5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần
3.2.3. Giải pháp về quá trình thanh tra
Bảng thống kê 2.14 cho thấy, nội dung “quá trình thanh tra” được các đối tượng điều tra đánh giá, cho điểm trung bình chung là 3,38 điểm, mức “phân vân”. Như vậy, mặc dù các cán bộ thanh tra Sở đã cố gắng làm tốt công tác thanh tra quá trình thanh tra, tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, các đối tượng được điều tra chưa thật sự đồng ý về quá trình điều tra của thanh tra Sở Y tế. Do đó, để nâng cao chất lượng nội dung này, Thanh tra Sở Y tế cần tiến hành cải tiến một số vấn đề trọng tâm sau:
- Tăng cường chỉ đạo định hướng chung cho hoạt động thanh tra là hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách.
- Nội dung thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng dễ xảy ra tiêu cực, vi phạm, tham nhũng như khám, chữa bệnh BHYT, quản lý, sử dụng tài sản công, công tác đấu thầu, quản lý, sử dụng các nguồn thu, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia....
- Bên cạnh việc thanh tra theo kế hoạch là chủ động nắm tình hình dư luận và đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân để nghiên cứu, đề xuất và tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từđó kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật, tham nhũng.
- Đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch thanh tra, trong đó cần đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sâu sắc các nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và tình hình dư luận, những vấn đề bức xúc trong xã hội đang nổi lên, từ đó xác định rõ vấn đề, nội dung phải thanh tra;
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện các kết luận, quyết định xử lý giữa các cấp, cơ quan trong ngành thanh tra, giữa các cơ quan Thanh tra với kiểm tra, điều tra đối với các vụ việc xảy ra trên địa bàn quản lý; để hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của kết luận thanh tra. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá từng nội dung, lĩnh vực và việc triển khai thực hiện định hướng chương trình thanh tra, kế
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
hoạch thanh tra đề kịp thời rút kinh nghiệm, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo.