Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của các đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 79 - 80)

5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần

2.4.10. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của các đối tượng điều tra

Phân tích phương sai (ANOVA)

Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một chiều (One – way ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các thành phần nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008), “Kỹ thuật phân tích phương sai được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có giá trị trung bình bằng nhau”[20, tr.145, tập 1], giữa các nhóm: giới tính, độ tuổi, và trình độ học vấn của các đáp viên với biến phụ thuộc Công tác thanh tra tại các cơ sở y tế. Với các giả thuyết như sau:

H6: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố Công tác thanh tra tại các cơ sở y tế giữa các nhóm giới tính của các đáp viên.

H7: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố Công tác thanh tra tại các cơ sở y tếgiữa các nhóm nhóm tuổi của các đáp viên.

H8: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến Công tác thanh tra tại các cơ sở y tế giữa các nhóm trình độ học vấn của các đáp viên.

2.4.10.1. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của đối tượng điều tra phân theo tiêu chí giới tính

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố giới tính của các đáp viên (Phụ lục 2.6a), với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,841 lớn hơn 0,05 trong bảng kiểm tra tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Có thể kết luận rằng, phương sai của các nhóm thời gian làm việc của các đáp viên là như nhau có ý nghĩa, do đó chấp nhận giả thuyết H6. Có thể kết luận rằng không có sự khác biệt

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

có ý nghĩa thống kê về đánh giá các yếu tố giới tính tác động đến Công tác thanh tra tại các cơ sở y tế khác nhau của các đáp viên ở mức tin cậy của phép kiểm định là 95% (α = 0,05).

2.4.10.2. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của đối tượng điều tra phân theo tiêu chí độ tuổi

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố độ tuổi của các đáp viên (Phụ lục 2.6b), với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,113 lớn hơn 0,05 trong bảng kiểm tra tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Có thể kết luận rằng, phương sai của các nhóm độ tuổi của các đáp viên là như nhau có ý nghĩa, do đó

chấp nhận giả thuyết H7. Có thể kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá các yếu tố độ tuổi tác động đến Công tác thanh tra tại các cơ sở y tế đối với thời gian làm việckhác nhau của các đáp viên ở mức tin cậy của phép kiểm định là 95% (α = 0,05).

2.4.10.3. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của đối tượng điều tra phân theo tiêu chí trình độ học vấn

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố trình độ học vấn của các đáp viên (Phụ lục 2.6c), với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,051 lớn hơn 0,05 trong bảng kiểm tra tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Có thể kết luận rằng, phương sai của các nhóm trình độ học vấncủa các đáp viên là như nhau có ý nghĩa, do đó chấp nhận giả thuyết H8. Có thể kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá các yếu tố tác động đến Công tác thanh tra tại các cơ sở y tếđối với thời gian làm việckhác nhau của các đáp viên ở mức tin cậy của phép kiểm định là 95% (α = 0,05).

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.5.1. Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)