơ sở vật chất và máy móc y tế là tài sản trong lĩnh vực chuyên ngành và rất đắt tiền đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt kh về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị là rất lớn. Vì vậy phải huy động tích cực các loại nguồn vốn để đầu tư thêm là rất cần thiết.

3.3.1.1. Tăng cường từ nguồn ngân sách nhà nước

Bệnh viện cần đa dạng hóa các nguồn tài chính thông qua các Đề án, dự án trong nước, Quốc tế, đặc biệt các Dự án đầu tư XDCB và các chương trình mục tiêu quốc gia gắn kết với kế hoạch đầu tư công trung hạn của Nhà nước đây là nguồn hỗ trợ đổi mới trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ trước mắt, lâu dài làm thay đổi cơ bản và tiền đề hội nhập Quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh các bệnh viện. Đồng thời, thực hiện chủ trương giảm tải khám chữa bệnh tuyến Trung ương tại Hà Nội, cần triển khai đẩy mạnh bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện trung ương Huế từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh gắn đặt hàng của Nhà nước trên cơ sở giao nhiệm vụ đối bệnh viện dựa trên thế mạnh ngành, lĩnh vực có thế mạnh của mình

3.3.1.2. Từ nguồn kinh phí tự chủ của bệnh viện a. Nguồn thu viện phí

Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Song hiện nay Bệnh viện vẫn còn để thất thoát

trong quá trình thu viện phí. Vấn đề đặt ra là cần tính toán để tính thu đúng, thu đủ, dựa trên cơ chế giá thị trường. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố cần thiết để tăng nguồn vốn quan trọng này. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo được công bằng y tế đối với các đối tượng, chính sách Nhà nước cần phải quan tâm. Giải pháp đề ra là:

- Thứ nhất, thay cho việc thu viện phí th o mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến khám chữa bệnh, bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám th o yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa chọn bác sỹ, yêu cầu về hình thức khám chữa bệnh...). Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện này ngoài việc tính đủ chi phí, Bệnh viện cần lưu ý một số điểm sau: Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện bệnh viện cần phải dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá. Mức giá viện phí tự nguyện phụ thuộc vào tính chất, chất lượng dịch vụ y tế mà bệnh viện cung cấp, hình thức và phương thức cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tự nguyện, phương thức thanh toán, tâm lý người sử dụng dịch vụ... Ngoài ra còn phụ thuộc vào chính sách quản lý vi mô và vĩ mô về dịch vụ y tế công cộng nói chung và dịch vụ y tế tự nguyện nói riêng. Thực hiện xã hội hóa trong khám, chữa bệnh gắn chất lượng cao tương ứng với phí cao.

Bệnh viện có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện. Cụ thể là:

+ Giá chi trả th o từng loại dịch vụ: giá cả được hình thành trên cơ sở các chi phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng th o từng mục (khám bệnh, thuốc, can thiệp...)

+ Giá cố định cho từng dịch vụ y tế: giá này là như nhau cho từng loại hình dịch vụ nhất định th o quy định của hội nghề nghiệp hay của Nhà nước. Cơ sở của phương pháp tính giá này là dựa trên kết quả nghiên cứu hồi cứu số liệu thống kê của việc tính toán đầy đủ các chi phí hoặc giá cả đã thực thu trong quá khứ cộng (hoặc trừ) một tỷ lệ nào đó cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực chất đây là giá trị trung bình của từng loại dịch vụ (giá trung bình cho mỗi lần khám, chẩn đoán...)

+ Giá dịch vụ trọn gói: là việc người sử dụng trả như nhau cho một loại hình khám chữa bệnh nào đó mà không cần quan tâm tới diễn biến của quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Thực chất của việc định giá này là người cung cấp dịch vụ đã xác định tương đối chuẩn chi phí cần thiết và giá này cao hơn giá trị trung bình cần thiết.

+ Giá cố định cho mỗi lần mắc bệnh: cách tính giá này áp dụng cho các khách hàng có bệnh mãn tính và “khách hàng thuỷ chung”. Có nghĩa là bệnh viện nắm khá rõ bệnh sử của người sử dụng dịch vụ và khuyến khích sự thuỷ chung của khách hàng bằng việc chỉ lấy tiền công chẩn đoán lần đầu, các lần tiếp th o nếu không có bệnh tình mới phát sinh thì không phải trả công chẩn đoán... Cách định giá này khuyến khích khách hàng th o một chu kỳ điều trị hoàn chỉnh và sự trở lại trong tương lai, đây cũng là một kiểu cạnh tranh của các cơ sở dịch vụ y tế.

