Hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị min (Trang 107 - 140)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.4. Hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng

Th o kết quả khảo sát của nghiên cứu, hầu hết CSVC đang sử dụng tại bệnh viện chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, công tác này chú trọng

ở những máy móc thiết bị đắt tiền do không đủ nguồn vốn để đầu tư, đổi mới và thiếu nhân lực thực hiện. Cụ thể, khi tiến hành khảo sát các đối tượng điều tra về việc thực hiện các quy định trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa CSVC tại bệnh viện tại các khoa, phòng thì chỉ có 14% số người được khảo sát cho rằng có phân công nhân viên phụ trách bảo dưỡng và 37% số người được khảo sát cho rằng nhân viên được tập huấn về bảo dưỡng CSVC.

Bên cạnh đó trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất CSVC hiện có, thậm chí chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật y tế còn thấp so với nhu cầu. Tình trạng do không có kiến thức, nên thiết bị mua về cán bộ không biết lắp đặt, không biết cách bảo quản, nên thiết bị dễ hỏng và hao mòn nhanh so với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

Để đạt được mục tiêu: Nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng CSVC đối với các thiết bị hiện có, tránh gây lãng phí các nguồn kinh phí đã được đầu tư, giảm được kinh phí đầu tư và mua sắm thêm các thiết bị mới góp phần vào việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân trong toàn ngành y tế nói chung, tác giả xin có một số giải pháp đề nghị như sau:

Về kinh phí dành cho bảo trì, sửa chữa: Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa hàng năm. Trước mắt, đề nghị nguồn kinh phí này có thể là từ nguồn viện phí, từ NSNN cấp hoặc trích từ các Dự án Quốc gia dành cho ngành y tế về lĩnh vực đầu tư trang bị CSVC hoặc tranh thủ từ các Dự án viện trợ của các tổ chức ngoài nước dành cho y tế.

Về tài liệu kỹ thuật: Để có được nguồn tài liệu kỹ thuật cũng như các điều kiện thuận lợi khác cho nhân viên kỹ thuật đáp ứng tốt công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị, bộ phận quản lý CSVC cần:

- Xin đề nghị với lãnh đạo Sở Y Tế đối với các chương trình, dự án mua sắm đưa ra điều kiện bắt buộc là nhà cung cấp phải cung cấp tài liệu kỹ thuật bản gốc (S rvic Manual). Tương tự như vậy đối với Bệnh viện khi đầu tư xây dựng, mua sắm.

- Xin đề nghị các Chủ đầu tư - Lãnh đạo Bệnh viện khi nhận được các dự án đầu tư, mua sắm CSVC từ các nguồn vốn viện trợ thì yêu cầu các tổ chức viện trợ

Về chủng loại thiết bị: Sở Y Tế về chiến lược lâu dài định hướng cho bệnh viện chọn mua đối với từng chủng loại thiết bị có tính đồng nhất về model, hãng sản xuất. Có được như vậy, thực hiện công tác bảo trì sẽ rất thuận lợi, công tác sửa chữa sẽ dễ dàng nhanh chóng.

3.3.5. Nhóm giải pháp khác

Song song với việc đầu tư CSVC mới thì bệnh viện cần chú ý đến công tác xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ khai thác như:

- Xây dựng các phòng sử dụng đảm bảo đúng quy định về diện tích, kết cấu, màu sắc.

- Nguồn điện cung cấp cho các phải đảm bảo an toàn và đúng yêu cầu kỹ thuật. Bố trí ánh sáng phải phù hợp. Chú ý khai thác tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, môi trường thân thiện.

- CSVC phải được bố trí gọn gàng, khoa học, đảm bảo thao tác dễ dàng, thoải mái nhưng dễ quản lý.