+ Định giá từng ngày: đó là việc định giá cố định cho một ngày nằm viện dựa trên chi phí của một ngày.

- Thứ hai, thực hiện phương thức thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân.

- Thứ ba, đi liền với chính sách thu tương ứng chất lượng dịch vụ, có chính sách miễn giảm viện phí th o đối tượng như: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ, trẻ m dưới 6 tuổi... đảm bảo công bằng trong việc hưởng dịch vụ y tế của Nhà nước. Xây dựng các cơ sở th o vị trí địa lý phù hợp nhằm giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại Bệnh viện th o các tuyến trong ngày.

b. Nguồn thu dịch v

- Một là, đa dạng các hình thức đầu tư để thu hút các nguồn thu dịch vụ từ các đối tác trong, ngoài nước, bao gồm:

+ Tư nhân bỏ vốn mua trang thiết bị đặt tại bệnh viện và tự lo cả kinh phí bảo dưỡng. Việc thu hồi vốn được thông qua thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được.

+ Hoặc cả bệnh viện và đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tư xây dựng bệnh viện bán công trong bệnh viện hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của bệnh viện.

+ Hoặc tư nhân cho bệnh viện vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Bệnh viện trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn kinh phí, viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn.

- Hai là Bệnh viện cần tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ bổ trợ, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hợp đồng thử nghiệm… Bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân dưới hình thức góp vốn cùng đầu tư, liên doanh liên kết. Bệnh viện có thể xây dựng Bệnh viện liên kết th o mô hình Quốc tế, trong đó vốn Nhà nước gồm quyền sử dụng đất, đội ngũ cán bộ công nhân viên. Phần kêu gọi đóng góp của nhân dân bao gồm máy móc y tế....

Ba là, các nguồn thu dịch vụ hoạt động khám chữa bệnh th o yêu cầu, thu giường tự nguyện, thu tư vấn, tái khám, thứ 7, chủ nhật, ngày lễ… và khám ngoại viện, thu người nhà bệnh nhân: Bệnh viện cần quy định lại cách khoán đối với đơn vị dịch vụ, toàn bộ số thu chi phải được hạch toán chung về Bệnh viện, yêu cầu đơn vị dịch vụ phải mở sổ sách th o dõi và lưu đầy đủ chứng từ liên quan đến toàn bộ hoạt động của mình th o quy định.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tư xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, máy móc y tế

Hàng năm mặc dù nguồn vốn đầu tư cho mua sắm CSVC tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị liên tục tăng. Tuy nhiên so với nhu cầu của một bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh thì đáp ứng được khoảng 70-80% nhu cầu CSVC phục vụ khám chữa bệnh của bệnh viện. Việc thiếu các CSVC gây nên những xáo trộn lớn trong việc bố trí CSVC phục vụ khám chữa bệnh tại các khoa của bệnh viện. Một trong những

nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc thiếu kinh phí cho đầu tư xây dựng, mua sắm CSVC tại các cơ sở y tế trong cơ chế tự chủ tài chính hiện nay.

Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay của ngành y tế tỉnh nhà nói chung và bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng, cần có những giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề này, cho đến nay Nhà nước cũng đã có những ưu đãi đặc biệt cho việc đầu tư để trang bị các thiết bị công nghệ cao cho bệnh viện. Việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết. Trong thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cần chú trọng đầu tư ưu tiên vào các CSVC có nhu cầu cần thiết nhất. Một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là tạo nguồn vốn, tăng cường đầu tư CSVC cần thiết. Cụ thể các giải pháp như sau:

- Để tạo nguồn vốn cần có sự huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, các dự án ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư cơ sở vật chất, máy móc y tế;

- Đầu tư trang thiết bị nên đầu tư trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng thiết bị ở khoa nào cũng thiếu và ưu tiên những CSVC thông thường, có tần suất sử dụng cao. Trong việc lên cấu hình mua sắm CSVC cần có sự tham gia của đội ngũ bác sỹ có tay nghề và chuyên môn cao.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ;

- Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư cơ sở vật chất, máy móc y tế.

3.3.1.3. Từ hoạt động xã hội hóa y tế, hợp tác công tư trong đầu tư

Để đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và tăng quyền tự chủ tài chính cho các bệnh viện công lập, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo cơ chế thông thoáng cho đầu tư tài sản công của các bệnh viện. Điển hình như các văn bản về xã hội hóa liên quan tới đơn vị sự nghiệp y tế như Thông tư số 21/VBHN-BTC ngày 12/8/2015; Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 14/12/2014. Đặc biệt, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP

thông thoáng hơn cho mô hình đầu tư hợp tác công ty của các bệnh viện công lập. Khi thực hiện đầu tư th o mô hình hợp tác công tư này, Bệnh viện cần thực hiện th o đúng quy trình như sau:

- Lựa chọn sơ bộ dự án

- Trình cấp có thẩm quyền cho phép lập đề xuất dự án.

- Sau khi được cho phép, đơn vị hoặc nhà đầu tư lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề xuất dự án:

- Công bố danh mục dự án.

- Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo NCKT trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo NCKT.

- Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thoả thuận đầu tư, hợp đồng dự án - Triển khai thực hiện dự án.

- Quyết toán, chuyển giao công trình dự án.

3.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý tài sản trong quá trình sử dụng

a. Đảm bảo nguyên tắc trong quản lý sử dụng

Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý sử dụng tài sản tại các bệnh viện nói chung đó là việc đảm bảo các nguyên tắc quản lý xuất sử dụng và hoàn trả tài sản sau mỗi lần sử dụng. Điều đó đòi hỏi phải ghi rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng hay ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng trong sổ đăng ký, th o dõi và đặc biệt là cần nắm bắt được tình trạng máy, tài sản sau mỗi lần sử dụng để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng tài sản của Bệnh viện.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu nhận thấy hầu hết những tiêu chí này trong quá trình sử dụng CSVC tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị hiện nay chưa thực hiện được. Điều đó cho thấy, các tiêu chí quan trọng nhất trong khâu quản lý sử dụng tại bệnh viện Đa khoa Quảng Trị hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Đây là một trong những yếu kém cần được khắc phục sớm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý CSVC tại bệnh viện trong thời gian tới. Để khắc phục những yếu kém này, bệnh viện cần phải:

Thứ nhất: lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng và triển khai việc thực hiện đến từng cán bộ công nhân viên.

Thứ hai: đề ra các quy định về công tác báo cáo như tuần/tháng/quý/năm hoặc đột xuất để nắm bắt thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, người quản lý thường xuyên tiếp cận thực tế để đưa ra những chính sách phù hợp và chính xác.

Thứ ba: tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ hồ sơ th o dõi việc sử dụng tại các khoa, phòng để tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng. Tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá tình hình sử dụng trong đơn vị, yêu cầu các khoa, phòng thực hiện đúng quy trình quản lý, đặc biệt là công tác sử dụng cần ghi đầy đủ các thông tin th o yêu cầu.

Thứ tư: xây dựng kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng hằng năm. Cần chú trọng công tác tập huấn và chuyển giao công nghệ khi thực hiện mua sắm với nhà cung cấp.

Thứ năm: định kỳ có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn khai thác các tính năng thiết bị và giải đáp những thắc mắc của người sử dụng.

Thứ sáu: Kịp thời kh n thưởng, động viên những đề xuất đ m đến hiệu quả cải tiến.

b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất

- Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

- Ðịnh hướng thế hệ kỹ thuật - công nghệ cần trang bị cho từng tuyến, từng khu vực để đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vấn chẩn đoán, điều trị và đào tạo từ xa.

- Để phục vụ công tác quyết toán NSNN, đơn vị đã được trang bị phần mềm kế toán MISA là công cụ giúp cho kế toán lập báo cáo tài chính, các loại sổ chi tiết và sổ cái. Tuy nhiên hệ thống phần mềm thường xuyên thay đổi và cần nâng cấp để cập nhật các thay đổi của chế độ chính sách cho kịp thời .Tăng cường công tác đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị min (Trang 99)