- Nên lắp đặt máy điều hòa đối với những CSVC dễ bị tác động bởi nhiệt độ môi trường nhằm đảm bảo chất lượng tuổi thọ của thiết bị.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập, nguyên nhân trong công tác quản lý cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã được đề cập trong chương 2, ở chương này tác giả đã đưa ra những giải pháp và phương hướng, mục đích cần thực hiện trong thời gian tới. Tác giả đề xuất 05 nhóm gợi ý nhằm hoàn thiện công tác quản lý như sau:

Thứ nhất, Tăng cường huy đ ng vốn đầu tư xây dựng, mua sắm Thứ hai, Hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng Thứ ba, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ tư, Hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng

Thứ 5, Nhóm giải pháp khác

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Quản lý cơ sở vật chất tại các bệnh viện công lập là một vấn đề hết sức phức tạp và mới mẻ, không chỉ tác động đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cả hệ thống y tế, đặc biệt có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Ngày nay, mối quan hệ của người bệnh với bệnh viện là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho những dịch vụ đó. Đồng thời, bệnh viện công nói chung không còn “độc quyền” như trước mà hệ thống dịch vụ y tế tư nhân được phép tự do hoạt động th o luật hành nghề y dược. Do đó, bên cạnh việc quản lý, thực hiện tốt công tác chuyên môn khám chữa bệnh để đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏ nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội thì quản lý là một yếu tố quyết định sự tụt hậu hay phát triển của bệnh viện. Thực tế trên đòi hỏi bệnh viện cần có cơ chế quản lý phù hợp và yếu tố quan trọng góp phần quản lý có hiệu quả các chủng loại CSVC trong bệnh viện đó là bộ phận nhân viên đủ trình độ, năng lực đáp ứng nhiệm vụ quản lý CSVC và thực hiện tốt công tác tham mưu cho Ban giám đốc về hoạt động của bệnh viện.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tôi nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị”

với mong muốn tìm hiểu thực trạng công tác quản lý để chỉ ra những thành tựu, vấn đề còn tồn tại, những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng các cơ sở vật chất. Từ đó, định hướng đề xuất một số gợi ý chính sách phát triển hệ thống th o hướng bền vững cho bệnh viện trong thời gian tới.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống cơ sở vật chất đã được nâng cấp. Nhiều cơ sở hạ tầng, thiết bị cơ bản và công nghệ cao được mua sắm. Bên cạnh sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước và viện trợ, Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã từng bước mở rộng xã hội hóa, bước đầu đã huy động tài chính dưới các hình thức liên doanh, liên kết đặt máy hoặc đặt máy độc quyền cung cấp hóa chất. Đa phần các thiết bị nhập về được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhìn chung, công tác quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm CSVC khá chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến quản lý nguồn nhập máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác quản lý CSVC vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tình trạng CSVC ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ; hầu hết máy móc đang sử dụng tại bệnh viện chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa; trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất hiện có; chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật y tế còn thấp so với nhu cầu; công tác bảo dưỡng tại bệnh viện gặp nhiều khó khăn vì không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách công tác bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra chất lượng trang thiết bị…

Từ những phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý CSVC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này gồm:

Thứ nhất, Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng, mua sắm Thứ hai, Hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng Thứ ba, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ tư, Hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng

Thứ 5, Nhóm giải pháp khác như tạo môi trường để CSVC hoạt động đúng chức năng và được khai thác hết tính năng kỹ thuật.

Những gợi ý nêu trên sát thực với tình hình thực tế tại tỉnh Quảng trị và có giá trị thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để các gợi ý trên có tính khả thi đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, tổ chức một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương.

2. KIẾN NGHỊ

2.1 Đối với Bộ y tế

- Ban hành quy chế cụ thể về công tác quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị y tế công.

- Hàng năm nên tổ chức hội chợ giới thiệu thiết bị mẫu và sớm thông báo đơn giá thiết bị để các bệnh viện chủ động trong việc phân bổ dự toán của năm.

- Có cơ chế để mở rộng mối liên kết giữa bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất máy móc phù hợp với thực tiễn

- Cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu máy móc đặc thù, giảm thiểu tối đa các thủ tục nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian trong việc sửa chữa, thay thế và mua mới CSVC trong các bệnh viện

- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo cán bộ quản lý CSVC, dần gỡ bỏ cơ chế kiêm nhiệm trong quản lý CSVC tại các bệnh viện.

- Có chính sách đãi ngộ cho các kỹ sư điện tử y sinh khi muốn làm việc tại các bệnh viện tuyến Tỉnh.

2.2 Đối với Sở y tế tỉnh Quảng Trị

- Cần xây dựng đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trung tâm bảo trì CSVC của các bệnh viện các cấp, trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh phê duyệt để các bệnh viện có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tư.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác mua sắm đấu thầu CSVC và đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng.

- Trong chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y tế hàng năm nên dành một lượng thời gian nhất định để bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CSVC cho cán bộ tại các trung tâm y tế nói chung và ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý CSVC.

- Cung cấp tài liệu kỹ thuật mới về CSVC.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997, Về việc ban hành quy chế bệnh viện, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội

3. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 112/TT-2006/TT-BTC của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thực hiện qui chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập ban hành kèm theo Quyết định số 202/2006/QĐ-/TTg ngày 31/08/2006 của Thủ tướng chính phủ”.

4. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, ngày 29 tháng 5 năm 2008 về việc “Ban hành chế đ quản lý, tính hao m n tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các t chức có sử dụng ngân sách Nhà nước”.

5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 162/2014/TT-BTC, ngày 06/11/2014, Về việc Quy định chế đ quản lý, tính hao m n tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các t chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 4125/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016, Phê duyệt kế hoạch triển khai các n i dung của Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, Hà Nội.

7. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị (2016 - 20168), Báo cáo của các ph ng VT- TBYT, ph ng T chức cán b , ph ng Kế hoạch t ng hợp, ph ng TCKT, Quảng Trị.

8. Bộ Y Tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nxb Y học, HàNội.

9. BộYTế(2007),T chức và quản lý y tế, Nxb Y học,Hà Nội trang 187–188.

10. Chính phủ (2016), Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016, Về quản lý thiết bị y tế, Hà Nội.

11. Bộ Y Tế (2010), H i nghị khoa học kinh tế y tế lần thứ nhất: Đ i mới cơ chế tài chính y tế - Thực trạng và giải pháp, Hà Nội.

12. Bộ Y tế (2016), Thông tư 39/2016/TT-BYT, ngày 28/10/2016, Về việc quy định chi tiết việc phân loại cơ sở vật chất, máy móc y tế, Hà Nội.

13. PGS. TS. Trần Văn Giao (2011), Quản lý tài chính công và công sản, Nhà xuất bản Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.

14. Quốc hội (2017), Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, ngày 21/06/2017, Hà Nội.

15. Phan Huy Đường (2017), “Giáo trình Khoa học quản lý”, Nxb Đại Học Quốc Gia HàNội.

16. Trương Thị Hồng Linh (2018), “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Huế.

17. Hoàng Thu Thủy (2018), “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội.

18. Phan Văn Ngoạn (2013), “Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Đại học Tiền Giang”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

19. Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế (2002), “Bài giảng Quản lý và Chính sách y tế”, Trường Đại học Y Hà Nội.

20. Bộ môn Tổ chức - Quản lý y tế (2004), “Bài giảng T chức - Quản lý y tế”, Khoa y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

21. W bsit của Bộ Y tế www.moh.gov.vn

22. W bsit của Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị www.quangtrihospital.vn ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

PHỤ LỤC 1

1. BM.12.HT.01: Dự trù Vật tư (Kế hoạch năm) của các đơn vị 2. BM.12.HT.02: Dự trù CSVC của các đơn vị

3. BM.12.HT.03: Sổ nhận hàng 4. BM.12.HT.04: Phiếu nhập kho

BỆNHVIỆNĐK TỈNH QT

Khoa/phòng………

CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆT NAM

Độclập - Tự do - Hạnhphúc

Quảng Trị, ngày tháng năm

PHIẾUDỰTRÙ

Kínhgửi:

- Ban Giám đốc Bệnh viện - Các phòng chức năng

(Trìnhbày nội dung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)

Xin trântrọngcảmơn!

Ý KIẾN TRƯỞNG PHÒNG CHỨC NĂNG LÃNHĐẠO KHOA, PHÒNG (Ký, ghi rõhọtên)

BAN GIÁMĐỐCDUYỆT

BM.12.HT.01

BỆNHVIỆNĐK TỈNH QT

Khoa/phòng………

CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆT NAM

Độclập - Tự do - Hạnhphúc

Quảng Trị, ngày tháng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị min (Trang 107 - 140)